Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 16


và trong quá trình hợp tác cần lưu trữ đầy đủ các tài liệu nêu trên để làm bằng chứng khi cần thiết.

Chiến lược đăng ký nhãn hiệu


Vì Việt Nam là thành viên của Công ước Paris, bởi vậy, theo pháp luật NHCĐ, thương nhân Việt Nam có quyền ưu cầu hưởng quyền ưu tiên cho đơn NHCĐ trên cơ sở đơn đầu tiên nộp tại Việt Nam. Do đó, nên tiến hành đăng ký đơn nhãn hiệu tại Việt Nam trước, sau đó nộp đơn NHCĐ và xin hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn Việt Nam để loại bỏ các NHCĐ tương tự nộp sau ngày ưu tiên.

Tranh tụng tại Toà án


Theo quy định của pháp luật EU về bảo hộ NHCĐ liên quan đến các thủ tục tố tụng tại Toà án NHCĐ, trong bất cứ vụ việc nào liên quan đến NHCĐ, bên thua phải gánh chịu án phí cho toàn bộ vụ kiện bao gồm cả án phí cho bên thắng kiện, thậm trí cả chi phí về bồi thường thiệt hại. Mức án phí là rất cao. Vì vâỵ, nguyên đơn cần phải có sự xem xét, nghiên cứu kỹ khả năng thành công của vụ việc trước khi quyết định khởi kiện bên kia về các vụ việc liên quan đến nhãn hiệu.

Trước khi tiến hành khởi kiện, nguyên đơn cần phải xác định và lựa chọn toà án không những có thẩm quyền mà còn phải là toà án thích hợp cho việc thực thi có hiệu quả bản án hoặc quyết định của toà án. Về nguyên tắc, các vụ kiện về hành vi xâm phạm đối với một NHCĐ có thể được đưa ra xét xử ở bất kỳ quốc gia thành viên nào của EU, nơi phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, để đạt được lệnh phong toả của toà án về việc cấm hoặc yêu cầu bên xâm phạm bồi thường thiệt hại có hiệu lực trên toàn lãnh thổ châu Âu, nguyên đơn phải kiện ra tòa án có thẩm quyền giải quyết đựơc chỉ định theo quy định của CTMR. Việc xác định và lựa chọn đúng toà án có thẩm quyền luôn là một phần thắng lợi của vụ kiện.‌

3.3. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

3.3.1. Sửa đổi, bổ sung pháp luật nội dung liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu


Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 16

Hệ thống pháp luật về bảo hộ SHTT nói chung, trong đó bao gồm pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu, là một công cụ bảo hộ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Để hệ thống pháp luật bảo hộ nhãn hiệu này phát huy được tác dụng, trước hết, hệ thống này phải đầy đủ và chặt chẽ.

Mặc dù Luật SHTT vừa được ban hành, song như chúng tôi phân tích ở trên, một số các quy định trong luật là không rõ ràng và không lô gíc, ngoài ra có một số vấn đề lại không có quy định. Bởi vậy, điều quan trọng trước hết là cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật SHTT theo hướng hoàn thiện hơn, phù hợp với các đòi hỏi của thực tiễn. Theo đó, cần tập trung sửa đổi ở một số điểm sau:

Về quyền nộp đơn: như đã trình bày và phân tích ở mục 2.1.1, quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu theo điều 87 Luật SHTT là không phù hợp, cần sửa đổi theo hướng:

“Cá nhân, pháp nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó”.

Cần loại bỏ quy định “Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó”, vì trong luật đã có các quy định khác điều chỉnh các vấn đề như huỷ bỏ nhãn hiệu do không sử dụng; huỷ bỏ nhãn hiệu do động cơ không lành mạnh; hủy bỏ nhãn hiệu trong trường hợp đăng ký dưới tên đại lý hoặc đại diện.


Về định nghĩa nhãn hiệu: theo Luật SHTT, định nghĩa và tính phân biệt của nhãn hiệu đựơc tách thành ba vấn đề riêng biệt, quy định trong ba điều: đó là điều quy định về định nghĩa chung của nhãn hiệu [3, điều 4.16]; điều quy định “điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ” [3, điều 72]; và điều quy định về “khả năng phân biệt của nhãn hiệu” [3, điều 74], vừa dài, vừa không rõ ràng. Theo chúng tôi, cần sửa đổi quy định về định nghĩa và tính phân biệt của nhãn hiệu theo một trong hai giải pháp sau:

Giải pháp thứ nhất là giữ nguyên định nghĩa về nhãn hiệu như quy định tại điều 4 khoản 16 “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”, nhưng bỏ quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu như quy định tại điều 74 khoản 1 đó là “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ”.

Giải pháp thứ hai là gộp định nghĩa và tính phân biệt của nhãn hiệu vào trong một quy định. Theo hướng này, nhãn hiệu có thể được định nghĩa như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yêu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Điều chúng tôi cần lưu ý là thuật ngữ “có khả năng phân biệt” và “dùng để phân biệt” là rất khác nhau. Thuật ngữ “dùng để phân biệt” như quy định tại điều 4 khoản 16, là chỉ đề cập đến chức năng của nhãn hiệu, chứ không phải là cách định nghĩa để xác định như thế nào là một nhãn hiệu. Một nhãn hiệu khác biệt với các dấu hiệu không phải là nhãn hiệu ở chỗ nhãn hiệu “có khả năng phân biệt”. Do đó, cần sửa đổi thuật ngữ “dùng để phân biệt” thành “có khả năng phân biệt”.

Về khả năng phân biệt của nhãn hiệu: như đã trình bầy và phân tích ở Chương 2, một khái niệm mang tính nguyên tắc là bất cứ một dấu hiệu nào có khả năng phân biệt đều được xem là nhãn hiệu. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu có thể đạt được theo nhiều cách khác nhau trong đó có trường hợp thông qua sử dụng. Việc sử dụng dấu hiệu như thế nào, trong phạm vi nào, và ở mức độ như thế nào là


hoàn toàn tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Sử dụng và thừa nhận rộng rãi chỉ là một trường hợp cụ thể. Bởi vậy, quy định tại điểm a khoản 2 điều 74 của Luật SHTT là không chính xác, không lô gíc và quan trọng là quy định này không có tính khái quát hoá cao của một điều luật, khi quy định tính phân biệt của nhãn hiệu, trong trường hợp nhãn hiệu là dấu hiệu “hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng” [3, điều 74.2.a], chỉ có thể đạt được tính phân biệt khi nó được “sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa là một nhãn hiệu”. Quy định như vậy, về mặt lô gíc, đã đồng nhất việc “sử dụng và thừa nhận rộng rãi” với khả năng phân biệt của nhãn hiệu.

Ngược lại, điểm c khoản 2 điều 74 của Luật SHTT lại quay trở lại cách quy định theo hướng quái quát hoá, khi quy định một dấu hiệu loại trừ được coi là nhãn hiệu khi dấu hiệu đó “đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu”. Rõ ràng, xét về bản chất, các các dấu hiệu thuộc quy định tại điểm a, c khoản 2 điều 74 đều có cùng bản chất, đó là những dấu hiệu được xem là khó có khả năng phân biệt, nhưng quy định cho hai trường hợp này lại khác nhau. Nếu điểm a khoản 2 điều 74 lại "lẩn tránh" quy định về khả năng phân biệt, thì quy định tại điểm c lại "dẫn chiếu" đến khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng.

Bởi vậy, để thống nhất với định nghĩa và thống nhất trong toàn bộ nội dung của các điều luật, mang tính khái quát hoá cao, cần sửa đổi điểm a, c khoản 2 điều 74 theo hướng tương thích với quy định của CTMR “…trừ trường hợp các dấu hiệu này đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng. Cụm từ “trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu” cần được loại bỏ vì trong ngữ cảnh này đương nhiên nó phải được hiểu là trước thời điểm nộp đơn.

Tương tự, quy định tại điểm đ khoản 2 điều 74 Luật SHTT cũng cần được sửa đổi theo hướng “Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp các dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận theo quy định tại Luật này”.


Về trường hợp giới hạn độc quyền: như phân tích ở Mục 2.1.6.5, nhãn hiệu là tài sản của chủ sở hữu, việc đăng ký nhãn hiệu là xuất phát từ ý chí của chủ sở hữu. Do đó, không một ai, ngoài chủ sở hữu, có quyền tự ý hoặc giới hạn phạm vi độc quyền của chủ sở hữu. Luật SHTT thiếu hẳn quy định chủ sở hữu phải tự tuyên bố hạn chế phạm vi độc quyền trong trường hợp nhãn hiệu có một hoặc một số thành tố không thể dành độc quyền sử dụng các thành tố đó cho chủ sở hữu. Bởi vậy, cần bổ sung quy định này.

Về hậu quả pháp lý của sự huỷ bỏ: như phân tích ở mục 2.3.2.2, việc xác định quyết định có hiệu lực hồi tố hay không là chìa khoá cho việc xử lý các hành vi xâm phạm. Luật SHTT cũng như Nghị định 105/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 không có quy định về vấn đề này. Bởi vậy, cần bổ sung quy định này theo hướng:

Hiệu lực hồi tố của quyết định huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sẽ không ảnh hưởng trong các trường hợp sau:

- Quyết định liên quan đến việc xử lý hành vi xâm phạm quyền đã được thực thi trước khi quyết định huỷ bỏ được tuyên;

- Hợp đồng được thực hiện và kết thúc trước ngày tuyên bố huỷ bỏ hiệu lực.


Về hành vi xâm phạm: như trình bày tại mục 2.4.1, Luật SHTT không có quy định về hành vi sử dụng dấu hiệu bị coi là xâm phạm, hay nói cách khác, như thế nào bị coi là sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu. Bởi vậy, cần bổ sung các quy định về hành vi sử dụng dấu hiệu bị coi là xâm phạm theo hướng:

- Gắn dấu hiệu lên hàng hóa hoặc bao gói của hàng hóa;

- Chào bán hoặc trưng bầy để bán, hoặc đưa vào lưu thông trên thị trường hoặc lưu trữ hàng cho những mục đích này hoặc chào bán hoặc cung cấp dịch vụ mang dấu hiệu;

- Nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa mang dấu hiệu; hoặc

- Sử dụng những dấu hiệu trong giấy tờ kinh doanh hoặc quảng cáo.


Ngoài ra, đối với trường hợp xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng, cần sửa đổi hành vi xâm phạm là hành vi hành vi gây tổn hại đến tính phân biệt hoặc danh tiếng


của nhãn hiệu nổi tiếng. Các hành vi gây tổn hại là hành vi: (i) tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng; (ii) gây tổn hại đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng; hoặc; (iii) gây tổn hại đến danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo đó, điểm d khoản 1 điều 129 Luật SHTT cần đựơc sửa đổi như sau:


“Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng hoặc gây tổn hại đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc gây tổn hại đến danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng.”

Về quy định thực hiện quyền phản đối của bên thứ ba đối với việc cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng quyền SHCN, Luật SHTT Việt Nam đã ghi nhận tại điều 112. Tuy nhiên, luật này lại không quy định trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết đối với ý kiến phản đối đó như người có đơn bị phản đối có nghĩa vụ phải trả lời hoặc có ý kiến về ý kiến phản đối của bên thứ ba không? nếu phải trả lời thì thời hạn bao lâu? nếu không trả lời hoặc trả lời không thoả đáng thì đơn nhãn hiệu bị phản đối sẽ được giải quyết ra sao? bên thứ ba có được thông báo về quyết định giải quyết của Cục SHTT không? nếu không đồng ý với cách giải quyết của Cục SHTT thì bên phản đối và bên bị phản đối phải làm gì đề bảo vệ quyền lợi của mình? Tóm lại, rất nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục phản đối hiện vẫn bỏ ngỏ trong hệ thống Luật SHTT hiện hành. Điều này, tạo cho quy định phản đối mang tính hình thức.

Bởi vậy, luật SHTT hiện hành cần phải bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục xét nghiệm các đơn phản đối.

3.3.2. Xây dựng và luật hoá “Quy chế xét nghiệm nhãn hiệu”


Một trong những vấn đề lớn của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu là tính đúng đắn của các quyết định xét nghiệm nhãn hiệu. Đặc thù các quy định của pháp luật về nhãn hiệu là tính khái quát hoá cao. Việc hiểu và vận dụng các quy định của


pháp luật về nhãn hiệu không phải là dễ dàng, đôi khi rất trìu tượng. Bởi vậy, để tránh tình trạng tuỳ tiện và phụ thuộc vào ý kiến đánh giá mang cảm tính, chủ quan của xét nghiệm viên, pháp luật về nhãn hiệu của tất cả các nước đều xây dựng và luật hoá “Quy chế xét nghiệm nhãn hiệu”. Ngay trong, pháp luật về bảo hộ NHCĐ, phần lớn các quy định của CTMR được giải thích và hướng dẫn trong quy chế xét nghiệm.

Quy chế xét nghiệm nhãn hiệu, mặc dù không thể hướng dẫn, giải thích một cách chi tiết và triệt để mọi vấn đề về nhãn hiệu, nhưng với ý nghĩa là một tài liệu giải thích và hướng dẫn cụ thể được pháp điển hoá từ nhiều tính huống trên thực tiễn, quy chế xét nghiệm sẽ hạn chế được các ý kiến đánh giá mang tính chủ quan của xét nghiệm viên. Hơn nữa, các quy định mang tính hướng dẫn của quy chế có tính cụ thể và rõ ràng hơn so với các quy định mang tính khái quát của điều luật, bởi vậy, việc áp dụng quy chế đòi hỏi xét nghiệm viên phải “đầu tư chất xám” nhiều hơn cho quyết định của mình. Tính đúng đắn của kết quả xét nghiệm nhãn hiệu, vì thế, được nâng cao. Để quy chế xét nghiệm nhãn hiệu có tính thống nhất chung, công khai và minh bạch trong áp dụng, cần luật hoá quy chế này.

Hiện nay, hệ thống pháp luật bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam chưa xây dựng được quy chế xét nghiệm. Việc vận dụng các quy định của Luật SHTT cũng như các quy định trong Nghị định hướng dẫn, trên thực tế, vì thế, không chặt chẽ, không có tính thuyết phục. Điều này, thường xảy ra khiếu nại, đặc biệt các khiếu nại về kết quả xét nghiệm nội dung của nhãn hiệu. Vì không có quy chế xét nghiệm nhãn hiệu nên cách giải thích và viện dẫn luật của các bên là không thống nhất nhau. Bởi vậy, việc xây dựng quy chế xét nghiệm và luật hoá quy chế này là một trong những điều kiện cần thiết để nâng cao tính hiệu quả của hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu.

3.3.3. Hoàn thiện và xây dựng Quy trình giải quyết khiếu nại của “Bộ phận giải quyết khiếu nại” tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Một hệ thống pháp luật bảo hộ nhãn hiệu được đánh giá là tiến bộ và công bằng không phải bởi số lượng, nội dung các điều luật mà điều quan trọng là các quy


định về cơ chế và cách thức giải quyết các khiếu nại hoặc tranh chấp trên thực tế giữa các bên có đạt được sự chính xác và công bằng hay không?. Theo điều 14 Luật SHTT, khiếu nại lần đầu do Cục SHTT giải quyết, khiếu nại lần hai do Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Toà án giải quyết, tuỳ theo sự lựa chọn của người khiếu nại. Vấn đề quan tâm ở đây chính là tính công bằng và khách quan đối với khiếu nại lần đầu do Cục SHTT giải quyết. Cục SHTT vừa là cơ quan ban hành các quyết định bị khiếu nại, vừa là cơ quan giải quyết khiếu nại chính các quyết định đó, bởi vậy, nếu không có một cơ chế giải quyết khiếu nại, các quyết định giải quyết khiếu nại rất dễ bị thiên vị. Nhưng vì lĩnh vực SHTT là một lĩnh vực đặc thù đòi hỏi cơ quan giải quyết phải có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này. Bởi vậy, Cục SHTT là cơ quan giải quyết lần đầu là rất cần thiết, vấn đề là phải xây dựng được một cơ chế giải quyết đảm bảo tính chính xác, khách quan và công bằng. Cơ chế này, một mặt phù hợp với quy định chung của Luật khiếu nại tố cáo, mặt khác cần phải có những điểm đặc thù riêng để đảm tính chính xác và công bằng. Quy định đặc thù này là các quy định về cơ chế giải quyết khiếu nại, đó là các quy định về xác định thành phần Hội đồng tham gia giải quyết khiếu nại, tiêu chuẩn của từng thành viên trong Hội đồng, nguyên tắc giải quyết khiếu nại. Pháp luật SHTT hiện hành thiếu vắng hẳn các quy định như vậy.

Theo chúng tôi, Luật SHTT cần bổ sung thêm các quy định về cơ chế giải quyết khiếu nại theo mô hình Hội đồng giải quyết khiếu nại theo hệ thống luật NHCĐ. Hội đồng này bao gồm những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực SHTT và có trình độ pháp lý sâu sắc và có chức năng duy nhất là xem xét lại các quyết định của Cục SHTT bị một trong các bên liên quan khiếu nại. Thành viên Hội đồng này phải là người không tham gia hoặc có liên quan đến đối tượng bị khiếu nại trước đó. Hội đồng này phải hoạt động trên một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo tính khách quan và công bằng trong quá trình giải quyết khiếu nại như: độc lập chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc khước từ tham gia khi có căn cứ cho rằng thành phần Hội đồng giải quyết khiếu nại là không vô tư khi giải quyết vụ việc. Nếu xây dựng được một cơ chế giải quyết độc lập như vậy, sẽ đảm bảo được tính chính xác

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí