Xác Lập Quyền Shcn Đối Với Nhãn Hiệu

văn bản bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

Sử dụng nhãn hiệu một cách phù hợp

Pháp luật Việt Nam giống với pháp luật Trung Quốc và Mỹ là cũng đưa ra khái niệm về việc sử dụng nhãn hiệu. Theo quy định tại khoản 5 Điều 124 Luật SHTT 2005, sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau:

+ Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.

+ Lưu thông, chào bán, quảng cáo dể bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.

+ Nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Khái niệm sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam rộng hơn khái niệm sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật Mỹ và Trung Quốc. Nếu như pháp luật Mỹ yêu cầu hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn hiệu phải được đưa vào kinh doanh trên thị trường thì theo pháp luật Việt Nam, chủ nhãn hiệu không nhất thiết phải đưa hàng hóa dịch vụ gắn nhãn vào kinh doanh như vậy thì mới được thừa nhận là sử dụng nhãn hiệu.

Quy định của pháp luật Việt Nam trong vấn đề này cũng giống với quy định của Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nhật Bản ở chỗ Việt Nam cũng không công nhận hành vi chuyển giao nhãn hiệu là hành vi sử dụng nhãn hiệu và việc sử dụng nhãn hiệu do bên nhận chuyển giao nhãn hiệu (Licensee) thực hiện cũng được coi là sử dụng hợp thức nhãn hiệu để hoàn tất nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu.

Một điểm nữa cần lưu ý là pháp luật về nhãn hiệu của Việt Nam chưa quy định việc phải công nhận những điều kiện phát sinh ngoài ý muốn của chủ nhãn hiệu gây cản trở cho việc sử dụng nhãn hiệu, chẳng hạn như việc Chính phủ hạn chế nhập khẩu hoặc quy định các yêu cầu khác đối với các hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu là lý do chính đáng của việc không sử dụng. Đây cũng là một nội dung được quy định tại chương 2 khoản 9 Điều 6, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ mà Việt Nam có nghĩa vụ phải nội luật hoá.

1.2 Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam giống với Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, được chia làm 4 bước lớn, đó là: (1) Nộp đơn và hồ sơ xin đăng ký; (2) nhận đơn và xét nghiệm đơn; (3) công bố và phản đối đơn;

(4) cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam thì các yêu cầu và thủ tục trong từng giai đoạn có sự khác nhau và được thể hiện ở những điểm sau.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài - 15

Nguồn luật điều chỉnh.

Khác với Anh, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, ở Việt Nam không có một đạo luật hay văn bản pháp luật nào chuyên về đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu. Các quy định điều chỉnh về nhãn hiệu được tìm thấy ở các văn bản pháp luật đồng thời điều chỉnh các lĩnh vực chung khác về SHCN, như Luật SHTT 2005 được sửa đổi năm 2009; Thông tư 18/2011/TT-BKHCN Ngày 22/7/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN; Nghị định số 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN; Nghị định số 119/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT.

Nhìn chung về cơ bản các văn bản pháp luật Việt nam về nhãn hiệu còn thiếu chi tiết và thực tiễn so với pháp luật bảo hộ nhãn hiệu của Anh, Mỹ, Nhật và Trung Quốc. Một số quy định của Việt Nam không khái quát được các chuẩn mực quốc tế được quy định trong các điều ước quốc tế, điển hình là các quy định về thực thi quyền SHTT nói chung, trong đó có nhãn hiệu .

Cơ quan cho đăng ký nhãn hiệu

Giống với Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, ở Việt Nam do cơ quan trung ương duy nhất phụ trách việc cho đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu. Đó là Cục Sở hữu Trí Tuệ Việt Nam (Vietnam Intellectual Property Office).

Vai trò của cơ quan đăng ký nhãn hiệu.

Cũng như các nước trên Việt Nam đều hết sức coi trọng vai trò của cơ quan đăng ký nhãn hiệu. Vị trí của cơ quan đăng ký nhãn hiệu được xác định là một cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương. Mối quan hệ giữa người nộp đơn với cơ quan này luôn mang tính chất mệnh lệnh, phục tùng. Pháp luật Việt Nam quy định cơ quan đăng ký nhận hồ sơ, giấy tờ của người nộp đơn, thực hiện việc xét nghiệm đơn và nếu có kết quả hoặc yêu cầu bổ sung thì thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn. Cơ quan đăng ký và người nộp đơn không gặp gỡ, đàm phán để trao đổi liên quan đến đơn nộp. Người nộp đơn nếu có khiếu nại thì thường được giải quyết bằng con đường khiếu nại hành chính.

Các loại hình đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu

Giống với Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam chỉ có một loại hình đăng ký nhãn hiệu, tất cả các nhãn hiệu sau khi đăng ký đều có địa vị pháp lý như nhau,chủ nhãn hiệu sau khi đăng ký đều có các quyền và nghĩa vụ pháp lý giống nhau.

Yêu cầu đối với hình thức của đơn

Pháp luật Việt Nam cũng quy định tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm....

Yêu cầu các tài liệu phải nộp kèm theo đơn.

Pháp luật Việt Nam quy định khá chi tiết về các loại giấy tờ cần phải nộp theo đơn cho Cục Sở hữu Trí tuệ, đó là tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể, mẫu nhãn hiệu, chứng từ lệ phí....Việc quy định chặt chẽ của pháp luật Việt Nam giúp cho người nộp đơn và cơ quan đăng ký ít phải gặp nhau để đàm phán làm

rõ các vấn đề có thể chưa rõ ràng trong nội dung đơn và các giấy tờ tài liệu từ sau khi nộp đơn.

Trình tự thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Khác với pháp luật các nước, pháp luật Việt Nam quy định khá cụ thể về thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu. Giống như các nước việc xét nghiệm đơn được tiến hành trong hai giai đoạn: xét nghiệm hình thức và xét nghiệm nội dung. Sau hai giai đoạn này nếu đơn thỏa mãn các quy định về tài liệu thủ tục theo yêu cầu và nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ cấp văn bằng bảo hộ.

Trước đây, thuật ngữ được dùng trong các văn bản pháp luật là "xét nghiệm đơn" nhưng Luật SHTT 2005 đã thay bằng thuật ngữ mới, phù hợp hơn là "thẩm định đơn".

Thẩm định hình thức đơn là việc Cục SHTT sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Trong trường hợp phát hiện những cơ sở để khẳng định người nộp đơn không có quyền nộp đơn hoặc đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được Nhà nước bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo về kết quả xét nghiệm hình thức và sau đó là Quyết định từ chối đơn.

Nếu phát hiện đơn còn những thiếu sót, ảnh hưởng đến tính hợp lệ của đơn, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn Cục SHTT sẽ thông báo thiếu sót cho người nộp đơn và người nộp đơn trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo phải phúc đáp lại và sửa những thiếu sót đó. Những thiếu sót đó được đề cập tại Khoản 2 Điều 109 Luật SHTT, bao gồm:

Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức

Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ.

Người nộp đơn không có quyền đăng ký kể cả trường hợp quyền đăng ký cũng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý, thực hiện việc nộp đơn.

Đơn được nộp trái với cách thức nộp đơn

Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.

Trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày nộp đơn, Cục SHTT sẽ ra Thông báo kết quả thẩm định hình thức cho người nộp đơn (Khoản 1 Điều 119 Luật SHTT). Nếu đơn được coi là hợp lệ, trong Thông báo kết quả thẩm định hình thức sẽ nêu rõ ngày ưu tiên của đơn.

Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định hình thức đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục SHTT tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn xét nghiệm hình thức có thể được kéo dài thêm bằng khoảng thời gian cho mục đích sửa chữa, bổ xung tài liệu.

Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được Cục SHTT công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là hợp lệ.

Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: trong trường hợp được chấp nhận hợp lệ đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung. Mục đích của thẩm định nội dung đơn là kiểm tra để đánh giá khả năng được bảo hộ của dấu hiệu nêu trong đơn và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Trong quá trình thẩm định nội dung đơn, Cục SHTT có thể yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung các tài liệu đơn hoặc sửa chữa các thiếu sót đơn. Nếu người nộp đơn không đáp ứng yêu cầu, đợn bị coi như rút bỏ và không được tiếp tục xem xét.

Việc đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu dựa trên việc xác định nhãn hiệu nêu trong đơn có đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ hay không. Cơ sở pháp lý để kết luận là nội dung quy định của các Điều 72, 73, 74 Luật SHTT.

Việc xác định phạm vi bảo hộ bao gồm: xác định nhãn hiệu được gắn cho các hàng hóa, dịch vụ gì trong số những hàng hóa dịch vụ nêu trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ; những yếu tố nào của nhãn hiệu cần loại bỏ (chẳng hạn, vì có khả năng gây nhầm lẫn); những yếu tố nào của nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ khi đứng riêng (chẳng hạn chữ cái, chữ số, các từ mang tính mô tả…).

Trong thời hạn không quá 9 tháng (Khoản 2.b Điều 119 Luật sửa đổi bổ sung Luật SHTT 2009) (Luật SHTT 2005 là 6 tháng) kể từ ngày công bố, kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký sẽ được Cục SHTT thông báo cho người nộp đơn, trong

đó nêu rõ nhãn hiệu có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ hay không. Nếu không trong Thông báo kết quả thẩm định nội dung phải nêu rõ dự định từ chối chấp văn bằng bảo hộ và nêu lý do từ chối đồng thời ấn định thời hạn 2 tháng tính từ ngày thông báo để người nộp đơn có ý kiến.

Nếu đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ nhưng đơn còn có các thiếu sót thì trong Thông báo kết quả thẩm định nội dung phải nêu rõ các thiếu sót đó và ấn định thời hạn 2 tháng tính từ ngày thông báo để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót, đồng thời sẽ thông báo từ chối việc cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến phản đối xác đáng.

Cũng cần lưu ý, trước khi Cục SHTT ra Thông báo xét nghiệm nội dung, người nộp đơn có thể chủ động sửa đổi, bổ sung các tài liệu đơn, kể cả tách đơn (tách một hoặc một số thành phần của nhãn hiệu hoặc một phần danh mục sản phẩm/dịch vụ trong đơn nhãn hiệu sang một hoặc nhiều đơn mới). Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung đơn không được mở rộng phạm vi bảo hộ và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn. Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì người nộp đơn phải nộp đơn mới và thủ tục được tiến hành lại từ đầu. Trong thời gian này, người nộp đơn cũng có thể yêu cầu ghi nhận thay đổi về tên, địa chỉ người nộp đơn và thay đổi người nộp đơn (chuyển nhượng đơn). Yêu cầu ghi nhận thay đổi được lập thành văn bản và người yêu cầu sẽ phải nộp lệ phí theo quy định.

Đối với những đơn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, trong thời hạn không quá 9 tháng kể từ ngày công bố, Cục SHTT sẽ ra Thông báo dự định cấp văn bằng và nộp lệ phí văn bằng. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra thông báo đó người nộp đơn nộp đầy đủ các khoản lệ phí ghi trên Thông báo và Cục SHTT sẽ tiến hành các thủ tục cấp văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ được ghi vào Sổ đăng ký quốc gia về SHCN (đăng bạ quốc gia).

Hiệu lực và gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Việt Nam quy định vấn đề này giống với Pháp luật Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nhật Bản là sau khi đăng ký nhãn hiệu thông thường được bảo hộ trong một thời hạn nhất định là 10 năm. Sau đó có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm bằng việc nộp đơn xin gia hạn và lệ phí theo quy định. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì có sự bảo hộ vô thời hạn kể từ khi nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.

Vấn đề khiếu nại

So với pháp luật các nước, pháp luật Việt Nam cũng quy định rất cụ thể về vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại.Vấn đề này được đề cập đến tại Điều 14, Nghị định số 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và về cơ bản cũng không có nhiều thay đổi so với quy định tại Nghị định 63/CP trước đây.

Việc khiếu nại được chia làm hai giai đoạn: khiếu nại lần thứ nhất và khiếu nại lần hai. Khiếu nại lần đầu là khiếu nại với cơ quan "trực tiếp ra quyết định hoặc thông báo liên quan" (tức là Cục SHTT). Thời hạn khiếu nại lần đầu là 90 ngày kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu. Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục SHTT thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện tại Toà án. Thời hạn khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại đó không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra thông báo thụ lý hoặc từ chối thụ lý đơn.

1.3 Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Hình thức hủy bỏ hiệu lực một nhãn hiệu đã đăng ký

Theo pháp luật Việt Nam thì khi hủy bỏ hiệu lực đối với một nhãn hiệu đã đăng ký sẽ dẫn đến quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đó không còn và nhãn hiệu đó sẽ không có trong sổ đăng ký và có hai hình thức hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký:

Hình thức thứ nhất, pháp luật Việt Nam gọi là đình chỉ (chấm dứt) hiệu lực văn bằng bảo hộ. Nếu một nhãn hiệu bị hủy bỏ theo hình thức này thì hậu quả pháp lý đem lại đối với nhãn hiệu là nhãn hiệu đó sẽ bị coi là không tồn tại kể từ một thời điểm nào đó (Điều 95 Luật SHTT 2005).

Hình thức thứ hai, được pháp luật Việt Nam lại gọi là hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Khác với hình thức thứ nhất, khi hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu sẽ bị coi chưa bao giờ tồn tại (Điều 96 Luật SHTT 2005).

Người có quyền nộp đơn đề nghị hủy bỏ một nhãn hiệu đã đăng ký

Giống với Nhật Bản, Trung Quốc và Anh, Pháp luật Việt Nam có những quy định rộng rãi nhất về các đối tượng có quyền gửi đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Khoản 3 Điều 96 Luật SHTT 2005 quy định: tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.

Thời hiệu khiếu nại yêu cầu hủy bỏ một nhãn hiệu đã đăng ký

Pháp luật Việt Nam quy định thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ, đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn (Khoản 3 Điều 96 Luật SHTT 2005).

Các trường hợp một nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị hủy bỏ hiệu lực

Pháp luật Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam về cơ bản giống nhau ở một số trường hợp có thể coi là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy bỏ hiệu lực, cụ thể là những trường hợp sau :

* Hủy bỏ vì không gia hạn

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí