Bài Học Kinh Nghiệm Ở Một Số Vườn Quốc Gia Trên Thế Giới


thực hiện công ước đa dạng sinh học. Từ năm 1995 đến năm 2005, có khoảng 140 văn bản quy phạm pháp luật ở tầm quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học

được công bố, những văn bản quan trọng đáng kể là: Luật bảo vệ môi trường (1993 và được sửa đổi năm 2005 ), Luật thuỷ sản (2003), Luật đất đai (1998 và sửa đổi 2003), Luật bảo vệ và phát triển rừng (Sửa đổi 2004), Luật du lịch (2005), Pháp lệnh thuế tài nguyên (1998), Pháp lệnh giống cây trồng (2004), Pháp lệnh giống vật nuôi (2004).v.v…

Kế hoạch hành động đa dạng sinh học Việt Nam đã được ban hành năm 1995 ngay sau khi chính phủ phê chuẩn công ước đa dạng sinh học. Hàng loạt các hoạt động ưu tiên của kế hoạch này được thực hiện có kết quả. Văn kiện này vẫn đang được sử dụng để định hướng cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam. Hiện nay, kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 đã được xây dựng và đang chờ chính phủ phê duyệt.

Nhiều chính sách, chiến lược, chương trình và kế hoạch trực tiếp liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học đã được ban hành và thực hiện như: Chính sách đóng cửa rừng (1997), Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 và

định hướng đến năm 2020 (2003), Chiến lược quản lý hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 (2003), Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã giai đoạn 2001-2010 (2003), Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn phát triển bền vững các vùng đất ngập nước đến năm 2010 (2004), và Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (1998) [10].

Vấn đề đa dạng sinh học đã được lồng ghép ở một mức độ nhất định trong các chương trình chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở tầm quốc gia như chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng toàn diện


và xoá đói giảm nghèo, chương trình 135 về hỗ trợ phát triển cho các xã nghèo vùng sâu, vùng xa.

Kết quả thực hiện công ước đa dạng sinh học của Việt Nam có sự góp phần đáng kể từ việc tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế khác như công

ước Ramsar (về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế), công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật nguy cấp (CITES), nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học, nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu, Hiệp định hợp tác và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông [6].

Việt Nam chúng ta đã có nhiều nỗ lực cố gắng và cũng đã đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cho đất nước cũng như bảo vệ ngôi nhà chung cho thế giới, song chúng vẫn còn có những hạn chế nhất định như luật về đa dạng sinh học vẫn chưa được xây dựng. Hệ thống pháp luật của Việt Nam về quản lý và bảo tồn

đa dạng sinh học vẫn còn nhiều chồng chéo, thiếu hụt và thiếu tính thống nhất. Nhiều mảng nội dụng quan trọng liên quan đến đa dạng sinh học chưa

được đề cập hoặc đề cập thiếu đầy đủ như: An toàn sinh học, sinh vật lạ, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa lồng ghép thoả đáng yêu cầu bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Chưa có chính sách hay kế hoạch đáp ứng giữa bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.

Hiện nay, trên thế giới có nhiều biện pháp khác nhau để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, chính phủ mỗi quốc gia lựa chọn những biện pháp thích hợp với đất nước mình.

Biện pháp bảo tồn nguyên vị

Là hình thức bảo tồn loài, bảo tồn các sinh cảnh ngay tại chỗ và là biện pháp bảo tồn mang lại hiệu quả cao nhất thông qua việc thành lập các khu bảo tồn.


Việt Nam số lượng và diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên toàn quốc tăng nhanh hệ thống các khu khu bảo tồn thiên nhiên bước đầu được kiện toàn và tiếp tục được hoàn thiện, mở rộng diện tích theo Chiến lược quản lý hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên đến năm 2010 đã được chính phủ phê duyệt năm 2003.

Bảng 3.2. Các khu bảo tồn ở Việt Nam



TT

Phân loại khu bảo tồn

Số lượng

Diện tích(ha)

1

Vườn quốc gia

28

957,330


2

Khu bảo tồn thiên nhiên

59

1.369,058

Khu dự trữ thiên nhiên

48

1.283,209

Khu bảo tồn loài, sinh cảnh

11

85,849

3

Khu bảo vệ cảnh quan

39

215,287

Tổng cộng

126

2.541,675

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường - 6


Tính đến năm 2005, số lượng các khu bảo tồn của Việt Nam là 126 khu bảo tồn đã tăng 58% so với năm 1995 (87 khu bảo tồn) và đạt tổng diện tích trên 2,5 triệu ha, chiếm gần 7,5% diện tích tự nhiên.

Các khu bảo tồn thiên nhiên đến nay đã được quy hoạch và quản lý chủ yếu thuộc hệ thống quản lý rừng đặc dụng. Hệ thống các khu bảo tồn đất ngập nước (68 khu), Khu bảo tồn biển và ven biển (26 khu) đã được đề xuất và chờ chính phủ phê duyệt. Bước đầu một số mô hình về quản lý đất ngập nước (như khu Ramsar: Xuân Thuỷ- Nam Định, khu Bàu Sấu-Đồng Nai) và khu bảo tồn biển (Hòn Mun, Cù Lao Chàm) đã được tiến hành thí điểm, xây dựng luận cứ để mở rộng hệ thống.

Phương pháp tiếp cận bảo tồn nguyên vị đa dạng từ bảo tồn loài, quần thể đến sinh cảnh, hệ sinh thái và vùng sinh thái. Xu hướng mở rộng không gian bảo tồn thông qua các liên kết (hành lang tự nhiên) giữa các khu bảo vệ


bước đầu được chú trọng (ví dụ như: Chương trình bảo tồn vùng sinh thái Trung Trường Sơn, hành lang xanh Bạch Mã-Phong Điền).

Hỗ trợ và phát triển vùng đệm xung quanh khu bảo tồn, khuyến khích sự tham gia của người dân vào công tác bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên đã được xác định như là một “Nguyên tắc” cốt lõi.

Theo thống kê, giai đoạn 1995-2005 có khoảng 25 dự án bảo tồn và phát triển đồng bộ chú trọng tăng cường quản lý vùng đệm, phát triển cộng

đồng và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào việc bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn như ở Phù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Cát Tiên (Đồng Nai), Chư Mom Rây (Kon Tum), U Minh Thượng (Kiên Giang).

Nhiều hình thức bảo tồn nguyên vị khác đã được chú trọng. Như đầu tư bảo vệ, khoanh nuôi súc tiến tái sinh và trồng bổ sung hoặc trồng rừng bằng các loài cây bản địa cho hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ đầu nguồn, xây dựng rừng giống chuyển hoá, bảo tồn trang trại các giống gia súc, gia cầm, cây ăn quả, cây thuốc bản địa có giá trị [10].

Biện pháp bảo tồn chuyển vị

Đây là biện pháp di chuyển để bảo tồn loài hoặc các vật chất di truyền của chúng đến nơi không phải là nơi cư trú tự nhiên vốn có của chúng mà là một môi trường mới [2]. Biện pháp này bao gồm việc thành lập:

Trạm đa dạng sinh học.

Vườn thực vật.

Vườn động vật.

Trạm cứu hộ động vật.

Ngân hàng giống ở Việt Nam.

Ơ’ Việt Nam hệ thống các vườn thực vật, vườn động vật được củng cố và phát triển. Các loài thực vật sưu tập chủ yếu là các loài cây bản địa, bao gồm cây lâm nghiệp, cây thuốc, cây ăn quả và cây công nghiệp. Hai vườn thú


lớn nhất nước ta là: Vườn Thú Thủ Lệ – Hà Nội và Thảo Cầm Viên – TP Hồ Chí Minh hiện đang nuôi dưỡng nhiều loài động vật quý hiếm, đặc hữu, phục vụ mục đích tham quan, nghiên cứu và nâng cao nhận thức. Các ngân hàng giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật tiếp tục được duy trì ở các cơ sở nghiên cứu (viện, trường đại học… ).

Đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn đã thành lập được 11 vườn thực vật, điển hình như vườn Trảng Bom (Đồng Nai) với 180 loài, vườn Cầu Hai (Vĩnh Phú) với 110 loài và vườn Cẩm Quỳ (Hà Tây) với 61 loài, vườn Eaklac (Đăk Lăk) với 100 loài cây, vườn Bách Thảo (Hà Nội) gần 200 loài.

Hoạt động của các trung tâm cứu hộ động vật bước đầu đã có những kết quả tích cực, như trung tâm cứu hộ Linh trưởng và trung tâm cứu hộ Rùa Cúc Phương. Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn – Hà Nội.

3.3.5. Vai trò của vùng đệm vườn quốc gia

Vùng đệm là vùng tiếp giáp với vườn quốc gia, có thể bao xung quanh vườn hoặc một phần khu bảo vệ, được xác định ranh giới rõ ràng, nằm ngoài diện tích của vườn quốc gia và không chịu sự quản lý của vườn mà do chính quyền địa phương quản lý. Trong vùng đệm có người dân sinh sống, lao động sản xuất nên đã tạo ra áp lực đối với vườn quốc gia. Do đó, các vườn quốc gia

đều phải thường xuyên có những hoạt động liên quan đến sự phát triển ổn định cuộc sống của cư dân ở vùng này vì mục đích bảo tồn đa dạng sinh học và sự phát triển bền vững của vườn.

Vườn quốc gia là vùng nhằm bảo vệ sự an toàn các hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Những hoạt động khai thác hoặc chiếm dụng của người dân, các tổ chức kinh tế, xã hội gây tổn hại đến vườn quốc gia đều bị ngăn chặn, loại bỏ. vườn quốc gia là nơi nghiên cứu khoa học, giáo dục


môi trường, vui chơi giải trí và tham quan du lịch phù hợp với văn hoá và môi trường.

Do tầm quan trọng của vườn quốc gia nên mọi nguồn tài nguyên trong vườn được bảo vệ, giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ năm này sang năm khác, ngăn cấm mọi tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tự nhiên phong phú của vườn. Đặc biệt mọi tác

động mang mục đích kinh tế nhằm khai thác, huỷ hoại tài nguyên đều bị nghiêm cấm. Tuy nhiên chính do giá trị của tài nguyên vườn quốc gia lại là trở ngại cho công tác bảo vệ, tạo ra sức ép ngày càng mạnh từ dân cư sinh sống quanh vùng.

Giữa vùng đệm và vườn quốc gia có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau. Một mặt, cuộc sống của người dân địa phương có liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên vườn quốc gia, do vậy vườn quốc gia cần có giải pháp giúp cho người dân vùng đệm nâng cao thu nhập bền vững mà không làm suy giảm đến việc bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học của vườn quốc gia. Mặt khác, du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng của vườn quốc gia lại dựa vào các dân tộc và cộng đồng dân cư vùng đệm để hoạt động, vì vậy vườn quốc gia cần phải phối hợp với chính quyền địa phương giúp các tổ chức, các cộng đồng dân tộc, tổ chức, duy trì phát huy bản sắc dân tộc của mình để phục vụ và thu hút du khách. Như vậy, vai trò của vùng đệm đối với vườn quốc gia là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của vườn quốc gia. Do đó các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ,... cần phải có một kế hoạch và chiến lược rõ ràng cụ thể để phát triển kinh tế – xã hội – văn hoá ổn định, đặc biệt là tạo ra việc làm tăng thu nhập cho người dân. Có như vậy thì sức ép từ vùng đệm vào các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên mới giảm và chúng ta mới tạo được một vành đai thực sự an toàn cho các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.


3.3.6. Bài học kinh nghiệm ở một số Vườn quốc gia trên thế giới

3.3.6.1. Kinh nghiệm của khu dự trữ Mornarch Butterfly Overwinter ở Mexico và khu bảo tồn Annapurna ở Nepal

Mêxico: người ta thường được chứng kiến sự di cư của hàng tỷ con Bướm chúa đến các khu dự trữ quy mô nhỏ ở miền trung nước này. Luồng di cư của con bướm đã tạo ra sự hấp dẫn đối với khách du lịch, thu hút khách thập phương đến tham quan. Năm 1999, có gần 100.000 khách du lịch đã đến thăm khu dự trữ này. Do kinh tế trong vùng chưa phát triển, năng suất trong khu vực sản xuất nông nghiệp thấp và có xu hướng giảm, tỷ lệ nghèo đói tăng

đã dẫn đến hiện tượng người dân chặt phá cây, mở rộng đất nông nghiệp và nuôi gia súc ngay trong trung tâm của khu dự trữ. Trước tình hình đó, một tổ chức phi chính phủ của Mêxico đã triển khai một dự án với các hoạt động cụ thể nhằm tổ chức các chuyến tham quan tới khu vực, cung cấp các thông tin thuyết minh giải thích và đón khách, tiến hành chia sẻ một phần lợi nhuận và một phần thu được từ bán vé vào tham quan cho cộng đồng địa phương, mục

đích để trồng cây gây rừng và duy tu các đường mòn, xây dựng các cửa hàng và nhà hàng ăn, uống ở địa phương. Tổ chức phi chính phủ này cũng đã làm việc với chính phủ Mêxico để xây dựng quy hoạch phát triển tổng hợp cho toàn vùng [30].

Khu bảo tồn Annapurna ở Nepal nằm trên một khu vực rộng lớn có vị trí địa lý rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch sinh thái. Mỗi năm trung bình có trên 30.000 khách đến khu bảo tồn để đi du lịch trên dãy núi Hymalaya và tìm hiểu sự đa dạng của nền văn hoá địa phương. Số lượng lớn khách du lịch tới thăm đông đã dẫn đến việc xây dựng nhiều nhà nghỉ và cửa hàng ăn đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân và cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái đã thành một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế địa phương, nhưng đồng thời nó cũng dẫn đến một số bất cập về môi trường. Người dân đã chặt phá rừng để làm nhiên liệu nấu ăn và sưởi


ấm cho khách du lịch. Nền nông nghiệp địa phương cũng phát triển mạnh để cung cấp thực phẩm, rau quả cho khu du lịch, nguồn nước bị ô nhiễm, tình trạng vệ sinh môi trường kém khá phổ biến, rác thải trên các tuyến đường không được kiểm soát chặt chẽ, đã tăng lên nhanh chóng, dân số trong vùng tăng lên nhanh chóng do tăng cơ học.

Một dự án nhằm bảo tồn khu Annapurna được thiết lập nhằm giảm thiểu những tác động của du lịch, tăng cường công tác bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Điều đáng chú ý là một phần lợi nhuận thu được từ du lịch đã được sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế địa phương. Việc quản lý hành chính được phân cấp cho chính quyền cơ sở, các chương trình

đào tạo được giao cho các tổ chức tư nhân và các tổ chức địa phương thực hiện. Những công việc địa phương tham gia là: Thiết lập một uỷ ban quản lý nhà nghỉ, phục hồi lại ban quản lý rừng và kiểm soát việc khai thác gỗ. Kết quả là nạn phá rừng đã giảm đáng kể, các đường mòn được duy trì và nhân dân địa phương đang ngày càng chủ động hơn đối với việc bảo tồn các nguồn tài nguyên [30].

3.3.6.2. Bài học kinh nghiệm của Vườn quốc gia Galápagos ở Equador

Vườn quốc gia Galápagos ở Equador không chỉ là vườn quốc gia như các vườn quốc gia khác mà còn là một khu dự trữ sinh quyển và sinh thái biển. Galápagos nằm trên quần đảo gồm 13 đảo chính, 6 đảo nhỏ vừa, 42 hòn đảo nhỏ và đảo đá. Tổng diện tích của quần đảo là xấp xỉ 800 km2, nằm trải trên một diện tích biển khoảng 45.000 km2. có rất nhiều loài sinh vật khác nhau như: Rùa, Cự Đà, chim Sẻ, xương rồng khổng lồ, các cây họ Hành, Hướng Dương, chim Cốc Không Bay, chim Bói Cá và nhiều động thực vật khác.

Vườn quốc gia Galápagos ở Equador Khác với các vườn quốc gia ở các nước Châu Mỹ La Linh khác, tại đây không có người dân nào sống trong vườn quốc gia này. Phần lớn khách du lịch từ đất liền đi bằng máy bay đến

đảo Sant Cruz và Sant Cristóbal. Vườn quốc gia Galápagos vẫn còn hoang sơ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/08/2022