nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về đa dạng sinh học, phát triển bền vững.
Đặc trưng thứ 4: Du lịch sinh thái mang tính mùa vụ
Các hoạt động du lịch sinh thái không phân bố đều trong năm mà tập trung với cường độ cao trong những khoảng thời gian nhất định trong năm: Các loại hình du lịch nghỉ biển, leo núi, tìm hiểu tập tính động vật (Quan sát chim di cư, quan sát bướm, cá heo,...) theo mùa (theo tính chất khí hậu, mùa di cư, xuất hiện của động vật) thể hiện rất rõ tính mùa vụ.
Đặc trưng thứ 5: Du lịch sinh thái có tính liên vùng
Các hoạt động du lịch sinh thái thường không chỉ diễn ra ở một địa phương, một khu vực mà có sự liên thông giữa các điểm du lịch trong một khu vực, các vùng và giữa các quốc gia với nhau.
Đặc trưng thứ 6: Chi phí
Du khách tham gia du lịch sinh thái nhằm hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải với mục đích kiếm tiền. Họ sẵn sàng bỏ ra các khoản chi phí cho chuyến du lịch, nhắm khám phá cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, môi trường hấp dẫn, bản sắc văn hoá bản địa độc đáo....
Đặc trưng thứ 7: Xã hội hoá các hoạt động du lịch
Du lịch sinh thái thu hút nhiều người, nhiều tổ chức kinh tế, xã hội, cộng đồng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoạt động du lịch. Lợi ích do du lịch sinh thái mang lại được được xã hội hoá rộng rãi. Nhiều ngưòi, nhiều tổ chức, cộng đồng được hưởng lợi từ du lịch sinh thái.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường - 2
- Đặc Điểm Xã Hội Của Vườn Quốc Gia Ba Vì Và Vùng Đệm
- Tương Quan Giữa Ba Mục Tiêu Trong Phát Triển Bền Vững
- Bài Học Kinh Nghiệm Ở Một Số Vườn Quốc Gia Trên Thế Giới
- Giáo Dục Môi Trường Trong Các Vườn Quốc Gia Ở Nhật Bản
- So Sánh Thực Vật Có Mạch Ở Vùng Núi Cao Ba Vì Và Việt Nam
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Đặc trưng thứ 8: Giáo dục nhận thức về môi trường
Du lịch sinh thái giúp con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và nhạy cảm về môi trường. Qua các hoạt đông du lịch sinh thái, nhận thức của khách du lịch, của người dân, cộng đồng dân cư về đa dạng sinh học và môi trường được nâng cao.
Đặc trưng thứ 9: Bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học
Du lịch sinh thái bao gồm cả hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức và hình thành ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho khách du lịch, những người tham gia các hoạt động du lịch. Qua đó, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, tăng cường nguồn lực duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học.
Đặc trưng thứ 10: Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Sự tham gia của cộng đồng là một đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái. Cộng đồng địa phương với tư cách là chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên nên sự tham gia của cộng đồng vào du lịch sinh thái có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, sự tham gia của cộng đồng mang lại sự phong phú, đa dạng của du lịch sinh thái trên cơ sở phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương, mặt khác tăng thêm khả năng quản lý, bảo tồn các nguồn tài nguyên.
3.3.3.3. Những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch sinh thái
Muốn phát triển du lịch sinh thái cần phải có những điều kiện sau đây:
Tồn tại các hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao
Đây là một điều kiện quyết định để phát triển du lịch sinh thái, bởi vì du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh học cao. Đa dạng sinh học là cơ sở tạo ra sự hấp dẫn đối với khách du lịch, nhờ đó du lịch sinh thái mới tồn tại và phát triển được. Có thể nói nếu không có sự đa dạng sinh học thì không thể có du lịch sinh thái.
Cán bộ quản lý, hướng dẫn viên du lịch sinh thái phải có trình độ chuyên môn và hiểu biết về đa dạng sinh học
Muốn du lịch sinh thái phát triển, cần phải có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, không chỉ nắm bắt được các kiến thức về du lịch mà còn có trình độ hiểu biết nhất định về các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá ở địa
phương. Họ có khả năng tuyên truyền, giải thích cho khách du lịch về văn hoá, lịch sử và đa dạng sinh học, góp phần nâng cao nhận thức cho du khách về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
Du lịch sinh thái đòi hỏi những người quản lý, điều hành du lịch phải nắm vững và tôn trọng các nguyên tắc của du lịch sinh thái. Một mặt, các nhà quản lý, điều hành du lịch sinh thái quan tâm đến lợi nhuận do du lịch mang lại nhưng mặt khác họ phải quan tâm đến việc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các hạot động thiết lập quan hệ hợp tác với nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị thiên nhiên và văn hoá, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch [9]. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác.
Giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của du lịch sinh thái đến môi trường
Hoạt động du lịch sinh thái thường có những tác động tiêu cực đến tự nhiên và môi trường. Nếu không có các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực sẽ làm mất đi cơ sở phát triển bền vững của du lịch sinh thái. Du khách sẽ không đến những nơi mà họ không có cơ hội thoả mãn về sự khám phá đa dạng sinh học cũng như các giá trị tự nhiên, lịch sử, văn hoá khác.
Để hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường, du lịch sinh thái cần tính toán đến lượng khách tham quan một cách hợp lý, đảm bảo sự hài hoà giữa lượng khách tham quan và môi trường. Du lịch sinh thái cần phải tuân thủ các quy định của “Sức chứa”, tính toán số lượng khách đến một địa điểm trong cùng một thời điểm sao cho phù hợp về mặt vật lý, sinh học, tâm lý, xã hội và trình độ quản lý của các người làm du lịch.
Dưới góc độ vật lý: Sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn
tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của du khách.
Dưới góc độ sinh học: Sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu số lượng du khách tham quan quá lớn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động bất lợi cho hệ sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng. Sức chứa này sẽ đạt tới giới hạn khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh hưởng tới tập tính của các loài thú hoang dã và làm cho môi trường sinh thái bị xuống cấp như: rác thải, đất đai xói mòn, ....
Dưới góc độ tâm lý: Sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì du khách cảm thấy khó chịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ bị
ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác. Khi đó, mức độ thoả mãn của du khách bị giảm xuống dưới mức bình thường do tình trạng quá đông đúc.
Dưới góc độ xã hội: Sức chứa được hiểu là giới hạn về lượng du khách
đến mà hoạt động du lịch tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực, tập quán sinh hoạt và bản sắc văn hoá của cộng
đồng người dân địa phương.
Dưới góc độ quản lý: Sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng tiếp nhận. Nếu số lượng khách du lịch vượt quá giới hạn cho phép thì năng lực quản lý của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả sẽ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội [11].
Thoả mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch:
Việc thoả mãn những mong muốn được khám phá, hiểu biết của khách du lịch về kinh nghiệm, hiểu biết đối với tự nhiên của văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng sự hiểu biết của du khách có ví trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn. Những gì họ
đã nhìn thấy và khám phá được có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, quan niệm, tâm tư tình cảm của họ về môi trường, xã hội và cộng đồng [5].
3.3.4. Đa dạng sinh học
3.3.4.1. Khái niệm
Đa dạng sinh học được hiểu là sự phong phú về sự sống trên trái đất của hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng và các hệ sinh thái mà chúng là thành viên. Theo Công Ước Đa Dạng Sinh Học (1994) thì: Đa dạng sinh học được định nghĩa là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn từ hệ sinh thái, trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm: sự đa dạng nguồn gen trong loài (đa dạng di truyền), số lượng các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái) [15].
Khi xem xét đa dạng sinh học, người ta thường chú ý đến 3 khía cạnh:
đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.
Đa dạng di truyền: là tính đa dạng của các thông tin di truyền chứa trong tất cả các cá thể thực vật, động vật, và vi sinh vật. Đa dạng di truyền có ở bên trong và giữa các quần thể của các cá thể tạo nên một loài, cũng như giữa các loài.
Đa dạng loài là đa dạng về số lượng và chủng loại của các loài sinh vật khác nhau trong hệ sinh thái.
Đa dạng hệ sinh thái là tính đa dạng của các sinh cảnh, các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái.
3.3.4.2. Vai trò của đa dạng sinh học trong phát triển
Đa dạng sinh học có giá trị to lớn về nhiều mặt và là những giá trị không thể thay thế được. Trước hết, nó có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh học trong đó có con người. Nó cũng có vị trí đặc biệt về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá. Đa dạng sinh học có giá trị đặc biệt về
mặt khoa học và ứng dụng trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác [27].
Đa dạng sinh học trong nông nghiệp bao gồm các động thực vật, các vi sinh vật được sử dụng làm thức ăn và cho sự phát triển nông nghiệp. Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng: các nguồn gen di truyền (chẳng hạn như các phân loài, giống, nòi khác nhau), các loài dùng để lấy sợi, chất đốt hay dược liệu quý giá. Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự đa dạng các loài không được thu hoạch trực tiếp nhưng có tác dụng hỗ trợ cho sản xuất như các loài vi sinh vật trong đất, các loài côn trùng giúp cho quá trình thụ phấn. Các loài động thực vật cung cấp các sản phẩm phục vụ cuộc sống con người. Các loài động thực vật hoang dã là nguồn tài nguyên quan trọng, là nguồn gen quý giá làm cơ sở
để lai tạo nên những cây, con năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng cao đối với môi trường, là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Đa dạng sinh học mang lại lợi ích rất to lớn cho con người, là nền tảng
đối với cuộc sống vì đa dạng sinh học không chỉ là việc cung cấp liên tục các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn duy trì các chức năng sinh thái. Các hệ sinh thái có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, làm trong sạch môi trường nước, không khí, duy trì chu trình nước (phục hồi nước ngầm, bảo về lưu vực), làm màu mỡ đất, tích trữ và tái tạo chất dinh dưỡng, hấp thụ và phân huỷ các chất gây ô nhiễm.
Đa dạng sinh học giúp tránh được việc tăng các phí tổn do suy thoái các hệ sinh thái như mất sản lượng và các chất dinh dưỡng. Đa dạng sinh học còn có giá trị đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hoá, là cơ sở cho ngành du lịch phát triển.
Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng đối với việc xoá đói, giảm nghèo, gắn liền với sinh kế của cộng đồng địa phương. Các hệ sinh thái và đa dạng sinh học đáp ứng phần lớn nhu cầu cơ bản của người nghèo như: lương
thực, thực phẩm, vải mặc, thuốc chữa bệnh, củi đốt, nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đa dạng sinh học duy trì các chức năng sinh thái như: ngăn chặn bão lụt, hạn hán mà người nghèo dễ bị tổn thương nhất.
Đa dạng sinh học tạo cơ hội kiếm kế sinh nhai, cải thiện điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và cung cấp nguồn nước sạch cho người nghèo. Hầu hết các vùng đa dạng sinh học nằm ở nơi xa xôi, hẻo lánh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Họ là nhữg người nghèo và dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Những vùng đa dạng sinh học thường nằm cách xa các đô thị, các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá thuận lợi cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nhưng cũng chứa dựng những mâu thuẫn nhất định giữa khai thác tài nguyên
để giảm nghèo và bảo tồn. Vì vậy, cần có các quyết định phát triển kinh tế dựa trên cơ sở vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ giảm nghèo vừa duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học thông qua chính sách hỗ trợ đầu tư giảm nghèo của chính phủ cho cộng đồng [10].
Đa dạng sinh học Việt Nam có ý nghĩa to lớn thể hiện trên nhiều phương diện: Sinh thái, kinh tế, văn hoá xã hội.
Trên phương diện sinh thái: Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống, đảm bảo sự lưu chuyển của các chu trình vật chất và năng lượng, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, giảm nhẹ tác hại ô nhiểm và thiên tai.
Trên phương diện kinh tế: Đa dạng sinh học có đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong các lĩnh vực xản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực của đất nước, duy trì nguồn gien tạo giống vật nuôi, cây trồng, cung cấp vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu.
Theo thống kê ở Việt Nam có khoảng 25 triệu người sống trong hoặc gần khu rừng và khoảng 20% thu nhập của họ là từ lâm sản ngoài gỗ. Nghề thuỷ sản đem lại thu nhập chính cho khoảng 8 triệu người và một phần thu
nhập cho khoảng 12 triệu người. Năm 2005, ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD.
Trên phương diện văn hoá xã hội: Đa dạng sinh học tạo nên cảnh quan thiên nhiên và đó là nguồn cảm hứng vô tận của nghệ thuật, là cội nguồn của nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của người dân Việt Nam. Từ ngàn đời xưa, đời sống văn hoá người Việt đã rất gần gũi với thiên nhiên. Nhiều loài cây, con vật đã trở thành vật thiêng hoặc vật thờ cúng đối với cộng đồng người Việt. Các nghành nghề truyền thống như nhuộm tràm, dệt thổ cẩm, làm hàng mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa hay song mây là biểu hiện sự gắn bó của đời sống văn hoá con người Việt Nam với đa dạng sinh học.
Các hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao cung cấp những giá trị vô cùng to lớn cho các ngành giải trí ở Việt Nam với các loại hình du lịch sinh thái đang dần dần phát triển, hứa hẹn đem lại nhiều giá trị kinh tế và góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của
đa dạng sinh học và công tác bảo tồn thiên nhiên.
3.3.4.3. Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Công ước quốc tế về đa dạng sinh học đã được thông qua tại hội nghị Thượng đỉnh về môi trường và phát triển do Liên Hợp Quốc tổ chức năm 1992 tại Rio de Janeiro (Braxin) là công cụ quốc tế chính được dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học. Đến tháng 8 năm 2005, đã có 168 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công ước đa dạng sinh học.
Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên của công ước này từ ngày 16 tháng 11 năm 1994. Kể từ đó, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các nghĩa vụ và cam kết của mình nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên
đa dạng sinh học.
Thông qua hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, bảo tồn và sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học đã được xây dựng và ban hành tương đối đầy đủ, chi tiết nhiều mảng khác nhau của lĩnh vực bảo tồn, tạo cơ sở pháp lý cho việc