Không Thuộc Các Đối Tượng Không Được Bảo Hộ Là Chỉ Dẫn Địa Lý


- Phân tích các điều kiện về tự nhiên như sông ngòi, khí hậu, thủy triều... trong chỉ dẫn địa lý. Các điều kiện về tự nhiên như: đặc điểm thổ nh- ưỡng, chế độ gió, độ ẩm, lượng bốc hơi, chế độ mưa, lượng mưa, số giờ nắng, hệ thống sông, thủy triều, sự xâm thực của nước biển, lượng phù sa bồi lắng, hệ sinh thái... sẽ được phân tích, đánh giá nhằm tìm ra sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với vùng lãnh thổ mang chỉ dẫn địa lý và đối với sản phẩm.

Ví dụ như theo kết quả nghiên cứu và ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các điều kiện tự nhiên quyết định đặc thù chất lượng của thanh long Bình Thuận, trước hết là điều kiện địa lý, vùng trồng thanh long Bình Thuận tập trung là vùng đồng bằng ven biển, nằm giữa phía Tây Bắc là núi và phía Đông Nam là biển. Địa hình này ở các vùng trồng thanh long tập trung của các địa phương khác không có. Lượng mưa bình quân cả năm không cao; độ ẩm tương đối bình quân 79% và với địa hình ven biển nên gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc thổi từ biển vào. Những đặc điểm này thích hợp với cây thanh long vốn bắt nguồn từ vùng sa mạc nắng nóng.

* Các yếu tố về con người.

Yếu tố con người liên quan đến chỉ dẫn địa lý bao gồm: các yếu tố độc đáo về kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, bao gồm cả quy trình sản xuất truyền thống của địa phương như kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật chế biến, thời điểm chế biến, phương pháp, thời điểm và địa điểm thu hoạch, cách bảo quản sản phẩm... Quy trình đó có thể bao gồm một, một số hoặc tất cả các công đoạn, từ sản xuất nguyên liệu, chế biến nguyên liệu đến tạo ra sản phẩm và có thể gồm cả công đoạn đóng gói sản phẩm, nếu công đoạn đó có ảnh hưởng đến tính chất, chất lượng của sản phẩm. Tất cả các thông tin về yếu tố trên phải rõ ràng và chi tiết đến mức có thể kiểm tra được. Việc xác định những yếu tố về kỹ năng, kỹ xảo trong sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống nhằm xác định những yếu tố này có liên quan đến tính đặc thù của sản phẩm như thế nào. Trên cơ sở đó xây dựng thành quy trình chế biến và kỹ thuật sản xuất sản phẩm.


Tất cả việc đánh giá các yếu tố về mặt tự nhiên và con người phải đạt đến một mục đích cuối cùng là chỉ ra được điều kiện tự nhiên, con người có tác động như thế nào đến chất lượng, đặc tính của sản phẩm. Đối với từng sản phẩm khác nhau thì ảnh hưởng của các yếu tố địa lý là không giống nhau.Ví dụ, đối với sản phẩm vải thiều Thanh Hà thì yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm là thành phần của đất vùng trồng vải, trong khi đó yếu tố địa lý chủ yếu làm nên tính chất của nước mắm Phú Quốc là nguồn cá và kỹ thuật chế biến của người dân huyện đảo Phú Quốc...

Việc xác định các yếu tố địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 81, 82) và Thông tư 01 (Điểm 43.6) nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế như cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thực hiện việc phân tích, phải phân tích những tính chất đặc thù nào, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thực hiện đối với kết quả phân tích? Đây là những vấn đề còn tồn tại, ảnh hưởng đến việc đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Nếu kết quả khảo sát, phân tích chỉ ra rằng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có các tính chất, chất lượng đặc thù nhưng tính chất đó chỉ liên quan đến yếu tố con người mà hoàn toàn không liên quan đến yếu tố tự nhiên thì có thể được đăng ký là chỉ dẫn địa lý hay không? Hiện nay luật sở hữu trí tuệ chỉ quy định điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là "những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người" mà không quy định cụ thể là phải đồng thời cả hai yếu tố này hay chỉ cần một trong hai yếu tố. Việc quy định chưa rõ ràng này sẽ dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.

2.1.3. Không thuộc các đối tượng không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


Chỉ dẫn muốn được bảo hộ ngoài việc đáp ứng hai điều kiện trên còn phải đáp ứng điều kiện đó là không phải là các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý (Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ), đó là các đối tượng sau:

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam - Ninh Thị Thanh Thủy - 8

- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam;

- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;

- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

a. Chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam

Nhiệm vụ của chỉ dẫn địa lý là chỉ ra địa danh nơi hàng hóa xuất xứ. Giữa nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và sản phẩm tồn tại một mối quan hệ đặc biệt vì chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào nơi sản xuất. Và ngược lại sản phẩm tạo ra danh tiếng cho địa phương hay quốc gia. Chính vì lý do trên các chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, đã mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa phương thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật.

Việc xác định một tên gọi chung của hàng hóa thường được quy định trong hệ thống pháp luật từng quốc gia. Có thể một chỉ dẫn địa lý bị coi là tên gọi chung của hàng hóa và không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý tại quốc gia này nhưng ở quốc gia khác nó lại được bảo hộ. Ví dụ: đối với người Mỹ thì từ "Champagne" là tên gọi của bất cứ loại sản phẩm rượu nho được chiết xuất bằng phương pháp lên men hai lần ở bất cứ địa phương nào, còn đối với phần lớn các nước Tây Âu thì "Champagne" là chỉ dẫn xuất xứ của loại rượu có nguồn gốc từ vùng "Champagne" của Pháp.


Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào giải thích thế nào là tên gọi chung của hàng hóa hay liệt kê các chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi chung cho hàng hóa ở Việt Nam.

b. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng

Quy định này của Luật Sở hữu trí tuệ phù hợp với quy định tại Điều 24 khoản 9 của Hiệp định TRIPs, theo đó các nước thành viên không có nghĩa vụ "bảo hộ những chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ hoặc đã bị đình chỉ bảo hộ, hoặc không còn được sử dụng ở nước xuất xứ". Trước đây tại Điều 7.2 Nghị Định 63/CP không quy định buộc tên gọi xuất xứ hàng hóa phải được bảo hộ tại nước xuất xứ thì mới được bảo hộ tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại Điều 13.4.b về quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa yêu cầu "Cá nhân pháp nhân nước ngoài đang là chủ văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa do nước ngoài cấp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa đó để sử dụng cho các sản phẩm của mình trên thị trường Việt Nam". Cách quy định như vậy của Nghị định 63/CP là không thống nhất.

c. Chỉ dẫn địa lý trùng với một nhãn hiệu đã được bảo hộ trước, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm

Giải quyết xung đột trong việc đăng ký chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu là một vấn đề khá phức tạp trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý mà mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau trong vấn đề này tùy theo việc ưu tiên bảo hộ chỉ dẫn địa lý hay ưu tiên bảo hộ nhãn hiệu. ở Việt Nam, chỉ dẫn địa lý sẽ không được bảo hộ nếu chỉ dẫn địa lý đó trùng với một nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam cho sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, với ngày bắt đầu được bảo hộ sớm hơn ngày đăng ký chỉ dẫn địa lý hoặc/và chỉ dẫn địa lý trùng với một nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa bất kỳ.


Thông tư 01 quy định nếu "tìm thấy một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho chủ sở hữu nhãn hiệu biết để có ý kiến về việc đăng ký chỉ dẫn địa lý trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thông báo, trong đó nêu rõ quyền đăng ký phản đối đăng ký chỉ dẫn địa lý của chủ sở hữu nhãn hiệu". Như vậy, có thể xảy ra trường hợp cùng một dấu hiệu nhưng vừa được đăng ký là chỉ dẫn địa lý và vừa được đăng ký là nhãn hiệu cho cùng loại sản phẩm với cùng ngày ưu tiên, sẽ giải quyết như thế nào? Pháp luật quy định trường hợp hai nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhau đăng ký cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau có ngày ưu tiên giống nhau sẽ tính đến sự thỏa thuận giữa các bên nhưng lại chưa dự liệu trường hợp này.

d. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm

Đây là quy định lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ. Thông thường một chỉ dẫn địa lý sẽ là "sợi dây nối" người tiêu dùng với những sản phẩm có nguồn gốc từ một vùng địa lý nhất định, nên khi một dấu hiệu chỉ dẫn (trực tiếp hay gián tiếp) sai về nguồn gốc của hàng hóa nơi nó xuất xứ sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ví dụ, nếu sản phẩm rượu của Việt Nam đăng ký dấu hiệu là chữ "Cognac" (chỉ dẫn trực tiếp) hay hình tháp Eiffel (chỉ dẫn gián tiếp) sẽ làm cho công chúng lầm tưởng rằng các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý này có nguồn gốc hay liên quan đến các địa danh của nước Pháp.

Tại Điểm 45.3.6 Thông tư 01 có giải thích "chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó khi bị coi là trùng hoặc tương tự tới mức không thể phân biệt với một dấu hiệu đang được người tiêu dùng Việt Nam biết đến với danh nghĩa là chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hóa". Trong thực tiễn để nhận định một dấu hiệu có phải gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng không, người ta sẽ


xem xét xem dấu hiệu đó có trùng, tương tự với một chỉ dẫn về nguồn gốc của sản phẩm hay chỉ dẫn đó có hướng người tiêu dùng nhận biết sai về nguồn gốc của sản phẩm hay không.

Nhìn chung, các quy định của pháp luật về đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý có nhiều điểm hợp lý, phù hợp với các quy định trong các Điều ước quốc tế đặc biệt là Hiệp định TRIPs.

So với quy định của Nghị định 63/CP, các điều kiện để không bảo hộ với danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý đã mở rộng đối với cả chỉ dẫn địa lý mà không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng hay những chỉ dẫn trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó có thể sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa,…

2.2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý


Để được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chủ thể nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định về quyền nộp đơn và đơn đó phải được xét nghiệm về mặt hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật.

Cũng giống với đa số các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ) theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 6.3.a Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 6.1 Nghị định 103/2006/NĐ-CP, Điểm 1.3 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp).

Như vậy theo quy định pháp luật hiện hành, quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (trong đó gồm cả tên gọi xuất xứ) được xác lập


trên cơ sở đăng ký mà không phải tự động xác lập khi có đủ điều kiện như quy định tại Nghị định 54/2000/NĐ-CP.

Nhìn chung quy định pháp luật hiện hành về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý là sự kế thừa các quy định của Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1989, Bộ luật Dân sự năm 1995 và Nghị định 63/CP.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy việc bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa và chỉ dẫn địa lý trên cơ sở đăng ký là có hiệu quả và dễ bảo đảm thực thi quyền nhất. Trên cơ sở đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các nước, chúng ta đã xây dựng mô hình bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo hệ thống đăng ký xác lập quyền.

2.2.1. Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, người có quyền đăng ký các đối tượng này là những người tạo ra hoặc đầu tư kinh phí vào việc tạo ra các đối tượng đó, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu. Còn quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước có thể cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

Mục đích của việc nộp đơn đăng ký chỉ nhằm nhận được sự công nhận bảo hộ của nhà nước đối với một chỉ dẫn địa lý cụ thể mà không phải là đăng ký người nộp đơn đó trở thành người có quyền sử dụng đối tượng tương ứng,


vì vậy quyền nộp đơn được dành cho cả những chủ thể không sử dụng các đối tượng này. Điều này đặc biệt phù hợp với điều kiện của Việt Nam vì các đối tượng này thuộc quyền sử dụng của nhiều người, sẽ không có cá nhân, tổ chức nào muốn một mình đứng ra làm các thủ tục phức tạp và tốn kém để đăng ký một chỉ dẫn địa lý và từ đó những người khác lại được hưởng lợi. Do đó, cách tốt nhất là tổ chức tập thể của những người có quyền sử dụng hoặc cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý sẽ đứng ra làm và nộp đơn yêu cầu đăng ký chỉ dẫn địa lý đó. Quy định quyền nộp đơn yêu cầu đăng ký thuộc về các cá nhân, tổ chức sử dụng chỉ dẫn địa lý, hiệp hội và các cơ quan quản lý nhà nước địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý như vậy cũng phù hợp với thực tiễn của các nước trên thế giới.

Vậy người nộp đơn nước ngoài có thể đăng ký chỉ dẫn địa lý như thế nào khi ở nước họ không áp dụng "phương thức nộp đơn đăng ký" theo quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ? Theo Điều 80.2 của Luật Sở hữu trí tuệ, chỉ những chỉ dẫn địa lý nước ngoài được bảo hộ ở nước xuất xứ mới có thể được bảo hộ ở Việt Nam. Như vậy, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, chúng ta có thể hiểu rằng bất kỳ chủ thể nào có quyền, theo luật pháp của nước ngoài, sở hữu, sử dụng hoặc nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý ở nước xuất xứ đều có quyền nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam và có thể được ghi nhận trong Đăng bạ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Điều này đã được khẳng định tại Điều 8 của Nghị định 103/2006/NĐ-CP. Quy định này của Việt Nam cũng phù hợp với Điều 24.9 của Hiệp định TRIPS.

Hiệp định TRIPS không quy định về chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý mà để cho các nước tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cũng như hệ thống pháp luật của nước mình sẽ quy định cụ thể về vấn đề này.

Chẳng hạn như theo pháp luật Thụy Sĩ, chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký là tất cả các Hiệp hội các nhà sản xuất, chế biến sản phẩm, trong đó các thành viên phải bao gồm các nhà sản xuất, chế biến ở tất các giai đoạn tạo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022