dục hướng nghiệp lâm nghiệp thì việc tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường cũng là một trong những nhiệm quan trọng không thể thiếu [2].
Tổ chức bộ máy
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, Vườn quốc gia Ba Vì đã tổ chức bộ máy gọn nhẹ theo nguyên tắc trực tuyến. Lãnh đạo cao nhất của Vườn là ban giám đốc, giúp việc cho ban giám đốc là các phòng ban chức năng gồm: phòng tổ chức - hành chính, phòng kế hoạch - tài chính, phòng khoa học kỹ thuật. Các phòng ban chịu sự điều hành trực tiếp của ban giám đốc, có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về các mặt của vườn theo chức năng được phân công.
Ngoài ra, trực thuộc ban giám đốc còn có một số đơn vị bao gồm: trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, hạt kiểm lâm. Các đơn vị này cũng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc mà không phụ thuộc một bộ phận trung gian nào.
3.2.2. Đặc điểm xã hội của Vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm
Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 16 xã, thuộc 3 huyện của 2 tỉnh Hà Tây và Hoà Bình (các xã Tản Lĩnh, Ba Trại, Yên Bài, Vân Hoà, Minh Quang, Khánh Thượng và Ba Vì thuộc huyện Ba Vì - Hà Tây, các xã Dân Hoà, Phúc Tiến, Phú Minh thuộc huyện Kỳ Sơn, và các xã Yên Bình, Yên Quang, Tiến Xuân, Đông Xuân, Yên Trung và Lâm Sơn thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình).
Dân số hiện nay của vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì là 80.680 người, trong đó có 17.018 hộ và 32,980 lao động. Tại đây quy tụ đồng bào một số dân tộc thiểu số sinh sống, bao gồm: dân tộc Kinh chiếm 46,2%, dân tộc Mường chiếm 51,5%, dân tộc Dao và dân tộc khác: 2,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở các xã có sự khác nhau nhất định. Chẳng hạn, tại xã Vân Hoà, dân tộc Mường chiếm 65%; xã Ba Vì, dân tộc Dao chiếm 97%
Tổng diện tích đất tự nhiên 16 xã khoảng 35.000 ha. Trong đó 17.018 hộ với dân số 80.680 người. Các dân tộc chủ yếu là:
- Dân tộc Kinh : 46,2%.
- Dân tộc Mường: 51,5%
- Dân tộc Dao, dân tộc khác: 2,3% [9].
Người Mường sống tập trung ở khu vực chân núi Ba Vì, huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình. Hình thái cư trú của người Mường là bản làng. Mỗi bản có từ vài chục cho đến hàng trăm nóc nhà. Nhà của người Mường nổi tiếng với kiểu dáng nhà sàn đặc trưng. Trình độ dân trí của người Mường khá cao, có nhiều phong tục, tập quán gần gũi với người Kinh.
Người Dao ở các xã vùng đệm sống tập trung ở bản Dao Yên Sơn, nằm cạnh khu du lịch Ao Vua thuộc xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Tây. Các nhà dân tộc học cho rằng, người Dao ở đây có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, di cư sang Việt Nam từ thế kỷ thứ 7, thứ 8. Người Dao có nền văn hoá bản địa mang đậm bản sắc dân tộc rất dặc trưng. Trong đó, đặc biệt chú ý là nhiều người có nghề thu hái và chế biến thuốc nam, chữa bệnh nổi tiếng.
Hiện nay, các xã vùng đệm có khoảng 32.980 lao động, chủ yếu là lao
động phổ thông, chưa qua đào tạo, trình độ canh tác thấp, chưa được tiếp cận nhiều với tiến bộ khoa học công nghệ. Tuy nhiên, một bộ phận nông dân được các dự án tạo cơ hội tiếp thu kỹ thuật mới ứng dụng vào sản xuất, tăng được thu nhập cho gia đình, đời sống dần dần được cải thiện.
Theo số liệu điều tra đầu năm 2005, số hộ loại khá có thu nhập trên 15 triệu đồng/năm chiếm 46% (hình 3.1), số hộ trung bình có thu nhập trên 11 triệu đồng/năm chiếm 34,5%, và số nghèo chiếm 19,5% (theo chuẩn nghèo cũ) tức là gần 1/5 số hộ. Mặc dù thu nhập ở các nhóm hộ đều tăng nhưng khoảng cách chênh lệch giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo không thu hẹp mà có xu hướng gia tăng. Kết quả phân tích số liệu điều tra ở vùng đệm vườn quóc gia Ba Vì cho thấy, tổng thu nhập của hộ nghèo chỉ bằng 42% hộ giầu.
19,5%
Hộ nghèo
46%
Hộ khá
34,5%
Hộ trung bình
Hình 3.1 Tỷ lệ hộ khá, trung bình và nghèo
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2005
Sự phân hoá giàu nghèo đang tiếp tục diễn ra khá gay gắt ở các xã vùng
đệm. Trong các thôn đã xuất hiện những người giàu có bên cạnh nhiều hộ gia
Hộp 3.1
Nghèo đói và bảo tồn đa dạng sinh học
Mấy năm nay, nhờ Đảng, nhờ chính sách “đổi mới” đời sống của
người dân chúng tôi đã thay đổi nhiều. Trước đây, ở xã tôi có nhiều người nghèo lắm, quanh năm làm lụng vất vả nhưng vẫn không đủ ăn. Bây giờ khác rồi, một số người có vốn, hiểu biết khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào trồng nên thu nhập tăng, đời sống khá giả không những đủ ăn mà còn tích luỹ, kiến thiết nhà cửa và mua sắm đồ dùng sinh hoạt đắt tiền như ti vi, xe máy, quạt điện. Nhưng trong xã vẫn còn có hộ nghèo thiếu ăn. Họ hay vào rừng lấy củi, hoặc kiếm cây thuốc nam để bán lấy tiền mua sắm thức ăn, đồ dùng sách vở cho con cái.
Phỏng vấn ông Dương Trung Liên, 45 tuổi, dân tôc Dao, thôn Hợp
Sơn, Xã Ba Vì,ì huyện Ba Vì, Hà Tây, ngày 10 tháng 2 năm 2006.
đình nghèo thiếu ăn. Điều này cho thấy, một mặt cho thấy vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng về thu nhập, người nghèo chưa được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế như người giàu, mặt khác cũng cho thấy đây là một áp lực đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học của vườn, đòi hỏi cần có giải pháp khắc phục (hộp 3.1).
Cơ cấu thu nhập của cư dân vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì khá đa dạng, tuy nhiên nguồn thu chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thu nhập từ nông nghiệp bao gồm thu từ trồng trọt và chăn nuôi. Đồng bào các dân tộc ở vùng đệm trồng cây lương thực, thực phẩm như lúa, ngô, khoai sắn,
…, và cây ăn quả như: vải, nhãn, hồng xiêm, mít, bưởi, và cây công nghiệp như: chè, cà phê,... Bên cạnh đó, chăn nuôi cũng là nguồn thu bổ sung cho thu nhập của mỗi gia đình. Người dân ở vùng đệm nuôi: trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan, dê nhưng sản xuất nhỏ, manh mún nên hiệu quả thấp.
Thu nhập từ lâm nghiệp: bao gồm thu từ khai thác lâm sản như: gỗ, củi, tre, nứa, song, mây, thu hái cây thuốc, ong rừng…. khoanh nuôi bảo vệ rừng, ngoài ra chặt gỗ lậu, săn bắt động vật và chim thú rừng, trồng rừng, cũng là một nguồn thu khá quan trọng đối với người dân vùng đệm.
Các nguồn thu nhập từ thuỷ sản còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình do chưa chú trọng phát triển. Mặc dù trong những năm gần đây nghề nuôi cá, các loài thuỷ đặc sản như êch, ba ba, đã bắt đầu phát triển ở một số nơi trong vùng đệm nhưng quy mô còn nhỏ và tốc độ phát triển chậm.
Một số ngành nghề thủ công truyền thống vẫn được duy trì như: mây tre
đan, chế biến dược liệu, dệt vải nhưng giá trị hàng hoá nhỏ bé chưa mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân vùng đệm.
Các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp như: buôn bán tạp hoá, dịch vụ
ăn nghỉ, tham quan văn hoá bản làng, hướng dẫn du lịch, xe ôm… cũng đang phát triển góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong vùng đệm.
3.2.3. Đặc điểm kinh tế của vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm
Đặc điểm kinh tế nổi bật nhất của vùng là kinh tế chậm phát triển, thuần nông, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Mặc dù nguồn thu nhập chính của người dân là nông nghiệp nhưng do diện tích đất bình quân nông nghiệp
thấp, chỉ đạt 500m2/người nên thực chất thu nhập từ nông nghiệp lại rất thấp. Năm 2005, lương thực bình quân đạt 130 kg/người/năm [11]. Điều này thực sự là một nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Ba Vì. Bởi vì, do diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, các nghề phi nông nghiệp hầu như không có, do đó hàng năm tại đây đã có một số lượng lớn lao động dư thừa. Số lao động này tìm cách vào rừng chặt phá, khai thác tài nguyên rừng bừa bãi ảnh hưởng đến việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Cho đến nay trồng lúa và hoa màu vẫn là nghề sản xuất chủ yếu của
đồng bào các dân tộc trong vùng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, một số giống cây có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất như: chè, đót, măng u, bương, cam, soài, mận, vải. Nghề trồng lúa có từ lâu, gắn bó với người nông dân nhưng sản xuất lúa vẫn chưa phải là nghề phát triển ở vùng này. Trình độ thâm canh lúa của đồng bào các dân tộc chưa cao, năng suất lúa còn thấp.
Đáng chú ý, đến nay cây Sắn vẫn còn được trồng nhiều ở các xã vùng đệm mặc dù Sắn là cây có giá trị kinh tế thấp. Một sô cây ăn quả đã được các hộ gia đình nông dân trồng nhưng chưa có nhiều cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Bảng 3.1. Thu nhập của các hộ vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì theo cơ cấu ngành nghề năm 2005
(Đơn vị: %)
Nông nghiệp | Lâm nghiệp | Dịch vụ | Thu khác | |
Hộ nông nghiệp | 57 | 6 | 18 | 19 |
Hộ nông - lâm nghiệp kết hợp | 51 | 30 | 6 | 13 |
Hộ nông nghiệp và phi nông nghiệp | 40 | 22 | 26 | 12 |
Nông nghiệp và dịch vụ | 39 | 2 | 45 | 14 |
Trung bình | 46.75 | 15 | 23.75 | 14.5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường - 1
- Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường - 2
- Tương Quan Giữa Ba Mục Tiêu Trong Phát Triển Bền Vững
- Những Điều Kiện Cần Thiết Để Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Bài Học Kinh Nghiệm Ở Một Số Vườn Quốc Gia Trên Thế Giới
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Nguồn: [11]
Tỷ lệ %
Nông nghiệp Lâm nghiệp
Dịch vụ
Thu khác
Nguồn thu
Hình 3.2. Thu nhập của các hộ vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì theo cơ cấu ngành nghề năm 2005 Nguồn: [11]
Xét theo hướng sản xuất nhìn chung thu nhập của các hộ đều theo hướng đa dạng ngành nghề, nhưng thu từ nông nghiệp vẫn là chủ yếu, bình quân chiếm tỷ trọng lớn tới 46% tổng thu nhập, ngay cả những hộ phát triển theo hướng tăng dịch vụ phi nông nghiệp, thu nhập nông nghiệp cũng vẫn chiếm tới 38%. Tuy vậy chỉ có những hộ nào có làm dịch vụ thì thu nhập mới cao, bình quân thu nhập trên 14 - 16 triệu đồng/năm so với 9 triệu đồng/năm của hộ thuần nông.
Thực trạng sản xuất và thu nhập của cư dân vùng đệm
Cũng như các vùng nông thôn miền núi khác, sinh kế của các hộ dân tộc vùng đệm bao đời nay đều gắn liền với đất rừng và rừng. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự thay đổi về quyền sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm cho sinh kế của các hộ dân tộc đã có những biến đổi và ngày càng có chiều hướng đa dạng hơn. Qua thực tế cho thấy, ngoài thu nhập từ đất canh tác nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất rừng và sản phẩm rừng (săn bắn, hái
lượm), các hộ dân tộc vùng đệm còn có nguồn thu từ chăn nuôi, nghề phụ, làm thuê, bán hàng, hoạt động du lịch sinh thái…
Ngoài những nguồn thu chủ yếu như: trồng trọt, chăn nuôi, canh tác trên đất rừng, các hộ gia đình dân tộc thiểu số còn có nhiều nguồn thu khác như: thợ nề, thợ mộc, bán hàng, thu hái cây thuốc và chế biến dược liệu, khai thác các sản phẩm phụ từ rừng như gỗ củi, mật ong, săn bắn động vật và chim thú rừng…Trong thời vụ nông nhàn họ đi làm thuê trong các khu du lịch, khai thác đá, buôn bán thuốc nam để tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, do tính chất kinh tế đặc thù của vùng đệm, cư dân ở đây đặc biệt là các hộ dân tộc thiểu số còn nhận được sự trợ giúp cả về vật chất và tinh thần của Chính Phủ thông qua vườn quốc gia Ba Vì và các tổ chức quốc tế để thực hiện các chương trình xoá
đói giảm nghèo, hỗ trợ họ ổn định đời sống lâu dài.
3.3. Khung lý thuyết nghiên cứu
3.3.1. Phát triển bền vững
Ngày nay, thuật ngữ "Phát triển bền vững" đã trở nên quen thuộc, được sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp qui và trong tài liệu nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không hiểu khái niệm về phát triển bền vững, dẫn đến chỗ sử dụng không chính xác, thậm chí làm sai lệnh bản chất của thuật ngữ này. Có những trường hợp còn lạm dụng thuật ngữ phát triển bền vững như một thứ mốt trong các văn bản hoặc trong cách nói hàng ngày. Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được đưa ra năm 1980 trong cuốn sách "Chiến lược bảo tồn thế giới", do liên minh bảo tồn thế giới (IUCN) phát hành năm 1987, tài liệu "Brundtland Report" của uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển được công bố, đã đưa ra được một phương pháp đánh giá mới về sự phát triển, tiến bộ của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ
đó, thuật ngữ trên đã trở thành những thuật ngữ chuyên môn đối với tất cả những ai quan tâm đến môi trường và phát triển. Tháng 6 năm 1992, hội nghị Thượng đỉnh về môi trường và phát triển họp tại Rio de Janiero đã đưa ra bản
tuyên ngôn "Về môi trường và phát triển" và "Chương trình nghị sự 21" (Agenda 21), thống nhất định nghĩa về sự phát triển bền vững. Theo đó: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người, nhưng không làm tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của các thế hệ tương lai. Những người tham gia hội nghị cũng yêu cầu các quốc gia phải có chương trình, kế hoạch cụ thể phát triển bền vững đất nước mình trước khi bước vào thế kỷ 21, các nước phải có chiến lược tăng trưởng nhanh, đồng thời phải có các phương án và hành động cụ thể nhằm giảm thiểu tác hại, mặt trái của tăng trưởng kinh tế đến môi trường sống, xã hội loài người; các quốc gia đi đến thống nhất phải coi "Phát triển bền vững là mục tiêu lâu dài cần đạt được của mọi quốc gia". Đến nay, ít nhất có tới 70 định nghĩa khác nhau đang được lưu hành về phát triển bền vững, song định nghĩa về sự phát triển bền vững do hội nghị Rio de Janiero - 1992 đưa ra được cộng đồng quốc tế chấp nhận.
Phát triển bền vững phải đạt được sự cân bằng tổng thể trong ba lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường. Đây chính là 3 thành tố trụ cột của phát triển bền vững mà bất cứ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào muốn đạt được mục tiêu phát triển bền vững đều phải quan tâm. Sự phát triển trong từng lĩnh vực phải gắn bó mật thiết, hữu cơ với nhau. Phát triển bền vững phải đảm bảo rằng sản xuất, sinh hoạt của con người luôn nằm trong giới hạn kiểm soát được. Khả năng chịu tải của môi trường sẽ chịu đựng mức độ ô nhiễm có giới hạn, nếu vượt qua mức ấy sẽ gây tình trạng mất cân bằng sinh thái. Nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng dài hạn, ổn định, điều kiện sống của con người được nâng cao, môi trường sống ngày càng được cải thiện, trong sạch hơn. Những thành tựu của sự phát triển không chỉ dành cho thế hệ hiện tại mà thế hệ mai
sau cũng được kế thừa và phát huy. Thông thường sự bình đẳng giữa các thế hệ sẽ không đạt được nếu thiếu đi sự công bằng xã hội trong hiện tại, hoặc nếu