làm cho thông tin về xuất xứ và chất lượng của sản phẩm được bảo đảm, người tiêu dùng có thể truy ra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Một yếu tố nữa không kém phần quan trọng, đó là văn hóa gắn liền với chỉ dẫn địa lý. Khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, có thể coi đó là một trong những hành vi hưởng thụ văn hóa truyền thống, bởi những tinh hoa về kỹ nghệ của con người, các yếu tố địa lý tự nhiên của một vùng đất nào đó đã được tích tụ vào sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
* Bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất kinh doanh, chống các hành vi bắt chước, làm hàng giả, lợi dụng uy tín của sản phẩm, dịch vụ có tiếng để gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh chân chính.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tạo công cụ pháp lý để nhà sản xuất chống lại các hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý. Từ đó, nhà sản xuất có thể gia tăng giá trị cho sản phẩm của mình. Một khi người tiêu dùng biết chắc chắn hàng hóa định mua là sản phẩm thật sự được bảo đảm về nguồn gốc, họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm đó. Tuy nhiên, để có được điều đó cũng đòi hỏi bản thân các nhà sản phẩm phải tự hoàn thiện và bảo đảm quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm để có thể đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng ổn định, có nguồn gốc rõ ràng.
Hàng hóa chỉ khi đáp ứng được những điều kiện, tính chất đặc thù nhất định mới được mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, do đó được người tiêu dùng tín nhiệm, có thể bán được nhiều hơn và với giá cao hơn, thu được lợi nhuận lớn hơn. Điều này sẽ thúc đẩy sản xuất và phát triển, nâng cao chất lượng hàng hóa. Khi đó, chỉ dẫn địa lý sẽ trở thành tài sản có giá trị thương mại lớn và việc bảo hộ là cần thiết cả trong phạm vi nước xuất xứ và các nước khác.
Chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua một số sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam như chè Shan tuyết Mộc Châu hay nước mắm Phú Quốc. Công ty chè Mộc Châu - đơn vị được xác định là chủ thể đại diện quyền sử dụng tên gọi xuất xứ của
sản phẩm này đã thu được nhiều lợi nhuận. Sản lượng chè bán ra không ngừng tăng, diện tích trồng chè từ 520 ha năm 2001 đã tăng lên 650 ha năm 2004. Giá thành sản phẩm cũng tăng lên 15% kể từ khi được bảo hộ. Đặc biệt nhờ được bảo hộ, chè Shan tuyết Mộc Châu không hề bị ảnh hưởng bất lợi của ngành chè trong suốt thời gian qua. Đối với nước mắm Phú Quốc thì những lợi ích từ bảo hộ chỉ dẫn địa lý càng được thể hiện rõ. Nước mắm Phú Quốc không chỉ nổi tiếng trong nước mà đã được xuất khẩu và trở nên nổi tiếng trên thế giới. Việc sản xuất kinh doanh của ngư dân tại Phú Quốc và cả những doanh nghiệp "ăn theo" làm phân phối, đóng chai rất phát đạt. Hơn thế, các cơ sở sản xuất nước mắm đã trở thành những địa chỉ du lịch, đảo Phú Quốc càng trở nên nổi tiếng nhờ thương hiệu nước mắm được nhiều người biết đến [23].
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Chỉ Dẫn Địa Lý
- Lược Sử Về Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý
- Hình Thức Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Chỉ Dẫn Địa Lý
- Không Thuộc Các Đối Tượng Không Được Bảo Hộ Là Chỉ Dẫn Địa Lý
- Điều Kiện Đối Với Đơn Yêu Cầu Cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý
- Các Thủ Tục Khác Liên Quan Đến Xác Lập Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Chỉ Dẫn Địa Lý
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Chương 2
Một số nội dung cơ bản
của pháp luật Việt Nam về bảo hộ Chỉ Dẫn Địa Lý
2.1. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
Hiện nay, Việt Nam có nhiều sản phẩm danh tiếng gắn liền với xuất xứ địa lý như chè Thái Nguyên, Mộc Châu; cà phê Buôn Ma Thuột; nước mắm Phú Quốc, Cát Hải; nhãn lồng Hưng Yên; gốm sứ Bát Tràng... Các sản phẩm được sản xuất, chế biến tại những vùng địa lý này có các đặc trưng khác biệt so với các sản phẩm được sản xuất, chế biến ở những vùng địa lý khác.
Do chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa có nguồn gốc từ lãnh thổ của một khu vực, vùng địa lý mà chất lượng, uy tín hay đặc tính khác của hàng hóa chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định cho nên pháp luật quy định một số điều kiện nhất định để một chỉ dẫn có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một chỉ dẫn địa lý muốn được bảo hộ tại Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, đó là:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
- Không thuộc các trường hợp không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý.
2.1.1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý
Theo quy định chung của các nước, đối với tên gọi xuất xứ, toàn bộ quy trình sản xuất (từ sản xuất nguyên liệu thô đến chế biến, tinh chế sản
phẩm) nhất thiết phải diễn ra tại khu vực địa lý tương ứng còn đối với chỉ dẫn địa lý, chỉ cần một hoặc một số công đoạn sản xuất diễn ra tại địa phương đã đủ tạo nên đặc tính của sản phẩm.
Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể cũng không có văn bản nào hướng dẫn thế nào là sản phẩm có nguồn gốc địa lý từ khu vực, vùng lãnh thổ tương ứng hay việc xác định nguồn gốc địa lý như thế nào, liệu toàn bộ hay chỉ một phần sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương hoặc vùng lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý? Do sự quy định không rõ ràng này cho nên đã gây ra nhiều tranh cãi trong thực tiễn bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Chẳng hạn như nước mắm Phú Quốc được đóng chai ở nơi khác có được mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc không hay toàn bộ quy trình từ sản xuất, chế biến đến đóng chai nước mắm Phú Quốc phải diễn ra tại Phú Quốc? Điều này là do có đến 80% các doanh nghiệp mua nước mắm ở Phú Quốc sau đó về đóng chai ở các địa phương khác, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, và được dán tên gọi "nước mắm Phú Quốc" lên chai. Các doanh nghiệp này cho rằng việc phải đóng chai tại Phú Quốc là điều chưa thỏa đáng, bởi theo lập luận của họ thì việc đóng chai nước mắm Phú Quốc phải diễn ra tại Phú Quốc sẽ làm cho các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều chi phí mặt bằng và công nghệ, nhà xưởng, điện, nước, nhân công, công vận chuyển.... Ngoài ra, chưa có cơ quan có thẩm quyền nào chứng minh rằng chất lượng nước mắm đóng chai tại Phú Quốc tốt hơn nước mắm đóng chai tại các vùng khác. Ngược lại, các doanh nghiệp có cơ sở đóng chai nước mắm tại Phú Quốc và các cơ quan quản lý nhà nước cho rằng: nước mắm phải được đóng chai tại Phú Quốc mới được sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa Phú Quốc.
Đứng trước các tranh cãi này, ngày 16/05/2005, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã ra Quyết định số 18/2005/QĐ-BTS về việc ban hành Quy định tạm thời về sản xuất nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc và Quyết định số 19/2005/QĐ-BTS về việc ban hành Quy chế tạm thời về kiểm soát chứng nhận nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc. Quyết định này cho phép
nước mắm chế biến tại huyện Phú Quốc, đóng gói tại Thành phố Hồ Chí Minh được mang tên gọi Phú Quốc trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Quyết định số 18/2005/QĐ-BTS của Bộ thủy sản có hiệu lực thi hành. Đây là một Quyết định mang tính dung hòa, thể hiện việc cơ quan quản lý nhà nước không dự đoán trước được những thay đổi và tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng TGXXHH/chỉ dẫn địa lý.
2.1.2. Điều kiện về danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
Để được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý, các sản phẩm mang chỉ dẫn đó phải có tính chất, chất lượng hoặc các đặc tính riêng do điều kiện địa lý quyết định. Việc xác định tính chất, chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lýL là yếu tố mấu chốt trong việc đăng ký chỉ dẫn địa lý và được coi là một trong những yếu tố mang tính kỹ thuật. Để có thể yêu cầu bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chủ thể phải chứng minh được sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có tính chất, chất lượng, đặc tính khác với các sản phẩm cùng loại và các đặc tính này có được là do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
a. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sản phẩm rộng rãi. Danh tiếng (hoặc uy tín) của sản phẩm được người tiêu dùng thừa nhận, thậm chí từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hơn nữa, sự thừa nhận của người tiêu dùng không chỉ bó hẹp trong phạm vi cục bộ một vùng hoặc một khu vực địa lý nào đó, mà phải ở phạm vi rộng hơn. Ví dụ Thanh Long Bình Thuận không chỉ được thừa nhận bởi công chúng trong vùng trồng thanh long mà phải được những người mua thanh long của tỉnh Bình Thuận, các tỉnh lân cận thậm chí cả nước và các nước khác biết đến và lựa chọn.
Các tiêu chí để xác định "mức độ tín nhiệm" của người tiêu dùng đối với sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian và đối với từng đối tượng khác nhau. Một số tiêu chí để xem xét và đánh giá đến "danh tiếng" của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý như kết quả điều tra xã hội học, sản lượng trung bình bán ra trong một thời gian xác định (một năm, một quý, một tháng...). Theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định - được xác định thông qua sự biết đến sản phẩm đó một cách rộng rãi trong giới tiêu dùng liên quan, có khả năng kiểm chứng được.
b. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
Khác với nhãn hiệu hàng hóa thông thường, chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ luôn luôn gắn liền với chất lượng, uy tín của sản phẩm (hàng hóa) hay dịch vụ mang các đối tượng đó, trong đó:
- Sản phẩm, dịch vụ mang tên gọi xuất xứ phải có chất lượng đặc thù;
- Sản phẩm, dịch vụ mang chỉ dẫn địa lý phải có chất lượng đặc trưng hoặc có uy tín, danh tiếng
Tiêu chuẩn về chất lượng (phẩm chất) là tiêu chuẩn có tính chất bắt buộc đối với sản phẩm, dịch vụ mang chỉ dẫn địa lý.
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ chứa đựng mối quan hệ ràng buộc giữa chất lượng của sản phẩm, dịch vụ tương ứng với các điều kiện tự nhiên và/hoặc điều kiện con người của vùng địa lý mang tên gọi hoặc được xác định theo tên gọi hoặc chỉ dẫn địa lý đó. Như vậy, chất lượng đặc thù chỉ có được khi sản phẩm, dịch vụ được sản xuất, thực hiện trong vùng lãnh thổ địa lý mang chỉ dẫn địa lý hoặc được xác định theo tên gọi hoặc chỉ dẫn địa lý đó. Nếu cũng sản phẩm, dịch vụ như vậy được sản xuất hoặc thực hiện ở vùng địa lý khác thì sẽ không có được những chất lượng, phẩm chất như vậy.
Ngoài danh tiếng và chất lượng, các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có thể có những đặc tính nhất định chủ yếu do điều kiện địa lý của vùng địa lý
tương ứng quyết định. Các đặc tính điển hình của sản phẩm liên quan tới một khu vực bao gồm bất kỳ đặc tính khách quan hoặc chủ quan nào phân biệt sản phẩm đó trong cùng họ sản phẩm, và liên hệ đến cả các đặc tính của thành phẩm, các thao tác liên quan tới việc chế biến các nguyên liệu thô, sự biến đổi và sản xuất sản phẩm lẫn các đặc điểm xã hội và văn hóa của những nhà sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm.
Chất lượng, đặc tính của sản phẩm và các phẩm chất khác (nếu có) của hàng hóa phải được định lượng bằng phương pháp định lượng xác định hoặc kỹ thuật chuyên môn. Ví dụ, đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa "nước mắm Phú Quốc" phải tiến hành đo độ đạm, độ trong, xác định được mùi đặc trưng, màu sắc theo thang bậc màu sắc của nước mắm, nếm thử để chỉ ra các phẩm chất đặc biệt của loại nước mắm này như vị mặn, ngọt đậm, vị béo so với các loại nước mắm khác…
Hay trái thanh long Bình Thuận kết tinh nguồn dinh dưỡng thiên nhiên và sinh lực dồi dào từ miền biển nhiệt đới tạo nên vị đậm đà (hàm lượng protein, fructose, lượng sắt và magiesium trong thanh long Bình Thuận cao). Uy tín, danh tiếng của thanh long Bình Thuận cũng được tạo nên từ truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của người nông dân trên vùng đất này.
c. Điều kiện địa lý liên quan đến danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
Các điều kiện vùng địa lý cần phải được mô tả bằng các từ ngữ chính xác nhất. Việc xác định ranh giới vùng địa lý có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau, không nhất thiết phải có sự phù hợp hoàn toàn giữa vùng mang chỉ dẫn địa lý và khu vực hành chính mang tên gọi đó. Trên thực tế, một số địa danh không phải tên của các đơn vị hành chính hiện tại, chẳng hạn "Thăng Long", "Đông Đô", "Leningrade" v.v, nhưng đối với người tiêu dùng, họ vẫn coi đó là một địa danh tương ứng với địa danh "Hà Nội" hoặc "St. Peterboug"
hiện nay. Do vậy, nếu các địa danh này đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ là chỉ dẫn địa lý thì vẫn được bảo hộ.
Theo Điều 82 Luật Sở hữu trí tuệ, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
* Các yếu tố về mặt tự nhiên.
Đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, các điều kiện về mặt tự nhiên đóng một vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Các yếu tố về mặt tự nhiên đó bao gồm: khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái... Để chứng minh được tính chất riêng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý với điều kiện tự nhiên phải chứng minh thông qua việc phân tích được các yếu tố tự nhiên của vùng mang chỉ dẫn địa lý.
- Phân tích thổ nhưỡng. Phân tích thổ nhưỡng tức là phân tích vùng đất của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm xác định những thành phần sinh hóa trong đất có ảnh hưởng tới tính đặc thù của sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp (Ví dụ như: vải thiều Thanh Hà, Xoài Yên Châu, Chè Shan Tuyết Mộc Châu...). Trên cơ sở đó tìm ra có hay không có sự khác biệt giữa vùng đất mang chỉ dẫn địa lý và các vùng khác.
- Phân tích nước. Phân tích nước tức là phân tích các thành phần lý hohóaó trong nước và xác định mực nước ngầm và ảnh hưởng của thủy triều... của vùng mang chỉ dẫn địa lý nhằm xác định nước vùng mang chỉ dẫn địa lý có khác hay không khác với nước ở các vùng cũng có các sản phẩm cùng loại và sự khác biệt đó có quan hệ như thế nào đối với tính chất đặc thù của sản phẩm.