Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 - 2

định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu sao cho đạt được hiệu quả cao nhất và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

4. Phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu nêu trên đặt ra những nhiệm vụ cần phải giải quyết cụ thể sau:

- Tìm hiểu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu trên thế giới và ở Việt Nam

- Nghiên cứu các quy định liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 trên cơ sở so sánh với các quy định trước đây và các quy định của pháp luật nước ngoài.

- Nghiên cứu nhãn hiệu với tư cách là một dạng của chỉ dẫn thương mại trong mối quan hệ với các đối tượng sở hữu trí tuệ gần gũi khác như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả...

- Tìm hiểu thực trạng của việc bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam từ đó rút ra những điểm còn hạn chế và đưa ra những khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này là phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong vấn đề bảo hộ nhãn hiệu để đưa ra một cái nhìn tổng thể của vấn đề. Với việc sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp này, luận văn chỉ ra một số điểm hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục để hoàn thiện các quy định pháp luật này.

Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp luật học so sánh, thống kê, phân tích để làm rõ quá trình phát triển của vấn đề được nghiên cứu, để đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Các phương pháp nói trên đều dựa trên nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 - 2

Kết quả nghiên cứu của luận văn không chỉ mang tính lý thuyết mà có tính thực tiễn, bởi trong quá trình nghiên cứu người thực hiện không chỉ nghiên cứu trên các quy định của luật thực định mà còn nghiên cứu qua các tình huống thực tế trong và ngoài nước, việc nghiên cứu được tiến hành bởi chính người làm công tác áp dụng pháp luật trong cơ quan xác lập quyền. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận văn một mặt làm rõ các quy định của luật để từ đó tìm ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp, đồng thời là cơ sở lý luận cho việc kiến nghị sửa đổi pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT.‌

5. Bố cục của Luận văn

Luận án gồm Phần mở đầu, 3 chương, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.

Chương 1: Khái quát chung về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Chương 2: Bảo hộ nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005


Chương 3: Thực trạng và hoạt động bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu

Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU



hiệu

1.1. Lý luận chung về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn


1.1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu

Nhãn hiệu đã xuất hiện từ thời cổ đại, được người chăn nuôi gia súc, nhà

buôn, nhà sản xuất khi đó dùng để đánh dấu các đàn gia súc hoặc các đồ vật của mình. Phát hiện của các nhà khảo cổ hiện đại cho thấy cách đây 3000 năm, những người thợ thủ công ấn Độ đã từng chạm khắc chữ ký của mình trên các tác phẩm nghệ thuật trước khi gửi hàng tới Iran. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã bán hàng hóa mang nhãn hiệu của mình tại Địa Trung Hải từ 2000 năm trước và cùng thời gian đó hàng ngàn nhãn hiệu đồ gốm La Mã khác nhau đã được sử dụng. [21] Nhờ sự hưng thịnh của hoạt động giao thương mà việc sử dụng các dấu hiệu đó trên hàng hóa tương đối phát triển. Ban đầu, nhãn hiệu không hoàn toàn thực hiện chức năng phân biệt mà việc sử dụng chúng chỉ để chỉ ra mối liên hệ giữa hàng hóa với nhà sản xuất ra hàng hóa, giữa tài sản với chủ sở hữu của tài sản mà thôi. Cũng chính bởi lẽ đó, ở thời kỳ đầu tầm quan trọng về mặt kinh tế của nhãn hiệu vẫn còn hạn chế.

Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa kéo theo sự phát triển của hoạt động thương mại và buôn bán hàng hóa đã khiến cho nhãn hiệu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế. Việc một hàng hóa có thể được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất hoặc nhà kinh doanh khác nhau khiến cho người tiêu dùng bối rối khi lựa chọn, họ cần có một dấu hiệu chỉ dẫn để nhận biết hàng hóa của từng nhà sản xuất hoặc kinh doanh. Nhãn hiệu chính là dấu hiệu giúp họ phân biệt được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Xã hội hiện đại với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ trong nền kinh tế thị trường đem lại cho con người cơ hội được sử dụng rất nhiều sản phẩm hàng hóa khác nhau. Các nhà sản

xuất và thương gia cạnh tranh đưa đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn đa dạng cho hàng hóa cùng loại. Ngoài việc nhận biết qua hình thức, giá cả, chất lượng của sản phẩm thì một dấu hiệu đặc trưng của riêng nhà sản xuất hoặc kinh doanh sẽ giúp cho người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm cạnh tranh phù hợp với mình. “Do vậy, hàng hóa phải được đặt tên. Phương tiện để đặt tên hàng hóa trên thị trường chính là nhãn hiệu hàng hóa.” [21]

Khi mới ra đời nhãn hiệu thường chỉ là một dấu hiệu hoặc ký hiệu mang tính ngẫu nhiên. Dần dần, cùng với sự phát triển của giao lưu thương mại, nhu cầu cá biệt hóa sản phẩm khiến cho các nhà sản xuất, kinh doanh ý thức hơn về nhãn hiệu. Họ chú tâm nhiều hơn vào việc lựa chọn các dấu hiệu làm nhãn hiệu và lúc này nhiều nhãn hiệu đã không còn mang tính ngẫu nhiên nữa mà chứa đựng trong nó dụng ý, sự gửi gắm của các nhà sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm được đưa ra thị trường.

Nhãn hiệu theo nghĩa nguyên thủy thì chỉ dùng để đặt tên cho hàng hóa. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của xã hội, hàng hóa được cung cấp cho con người không chỉ bó hẹp ở các sản phẩm cụ thể mà còn là các loại hình dịch vụ được cung cấp đa dạng trên thị trường. Các dịch vụ này cũng cần được đặt tên để cho phép người tiêu dùng có thể phân biệt giữa các dịch vụ của các công ty khác nhau cùng cung cấp. Những dấu hiệu này tạo thành nhãn hiệu dịch vụ.

Do nhãn hiệu dịch vụ mang bản chất giống hệt nhãn hiệu hàng hóa nên hiện nay trên thế giới, thuật ngữ “nhãn hiệu” được dùng chung cho cả nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. ở Việt Nam, Bộ luật dân sự 1995 sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” cho cả hàng hóa và dịch vụ. Bộ luật dân sự 2005 đã sử dụng thống nhất thuật ngữ “nhãn hiệu” cho nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

Trên thương trường nhãn hiệu ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng, nhãn hiệu được coi như một công cụ để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ, thu hút khách hàng, tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng… Vai trò của nhãn hiệu càng trở nên quan trọng thì khả năng nhãn hiệu đó bị sao chép, làm giả, thậm chí

đánh cắp càng cao. Thực tế này đòi hỏi phải có một cơ chế hữu hiệu để ghi nhận chính thức và công khai những người sở hữu nhãn hiệu, từ đó duy trì và củng cố đặc tính phân biệt của nhãn hiệu, bảo vệ nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng. Hệ thống bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu thực tế đó.

Nhãn hiệu là một trong các đối tượng SHTT đang được các quốc gia bảo hộ. Nhãn hiệu thuộc về nhánh quyền sở hữu công nghiệp. Khái niệm “sở hữu công nghiệp” bao gồm các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Đó là những sản phẩm của sáng tạo trí tuệ tạo ra hoặc kết tinh trên sản phẩm để làm phong phú thêm đời sống vật chất cho con người. Bên cạnh đó, sở hữu công nghiệp còn bao gồm nhãn hiệu, các chỉ dẫn thương mại và việc bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh. Với các đối tượng này, khía cạnh sáng tạo trí tuệ vẫn có song không mang tính quyết định như các đối tượng kia, mà yếu tố quyết định ở đây là việc chuyển tải thông tin tới người tiêu dùng về sản phẩm và dịch vụ cung cấp trên thị trường và việc bảo hộ nhằm chống lại việc sử dụng không được cho phép những dấu hiệu có khả năng lừa dối người tiêu dùng.

Khái niệm nhãn hiệu có thể khác nhau ở từng nước, nhưng nhìn chung, khái niệm này có sự thống nhất ở nội dung: nhãn hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào có thể phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một chủ thể với các chủ thể khác trong cùng lĩnh vực. Nội dung này được thể hiện trong Điều 15 Hiệp định TRIPS: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc một tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu”. [17] Điểm khác nhau có chăng giữa khái niệm nhãn hiệu của các nước chính là ở nội hàm mà khái niệm này đề cập tới. Dấu hiệu nói chung có thể bao gồm chữ cái, chữ số, từ ngữ, khẩu hiệu, hình ảnh, màu sắc, mùi vị, âm thanh, hình thức bao bì… nhưng tùy hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia mà phạm vi của các dấu hiệu này được giới hạn ở những dấu hiệu nhất định.

Theo định nghĩa của Hiệp hội nhãn hàng thế giới (INTA) thì nhãn hiệu có thể là từ ngữ, tên gọi, biểu tượng, hình ảnh, khẩu hiệu hoặc hình dạng của bao gói

hoặc kết hợp của các yếu tố đó phục vụ cho việc xác định và phân biệt một sản phẩm cụ thể của những chủ thể khác nhau trên thị trường hoặc trong kinh doanh. Trong các định nghĩa về nhãn hiệu chúng ta dễ dàng nhận thấy một điểm chung nổi bật đó là nhãn hiệu có thể là bất kỳ dấu hiệu nào miễn là có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các chủ thể khác nhau. Như vậy, về mặt lý luận, các dấu hiệu thuộc dạng nhìn thấy được và thuộc dạng không thể nhìn thấy được như mùi vị hoặc âm thanh đều có thể trở thành nhãn hiệu. Việc thừa nhận dấu hiệu thuộc dạng nào có thể sử dụng làm nhãn hiệu, vì thế, tùy thuộc và điều kiện thực tiễn của mỗi quốc gia. Phần lớn các quốc gia chỉ cho phép đăng ký các dấu hiệu được thể hiện dưới dạng đồ họa (nghĩa là có thể nhìn thấy được), một trong các lý do là bởi chỉ các nhãn hiệu thuộc dạng này mới có thể ghi được trong sổ đăng bạ quốc gia và công bố một cách hữu hình trên công báo nhãn hiệu quốc gia, để công bố công khai với công chúng việc nhãn hiệu đó đã được xác lập quyền và được Nhà nước bảo hộ. Về vấn đề này, Điều 15.1 Hiệp định TRIPS quy định “… Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được” [17]. Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hóa (TLT) cũng chỉ thừa nhận sự bảo hộ đối với các dấu hiệu nhìn thấy được, không thừa nhận sự bảo hộ đối với nhãn hiệu vô hình, cụ thể là nhãn hiệu âm thanh và mùi vị “Hiệp ước này không áp dụng đối với nhãn hiệu là ảnh chụp ba chiều (holography) và nhãn hiệu vô hình, cụ thể là nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi.” [25]

Có thể lấy ví dụ về các nhãn hiệu nổi tiếng được cấu thành từ các dấu hiệu khác nhau như sau:

Nhãn hiệu dạng từ ngữ: CHANEL, TOYTA, Trung Nguyên Nhãn hiệu dạng hình ảnh: Đăng ký quốc tế số 433071

Nhãn hiệu kết hợp hình ảnh và từ ngữ Nhãn hiệu quốc gia số 90714 1 1 2 1

Nhãn hiệu kết hợp hình ảnh và từ ngữ:


Nhãn hiệu quốc gia số 90714 1 1 2 Chức năng của nhãn hiệu Thông thường một 2

Nhãn hiệu quốc gia số 90714

1.1.2. Chức năng của nhãn hiệu

Thông thường, một nhãn hiệu có những chức năng chính là: chức năng phân biệt, chức năng chỉ dẫn nguồn gốc, chức năng thông tin về chất lượng và chức năng quảng cáo. Trên thực tế hai chức năng đầu của nhãn hiệu có tính phụ thuộc lẫn nhau và cần luôn được xem xét cùng nhau. Hai chức năng sau mang tính phái sinh, có được khi nhãn hiệu đã có hai chức năng đầu.

Nhãn hiệu ra đời với mục đích để phân biệt hàng hóa của chủ thể này với hàng hóa của chủ thể khác. Để thực hiện được chức năng này nhãn hiệu cần phải có khả năng tự phân biệt và khả năng phân biệt với nhãn hiệu của chủ thể khác. Khả năng tự phân biệt của nhãn hiệu tạo cho nhãn hiệu một ấn tượng tổng thể tác động vào nhận thức của người tiêu dùng để họ có thể nhận biết, ghi nhớ và so sánh với các nhãn hiệu khác. Tính chất này có thể thay đổi, tùy thuộc vào việc sử dụng thực tế nhãn hiệu trên thị trường. Chẳng hạn như một nhãn hiệu là dấu hiệu đơn giản (hai chữ cái, tập hợp hình học đơn giản…) sau một thời gian dài được sử dụng liên tục với số lượng lớn và rộng rãi, có thể trở thành dấu hiệu có khả năng tự phân biệt cho người tiêu dùng. “PN” là một nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm mỹ phẩm của Hãng Shiseido Nhật Bản.

Để người tiêu dùng có thể dùng để phân biệt một sản phẩm, nhãn hiệu phải chỉ ra được nguồn gốc của hàng hóa. Điều này không có nghĩa là nhãn hiệu phải thông tin cho người tiêu dùng về người thực sự đã sản xuất ra sản phẩm hoặc thậm chí người bán sản phẩm. Thực ra nhãn hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng tìm được một chủ thể nhất định để tin tưởng, tức là chủ thể sẽ chịu trách nhiệm về

hàng hóa mang nhãn hiệu đó. Chức năng chỉ dẫn nguồn gốc liên quan mật thiết với chức năng phân biệt, khi mà nhãn hiệu cho phép người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm mang nhãn hiệu đó với nhãn hàng hóa của các chủ thể khác đưa ra trên thị trường thì lúc đó nhãn hiệu đã hoàn thành chức năng chỉ dẫn nguồn gốc.

Chức năng thông tin về chất lượng của nhãn hiệu được thể hiện thông qua việc người tiêu dùng nhận biết chất lượng của sản phẩm qua nhãn hiệu. Chức năng này có được khi nhãn hiệu đã được sử dụng một thời gian nhất định trên sản phẩm có chất lượng chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Chức năng “chất lượng” của một nhãn hiệu không thể hiểu theo nghĩa là bằng chứng xác nhận chất lượng theo những tiêu chí luật định mà đây là sự đánh giá “tiêu chuẩn” từ góc độ người sử dụng sản phẩm. Ví dụ có rất nhiều nhãn hiệu ô tô đang được sự dụng tại thị trường Việt Nam và đều đạt những tiêu chuẩn chất lượng chung do pháp luật quy định, nhưng cứ nhắc đến nhãn hiệu “TOYOTA” người tiêu dùng sẽ nghĩ đến một sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu và địa hình Việt Nam, lượng tiêu hao nhiên liệu thấp… Hoặc đối với mỹ phẩm, khi nhắc đến những sản phẩm mang nhãn hiệu CHANEL, L’OREAL, SHISEIDO… người tiêu dùng sẽ hình dung tới ngay dòng sản phẩm cao cấp với chất lượng rất tốt. Nhãn hiệu đã được người tiêu dùng đánh giá tốt về chất lượng sử dụng cho các sản phẩm mới được đưa ra thị trường sẽ như một sự đảm bảo thu hút được lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó.

Chức năng quảng cáo của nhãn hiệu nhằm thúc đẩy việc tiếp thị bán hàng và tiến hành dịch vụ. Nhãn hiệu khi mới ra đời chỉ là những dấu hiệu mang tính ngẫu nhiên. Nhưng qua quá trình sử dụng các chủ thể sử dụng nhãn hiệu đã nhận ra cần phải lựa chọn những nhãn hiệu độc đáo, ấn tượng để thu hút sự chú ý của khách hàng hướng tới sản phẩm của mình.

1.1.3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Như đã trình bày ở trên, việc sử dụng nhãn hiệu là một nhu cầu khách quan để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, kinh doanh cá thể hóa sản phẩm, dịch vụ nhằm phân biệt với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác. Đồng

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí