Thực Trạng Bảo Hộ Nhãn Hiệu Tại Việt Nam, Các Giải Pháp Đề Xuất Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Hộ Nhãn Hiệu Và Một Số Điểm


2.4.2.4. Luật áp dụng


Theo hệ thống pháp luật EU, trong trường hợp CTMR không có điều khoản phù hợp, ví dụ như vấn đề về thuế và luật hợp đồng liên quan đến hợp đồng li xăng nhãn hiệu hàng hoá, toà án sẽ áp dụng luật quốc gia, kể cả luật tư pháp quốc tế của nước nơi toà án đặt trụ sở. Về vấn đề thủ tục tố tụng, tòa án sẽ áp dụng luật tố tụng của quốc gia thành viên nơi toà án đặt trụ sở đối với vụ việc liên quan đến NHCĐ như áp dụng đối với nhãn hiệu quốc gia, trừ trường hợp vụ việc đó đã được một toà án NHCĐ khác xét xử hoặc vụ việc đó là liên quan đến yêu cầu huỷ bỏ hoặc yêu cầu tuyên bố vô hiệu nhưng các yêu cầu đó đã được OHIM thụ lý trước đó. Do đó, các quy định liên quan đến cách thức biện hộ, hoạt động điều tra, thu thập bằng chứng và lấy lời khai của nhân chứng, tất cả sẽ được điều chỉnh bởi luật quốc gia nơi toà án NHCĐ có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Điều này có nghĩa là nếu có quyền lựa chọn toà án NHCĐ có thẩm quyền giải quyết, thì bên lựa chọn đó có quyền cân nhắc sự khác nhau trong thủ tục của mỗi quốc gia để lựa chọn sao cho có lợi nhất cho mình.

Đối với việc áp dụng Điều ước quốc tế, về nguyên tắc, Toà án NHCĐ sẽ áp dụng các quy định của CTMR [22, điều 97.1], trừ những trường hợp áp dụng luật quốc gia như đề cập ở trên. Ngoài ra, Luật tư pháp quốc tế của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp về thẩm quyền và thực thi chính là Công ước Bruc-xen về Thẩm quyền và Thực thi trong lĩnh vực Dân sự và Thương Mại được ký kết tại Bruc-xen, ngày 27 tháng 9 năm 1968, được sửa đổi bởi các Công ước về sự gia nhập của các quốc gia tham gia vào Cộng đồng chung châu Âu. Theo Công ước này, khi CTMR được áp dụng để giải quyết vấn đề về thẩm quyền không có quy định thì Công ước Bruc-xen sẽ được áp dụng, cụ thể Công ước về thẩm quyền và vấn đề thực thi sẽ được áp dụng để giải quyết các vụ việc liên quan NHCĐ, và đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ NHCĐ cũng như đối với các vụ việc xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp nhau dựa trên NHCĐ và nhãn hiệu quốc gia [22, điều 90.1].


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀ MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU‌

3.1. Thực trạng hoạt động bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam


Trong thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực hết mình để nâng cao hoạt động bảo hộ quyền SHTT, chí ít trên phương diện lập pháp, đã xây dựng và ban hành một loạt văn bản có giá trị pháp lý cao như Bộ luật dân sự, Luật SHTT cũng như các văn bản hướng dẫn. Nhìn chung, về mặt lý thuyết, các quy định pháp luật của Việt Nam được xem là khá đầy đủ và tương thích với các quy định trong các điều ước quốc tế trong lĩnh bảo hộ nhãn hiệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Trên phương diện xác lập quyền đối với nhãn hiệu, số lượng các đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền nhãn hiệu liên tục tăng qua từng năm, theo số liệu báo cáo của Cục SHTT năm 2005 thì nếu như năm 2002 tổng số đơn nhãn hiệu do cá nhân, pháp nhân nước ngoài và Việt Nam đã nộp là 8818, năm 2004 là 14916 thì đến năm 2005 con số này là 18018. Trong đó, số lượng đơn của cá nhân, pháp nhân nước ngoài tương ứng qua các năm lần lượt là 2258; 4275 và 5134. Quốc tịch của người nộp đơn là rất đa dạng. Hầu hết các công ty, tập đoàn lớn của các cường quốc kinh tế đề có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh nền kinh tế của một quốc gia trên 82 triệu dân với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2010, thì con số lượng đơn của người nước ngoài là rất khiêm tốn. Dĩ nhiên, việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, song trên phương diện là một công cụ thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, hoạt động bảo hộ nhãn hiệu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

Trên phương diện thực thi, việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu là khâu yếu nhất. Mặc dù Luật SHTT 2005 cũng như các văn bản liên quan khác đã quy định đầy đủ về các chế tài dân sự, hành chính, hình sự và biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo đảm cho các quyền SHTT được thực thi và chống lại

Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 15


các hành vi xâm phạm, tuy nhiên các cơ quan chức năng lại rất lúng túng khi xử lý. Vướng mắc lớn nhất là các quy định đó mới chỉ mang nguyên tắc chứ chưa cụ thể, chưa chi tiết và chưa xác định rõ một số vấn đề như ranh giới giữa các biện pháp hành chính và chế tài hình sự. Các biện pháp xử lý, hiện nay, chủ yếu là các chế tài hành chính, trong khi vai trò chủ đạo và quan trọng như đòi hỏi của các điều ước quốc tế là chế tài dân sự lại chưa được phát huy, khiến cho cơ chế thực thi chưa phát huy được hết tác dụng. Ngay cả khi xử lý bằng biện pháp hành chính, chế tài cũng không nghiêm, không có tác dụng ngăn chặn. Kể từ khi Nghị định số 12/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được ban hành năm 1999, cũng chưa có trường hợp xâm phạm quyền nhãn hiệu nào bị áp dụng mức chế tài cao nhất là 100 triệu đồng mặc dù hành vi xâm phạm là rõ ràng, quy mô và giá trị hàng hoá bị vi phạm là rất lớn. Cho tới nay, số vụ việc liên quan đến SHTT được giải quyết theo con đường tòa án là rất ít ỏi. Nếu so sánh với hàng ngàn vụ tranh chấp về SHTT được giải quyết trước các cơ quan hành chính, thì tỷ lệ số vụ được giải quyết trước toà án là không đáng kể. Hầu như trong mọi trường hợp bị xâm phạm quyền SHTT, chủ thể bị xâm hại thường chọn con đường xử lý hành chính. Đây chính là tình trạng hành chính hoá các quan hệ dân sự về SHTT vượt quá mức cần thiết.

Có rất nhiều lý do dẫn đến thực trạng nêu trên, tuy nhiên chủ yếu do một số lý do căn bản sau đây:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật SHTT của Việt Nam vẫn còn chưa thật sự đầy đủ và hoàn thiện. Luật SHTT 2005 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, nhưng cho đến nay vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn chi tiết như Thông tư, khiến cho việc thực hiện trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Sở dĩ các chủ thể cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết vì các quy định hay khái niệm được sử dụng trong luật chỉ mang tính chung chung, và dường như chỉ là sự sao chép đơn thuần các quy định của Hiệp định TRIPS mà không có sự sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với các quy định và quan niệm của pháp luật quốc nội. Thêm vào đó, các văn bản hướng dẫn trước đây về việc xác lập và thực thi quyền SHTT chưa được quy định một cách


hợp lý và rõ ràng, khiến thủ tục xác lập quyền còn rất phức tạp, mất nhiều thời gian và không thuận tiện cho những chủ thể trong việc xác lập và bảo về quyền SHTT.

Thứ hai, vẫn còn nhiều quy định mang tính hình thức hoặc nếu thực hiện được thì cũng không triệt để, ví dụ luật SHTT Việt Nam quy định các bên liên quan có quyền phản đối đối với đơn đăng ký nhãn hiệu nhưng trình tự, thủ tục để chủ thể thực hiện quyền này cũng như giám sát hoạt động giải quyết của Cục SHTT là không được đề cập.

Thứ ba, chưa có một cơ chế đảm bảo tính độc lập, khách quan và nhanh chóng trong việc giải quyết khiếu nại liên quan đến thủ tục phản đối hoặc huỷ bỏ. Cụ thể, hiện chưa có một Hội đồng giải quyết khiếu nại được thành lập và hoạt động theo một cơ chế độc lập kiểu như Hội đồng giải quyết khiếu nại theo pháp luật NHCĐ. Điều này ảnh hưởng chung đến môi trường pháp luật bảo hộ nhãn hiệu, vừa không đảm bảo được quyền lợi của các chủ thể có liên quan, vừa không nâng cao được trình độ pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu.

Thứ tư, một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và chất lượng xử lý đơn đăng ký bảo hộ là trình độ và năng lực của những cán bộ làm việc tại các cơ quan chuyên môn, cụ thể là tại Cục SHTT còn hạn chế. Số lượng xét nghiệm viên có trình độ, được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu trong lĩnh vực SHTT là chưa nhiều.

Thứ năm, nguyên nhân dẫn đến việc thực thi quyền SHTT chưa hiệu quả đó là cơ cấu tổ chức, hoạt động và sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này là chưa chặt chẽ, có sự chồng chéo. Quá nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc chẳng hạn như cơ quan Hải quan, Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế, thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Uỷ ban nhân dân các cấp và cao hơn là toà án. Tình trạng quy định quá nhiều đầu mối như vậy sẽ không tạo ra “trách nhiệm chính” của từng cơ quan thực thi, dễ nảy sinh tâm lý đùn đẩy hoặc chờ đợi. Cũng do không có chức năng chuyên trách nên các cơ quan này cũng thiếu luôn cả tính chuyên nghiệp và chuyên sâu.


Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn về pháp luật SHTT của những người làm việc trong các cơ quan thực thi chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Nhiều cơ quan chức năng khi giải quyết các vụ việc về SHTT vẫn phải dựa vào ý kiến của các cơ quan chuyên môn đó là Cục SHTT, mà nhiều khi chính ý kiến của cơ quan này là đối tượng đang được xem xét. Bởi vậy, hậu quả là việc giải quyết không được khách quan và chính xác.

Thứ sáu, tập quán và tư duy “bao cấp” vẫn còn trong suy nghĩ và nhận thức của rất nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu. Chủ sở hữu vẫn có tư tưởng cho rằng trách nhiệm trong việc chủ động xử lý các hành vi xâm phạm là thuộc về cơ quan chức năng của nhà nước, thay vì nhận thức rằng quyền đối với nhãn hiệu là tài sản của chủ sở hữu và chính chủ sở hữu phải chủ động và tích cực trong việc bảo vệ quyền của mình. Bởi vậy, chủ sở hữu thường có thái độ ỉ lại, trông chờ vào cơ quan nhà nước hoặc thụ động trước hành vi xâm phạm, mà cơ quan nhà nước, như trình bầy ở trên, cũng không phải lúc nào cũng tích cực. Chừng nào chủ sở hữu nhãn hiệu coi nhãn hiệu là tài sản như ô tô, nhà cửa của chính chủ sở hữu thì khi đó chủ sở hữu mới có thái độ tích cực và phản ứng mạnh mẽ trước hành vi xâm phạm, hiệu quả thực thi mới được cải thiện.

Thứ bảy, vai trò của các công ty luật, các tổ chức đại diện SHTT là rất quan trọng trong hoạt động bảo hộ nhãn hiệu như tư vấn cho chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ quyền lợi của mình, góp ý xây dựng pháp luật về SHTT. Tuy nhiên, số lượng luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ chuyên sâu còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đang ngày càng gia tăng.

Thứ tám, mặc dù đều thừa nhân vai trò của Toà án là tối quan trọng trong hoạt động thực thi, bảo hộ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, tuy nhiên, trong hệ thống toà án Việt Nam vẫn chưa có một Toà án chuyên trách về SHTT. Số lượng thẩm phán có trình độ chuyên sâu về pháp luật SHTT là rất ít.

Cuối cùng, nội dung đào tạo pháp luật SHTT tại các cơ sở đào tạo còn sơ sài, mang tính giới thiệu chứ chưa phải là chương trình đào tạo nghề. Hiện nay, Việt


Nam chưa xây dựng được một chương trình chuẩn cho việc giảng dạy và đào tạo nghề luật SHTT.

Tóm lại, thực trạng hoạt động bảo hộ nhãn hiệu, hiện nay ở Việt Nam, mới chỉ dừng ở mức độ xác lập quyền và hoạt động lập pháp. Nhưng, ngay cả hoạt động lập pháp cũng mang tính lấp đầy về số lượng sao cho tương thích với các quy định của một số điều ước quốc tế, chứ chưa đảm bảo được về mặt chất lượng của các văn bản pháp luật được ban hành, cũng như khả năng áp dụng của các văn bản này trên thực tế. Còn hoạt động thực thi quyền, đặc biệt là hoạt động ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền nhãn hiệu nói riêng là rất thấp.

3.2. Một số điểm lưu ý về bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Liên minh châu Âu

Qua các phần trình bày và phân tích ở trên cho thấy hệ thống pháp luật về bảo hộ NHCĐ là rất phức tạp, nguy cơ đơn bị từ chối trên cơ sở từ chối tuyệt đối hoặc bị phản đối bởi bên thứ ba trên cơ sở từ chối tương đối là rất lớn. Bởi vậy, việc nắm chắc các quy định của hệ thống pháp luật này là rất quan trọng, giúp cho thương nhân Việt Nam cũng như các luật sư Việt Nam hành nghề trong lĩnh vực này hạn chế được rủi ro, tăng khả năng thành công cũng như có được sự tự tin khi phải đối diện với các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực này tại thị trường liên minh châu Âu.

Dưới đây là một số điểm lưu ý cơ bản về hệ thống pháp luật bảo hộ NHCĐ:


Về tính phân biệt của nhãn hiệu


Để hạn chế khả năng bị từ chối trên cơ sở từ chối tuyệt đối khi đăng ký nhãn hiệu, nên tránh đăng ký các nhãn hiệu có thể rơi vào các trường hợp loại trừ như: mang tính mô tả chủng loại, chất lượng, số lượng, tính năng, giá trị sử dụng, nguồn gốc địa lý hoặc thời gian sản xuất.

Tuy nhiên, khi bị từ chối trong các trường hợp trên, cần lưu ý các điểm sau:


(i) Nhãn hiệu là chỉ dẫn địa lý


Mặc dù chỉ dẫn địa lý, về nguyên tắc là không được bảo hộ, nhưng vẫn có một ngoại lệ mà chỉ dẫn địa lý có thể đăng ký với tư cách là NHCĐ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Chỉ dẫn đó không phải là nơi địa danh gắn liền với chất lượng hoặc một thuộc tính đặc thù của hàng hoá.

- Không có sự liên tưởng giữa nào trong nhận thức của người tiêu dùng giữa chỉ dẫn địa lý với hàng hoá mang chỉ dẫn đó.

- Hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý phải được sử dụng trong lãnh thổ của EU.


(ii) Nhãn hiệu mang tính mô tả


Để xác định một nhãn hiệu dự định đăng ký hoặc khi bị OHIM từ chối với lý do nhãn hiệu mang tính mô tả, cần phải xem xét và đánh giá nhãn hiệu trong các tiêu chí sau đây để xác định xem có đúng nhãn hiệu mang tính mô tả hay không:

- Tổng thể của nhãn hiệu có mang hàm ý mô tả không?.

- Chỉ những dấu hiệu mô tả rõ ràng và trực tiếp mới là đối tượng bị từ chối

- Những dấu hiệu, mặc dù có hàm ý mô tả nhưng không rõ ràng, có thể hình thành nhiều diễn giải khác thì không hẳn bị xem là mang tính mô tả.

- Trong trường hợp bị coi là mang tính mô tả, cần chỉ ra rằng nhãn hiệu đó luôn được hiểu theo “hàm ý hoặc nghĩa thứ hai” không mang tính mô tả.

Tránh huỷ bỏ trên cơ sở không sử dụng


Theo pháp luật EU, nhãn hiệu sau khi đăng ký mà không sử dụng trong thời gian 5 năm liên tục có thể bị huỷ bỏ theo yêu cầu của bất kỳ bên thứ ba nào. Bởi vậy, trong trường hợp mà chủ sở hữu chưa có hoạt động kinh doanh, buôn bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ, có thể tiến hành việc quảng cáo hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ trên báo cũng có thể được coi là “đã sử dụng” nhãn hiệu trên thực tế. Theo pháp luật EU việc sử dụng nhãn hiệu tại một nước thuộc thành viên của cộng đồng cũng được coi như là đã sử dụng nhãn hiệu trên toàn EU, bởi vậy chỉ cần tiến hành quảng cáo tại một nước thành viên của cộng đồng để tiết kiệm chi phí.


Tuy nhiên, theo pháp luật EU, có sự phân biệt giữa “quảng cáo thực sự” nhằm mục đích thương mại hàng hoá với quảng cáo nhằm mục đích “lẩn tránh nghĩa vụ sử dụng” - tạo bằng chứng sử dụng để trách nguy cơ bị yêu cầu huỷ bỏ. Nội dung quảng cáo, bởi vậy, cần phải được thể hiện chi tiết về đặc tính của hàng hoá, giá cả, các điều kiện về mua bán và các thông tin về nhà sản xuất. Tóm lại, nội dung quảng cáo phải chứng tỏ “mong muốn thực sự” của chủ sở hữu trong việc thương mại hàng hoá.

Tránh bị chiếm đoạt


Phần lớn các thương nhân Việt Nam chưa nhận thức được việc cần phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu trước khi tiến hành các hoạt động thương mại hàng hoá. Trên thực tế, đã xảy ra nhiều trường hợp thương nhân Việt Nam bị đại lý hoặc đại diện chiếm đoạt nhãn hiệu, và sau đó phải thương lượng mua lại nhãn hiệu của chính mình với chi phí tương đối lớn. Bởi vậy, cần vận dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong trường hợp này.

Hệ thống pháp luật của EU về bảo hộ nhãn hiệu cho phép chủ sở hữu đích thực bảo vệ quyền lợi của mình bằng các cách sau: thứ nhất là phản đối việc nộp đơn bất hợp pháp của người đại lý hoặc đại diện, nếu như phát hiện thấy nhãn hiệu đang trong giai đoạn đăng ký nhưng chưa được cấp; thứ hai là tiến hành huỷ bỏ nhãn hiệu bị chiếm đoạt bất hợp pháp, nếu như nhãn hiệu bị chiếm đoạt đã được cấp đăng ký.

Để thực hiện được các biện pháp trên, người có nhãn hiệu bị chiếm đoạt cần chứng minh đối tác chiếm đoạt nhãn hiệu chính là người đại lý hoặc đại diện của mình, thông qua quan hệ này đã biết đến nhãn hiệu và tự ý đem đi đăng ký. Các chứng cứ chứng minh có thể là hợp đồng đại lý, đại diện, hoá đơn bán hàng thể hiện mối quan hệ đại diện, đại lý, các thư từ, tài liệu giao dịch liên quan đến hàng hoá mang nhãn hiệu. Bởi vậy, các thương nhân khi hợp tác kinh doanh với đối tác cần ký kết hợp đồng hợp tác có điều khoản ngăn cấm hành vi tự ý đăng ký, chiếm đoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022