Tương Quan Giữa Ba Mục Tiêu Trong Phát Triển Bền Vững


các hoạt động kinh tế của nhóm người này gây tổn hại đến lợi ích và cuộc sống của nhóm người khác.

Tính bền vững về mặt kinh tế: chủ yếu được qui định bởi tính hữu ích và chi phí đầu vào, chi phí khai thác, chế biến và nhu cầu đối với sản phẩm. Trong quá trình phát triển kinh tế cần phải quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả tài nguyên, hiệu quả nhưng không gây tổn hại tới môi trường, không làm suy giảm khả năng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được,

để chúng tiếp tục cung cấp lâu dài cho con người. Trong sản xuất, nhu cầu giảm chi phí không đi quá những giới hạn cho phép, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế một cách bền vững là việc không làm bần cùng hoá một nhóm người trong khi làm giàu cho một nhóm người khác. Nó

đòi hỏi mọi người đều được hưởng lợi từ sự phát triển, không để xảy ra tình trạng một bộ phận xã hội đứng ngoài tiến trình phát triển, không thu được lợi ích từ tiến trình phát triển mang lại.

Bền vững về mặt môi trường: là việc duy giữ gìn và bảo vệ bảo trường trong sạch, không bị ô nhiếm bao gồm: đất, không khí, nước, trong đó có việc duy trì cachệ sinh thái.

Bền vững về mặt xã hội: phản ánh mối quan hệ giữa phát triển và những giá trị, niềm tin và chuẩn mực xã hội hiện tại. Một hoạt động có tính bền vững về mặt xã hội nếu nó phù hợp với những chuẩn mực xã hội, hoặc không kéo chúng đi quá sức chịu đựng về sự thay đổi của cộng đồng. Những chuẩn mực xã hội dựa vào tôn giáo, truyền thống và phong tục có thể hoặc không thể hệ thống hoá được thành pháp luật. Chúng phải được thực hiện với các quan hệ

đạo lý, hệ thống giá trị, ngôn ngữ, giáo dục, gia đình và các mối quan hệ khác thuộc hành vi của nhóm và cá nhân mà động lực thúc đẩy trước tiên không phải là những toan tính kinh tế.

Tóm lại, phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà giữa đời sống vật chất với đời sống tinh thần, giữa thiên nhiên với con người, giữa tự nhiên và


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

nhân tạo, giữa hiện tại với tương lai. Sự phát triển đó nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm phương hại đến phát triển của xã hội tương lai. Phát triển bền vững phải đảm bảo sự hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, vì lợi ích của mỗi người và toàn xã hội, của thế hệ hiện nay và thế hệ mai sau.

Các nhà nghiên cứu cho rằng phát triển bền vững là sự kết hợp giữa ba yếu tố: Tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo công bằng xã hội. tuỳ từng nơi, từng lúc, có thể nhấn mạnh một hay hai trong ba yếu tố đó, việc nhấn mạnh yếu tố này hay yếu tố kia, hoặc cả ba yếu tố phụ thuộc vào sự nhận thức của chủ thể nền kinh tế, trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội và thể chế chính trị:

Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường - 4

Phát triển bền vững

Kinh tế

Xã hội

Môi trường


Hình 3.3: Tương quan giữa ba mục tiêu trong phát triển bền vững

Từ hình 3.3 chúng ta có thể thấy rằng: Phát triển bền vững là sự phát triển của một vùng hay quốc gia, phải đảm bảo và kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.


Mục tiêu kinh tế: Nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả và ổn định.

Mục tiêu xã hội: Hướng tới sự công bằng xã hội, việc làm đầy đủ, an ninh, giáo dục, y tế, bản sắc văn hoá,...

Mục tiêu môi trường: Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên có thể tái tạo được, giữ gìn môi trường trong sạch, bảo tồn các nguồn tài nguyên không tái tạo được.

Giữa các mục tiêu trên có mối liên hệ đặc biệt, nếu bỏ qua một mục tiêu nào sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các mục tiêu khác. Việc giải quyết cân đối giữa các mục tiêu khác nhau là thách thức to lớn đối với các quốc gia và các vùng lãnh thổ.

Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển đã đề xuất 8 nguyên tắc của phát triển bền vững, đó là:

Hạn chế sự tác động của con người tới sinh quyển ở mức độ nằm trong phạm vi chịu tải của nó.

Duy trì kho tài nguyên sinh học.

Sử dụng tài nguyên không tái tạo được với cường độ ở dưới khả năng tạo nên các chất thay thế.

Thực hiện việc phân phối công bằng lợi ích, chi phí sử dụng tài nguyên và quản lý môi trường.

Khuyến khích các công nghệ tăng hiệu quả sử dụng từ một lượng tài nguyên nhất định.

Sử dụng các chính sách kinh tế để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Cần thực hiện phương thức tiếp cận liên ngành, có sự tham gia của người dân trong quá trình ra quyết định.

Khuyến khích và hỗ trợ việc phát triển các giá trị văn hoá phù hợp với phát triển bền vững.

Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, nước ta đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững là: Thoả mãn những nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh


thần và văn hoá cho thế hệ hiện tại và tương lai của Việt Nam thông qua việc quản lý một cách khôn khéo tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch hành động và cơ chế tổ chức nhằm đảm bảo cho khả năng sử dụng lâu bền các tài nguyên thiên nhiên được nhất thể hoá và liên kết chặt chẽ với tất cả các khía cạnh của quá trình phát triển kinh tế và xã hội của

đất nước.

3.3.2. Du lịch bền vững

Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janiero năm 1992 thì: Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhắm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm

đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt

động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người.

Việt Nam khái niệm du lịch bền vững còn khá mới mẻ. Mặc dù còn những quan điểm chưa thật sự thống nhất tuy nhiên cho đến nay đa số các ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác có liên quan

đều cho rằng: Du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.

Hiến chương du lịch bền vững được đưa ra tại hội nghị thế giới về du lịch bền vững tổ chức tại Lanzarote, Canary Islands, Tây Ba Nha trong đó có nêu ra quan điểm về du lịch bền vững như sau: Nhận thức được rằng du lịch


là một hiện tượng mang tính hai mặt ở chỗ du lịch vừa có khả năng đóng góp một cách tích cực vào những thành tựu kinh tế - xã hội cũng như chính trị,

đồng thời nó cũng một phần dẫn tới sự xuống cấp về môi trường và sự mất đi những bản sắc của từng địa phương, phải được xem xét giải quyết trên cơ sở một hệ tư tưởng có tính toàn cầu.

Du lịch bền vững là quá trình quản lý các hoạt động du lịch với mục

đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn khách du lịch tới một vùng nào đó, quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt

để đạt được lợi ích lâu dài từ các hoạt động du lịch. Phát triển du lịch bền vững cần tính đến ba yếu tố sau đây:

Mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

Quá trình phát triển trong một thời gian dài.

Đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ mai sau.

Có thể nói, du lịch bền vững là một quá trình phát triển rất nhậy cảm

đòi hỏi sự kết hợp hài hoà, linh hoạt của tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, mọi nguồn lực đều phải được tận dụng để phục vụ cho du lịch bền vững dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc được đề ra trong chương trình nghị sự số

21. Tính hai mặt của du lịch bền vững làm cho các quốc gia phải xem xét cẩn thận trước khi đưa ra chiến lược phát triển. Một chính sách du lịch thích hợp,

đúng đắn sẽ thúc đẩy các hệ thống quản lý du lịch có lợi cho môi trường. Về lâu dài, du lịch bền vững là tổng hợp phát triển của các nhân tố nằm trong sự bền vững của môi trường và tài nguyên quốc gia.

Phát triển du lịch bền vững thể hiện ở chỗ: có sự tham gia của cộng

đồng, xây dựng đánh giá tác động môi trường, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự phát triển của du lịch và ổn định, an toàn.

Phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:


Khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý: Các hoạt động du lịch luôn luôn gắn với việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái. Vì vậy, phải chú ý sử dụng hợp lý tài nguyên vào mục đích du lịch, không sử dụng tài nguyên một cách quá giới hạn cho phép.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học: Du lịch bền vững phát triển dựa vào tính đa dạng sinh học. Vì vậy, các hoạt động du lịch phải luôn luôn gắn liền với việc bảo tồn đa dạng sinh học.

Bảo đảm hài hòa các lợi ích: Du lịch mang lại lợi ích to lớn nhưng phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo hài hoà lợi ích giữa cá bên liên quan như lợi ích của doanh nghiệp hoạt động du lịch, lợi ích của cộng

đồng, lợi ích của nhà nước.

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng: Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi cần có sự tham gia của cộng đồng nhằm tạo nên sự đồng thuận xã hội, cộng đồng cần được tham gia các quyết định có liên quan đến phát triển du lịch chẳng hạn như quy hoạch du lịch, quá trình triển khai các dự án du lịch, giám sát các hoạt động du lịch, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch.

Nâng cao tính trách nhiệm của các bên liên quan: Hoạt động du lịch bền vững dựa trên cơ sở đề cao tính trách nhiệm của các bên liên quan, các chủ thể tham gia các hoạt động du lịch.

3.3.3. Du lịch sinh thái

3.3.3.1. Khái niệm

Từ những năm đầu thế kỷ 19, khái niệm du lịch sinh thái xuất hiện với hàm ý mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ mát, leo núi…đều gọi là du lịch sinh thái. Đến nay, khái niệm về du lịch sinh thái đã có sự phát triển với hàng chục cách hiểu khác nhau.

Năm 1987, một định nghĩa hoàn chỉnh về du lịch sinh thái đã được Hector Ceballos - Lascurain lần đầu tiên đưa ra: Du lịch sinh thái là du lịch


đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt như: Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được chấm phá [1]. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thực tiễn, nhận thức về khái niệm du lịch sinh thái cũng dần dần được hoàn thiện mà sự thay đổi quan trọng về nội dung của khái niệm này là từ chỗ coi du lịch sinh thái là loại hình du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên sang việc gắn trách nhiệm của du lịch sinh thái với môi trường, có tính giáo dục,

đóng góp tích cực cho bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời đảm bảo lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Theo chương trình du lịch sinh thái của IUCN thì: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối hoang sơ, để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn hoá - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương [18].

Việt Nam, tại cuộc hội thảo quốc gia bàn về: “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 - 9/8/1999 khái niệm du lịch sinh thái lần đầu tiên được đưa ra, theo đó: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương [8].

Theo tổ chức du lịch thế giới, du lịch sinh thái có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Du lịch sinh thái bao gồm tất cả các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, trong đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên, tìm hiểu khám phá những giá trị văn hoá truyền thống ở các khu du lịch.


Thứ hai: Du lịch sinh thái bao gồm những hoạt động giáo dục, tuyên truyền về môi trường sinh thái.

Thứ ba: Du lịch sinh thái hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường, văn hoá, xã hội.

Thứ tư: Du lịch sinh thái hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên thông qua việc tạo ra lợi ích kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư, nâng cao nhận thức, hiểu biết về bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị tự nhiên khác cho du khách và người dân bản địa.

3.3.3.2. Những đặc trưng của du lịch sinh thái

Đặc trưng thứ nhất: Du lịch sinh thái mang tính đa ngành

Tính đa ngành của du lịch sinh thái thể hiện ở 2 góc độ sau:

Đối tượng được khai thác để phục vụ các hoạt động du lịch sinh thái là rất đa dạng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như: cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo.

Du lịch sinh thái mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hoá…)

Đặc trưng thứ 2: Thành phần tham gia du lịch sinh thái rất đa dạng

Thực tế cho thấy có nhiều cá nhân, nhiều tổ chức chính phủ, phi chính phủ và cộng đồng tham gia các hoạt động du lịch sinh thái. Nhiều thành phần tham gia làm cho việc tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch sinh thái phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa các thành phần với nhau.

Đặc trưng thứ 3: Du lịch sinh thái hướng tới nhiều mục tiêu

Du lịch sinh thái không chỉ nhằm mục đích thu lợi nhuận giống như các ngành kinh doanh khác mà còn nhằm góp phần bảo tồn thiên nhiên, các cảnh quan lịch sử - văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của du khách và những người tham gia các hoạt động du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/08/2022