sản xuất động cơ máy bay quân sự trong thế chiến thứ nhất. Đây là một ví dụ điển hình cho một công ty có nhãn hiệu hàng đầu vẫn còn giữ lại, thể hiện những gì tiêu biểu nhất trong truyền thống của mình qua hình thức bên ngoài logo của công ty mà không kém phần đơn giản, súc tích và có ý nghĩa, mặc dù theo cách hiểu như trên thì nó không liên quan gì đến ô tô. Vì vậy, những nhãn hiệu này phải có sự đầu tư tốn kém vào quảng cáo để làm cho người tiêu dùng hiểu biết về chúng. Khi những nhãn hiệu này đi vào lòng công chúng thì người tiêu dùng dễ dàng nhận ra hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu và khả năng được chấp nhận đăng ký là rất cao.
Loại nhãn hiệu thứ hai thường được các nhà marketing ưa sử dụng hơn vì thường là những thuật ngữ ít nhiều mang tính mô tả, nghĩa là chúng chứa những thông tin làm cho người tiêu dùng liên tưởng tới các đặc điểm hay chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu. Nhìn chúng pháp luật các nước thường công nhận một nguyên tắc là các thuật ngữ mô tả có thuộc tính phân biệt đối với hàng hóa liên quan nếu nó mang một nghĩa thứ cấp (secondary meaning), nghĩa là nếu những người tiêu dùng khi nhìn thấy nó có thể nhận biết được hàng hóa là từ một nguồn thương mại xác định. Đáp ứng được điều kiện này thì nhãn hiệu sẽ được đăng ký. Ví dụ "Ivory" trong tiếng anh nghĩa là ngà voi và nó cũng là nhãn hiệu của một loại xà phòng. Ivory có thể khiến cho người tiêu dùng liên tưởng tới màu của loại xà phòng đó hoặc là ẩn chứa chất lượng của nó có thể làm sạch và trắng như ngà voi. Nhãn hiệu BP với logo hình hoa hướng dương của tập đoàn dầu khí BP. Hình ảnh hoa hướng dương với 18 cánh vừa tượng trưng cho sự may mắn, vừa là hình ảnh của mặt trời, một nguồn năng lượng sạch và gần như vô tận. Phát triển nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió là hướng đi mới của BP và logo này, do vậy cũng biểu trưng cho chiến lược phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
Qua việc phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy được giá trị của một nhãn hiệu chính là tính phân biệt của nó. Vì vậy, để có được ấn tượng sâu sắc về hàng hóa, dịch vụ của mình trong tâm trí người tiêu dùng, các doanh nghiệp
cần nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm nhằm làm cho nhãn hiệu có tính phân biệt cao hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tạo vị thế cạnh tranh không những trong thị trường nội địa mà còn vươn xa ra thị trường quốc tế. Khả năng phân biệt có thể bao gồm khả năng tự phân biệt, khả năng phân biệt thông qua sử dụng và khả năng phân biệt trong mối tương quan với cá nhãn hiệu khác cũng như các đối tượng khác của quyền SHTT.
2.1.2.1. Khả năng tự phân biệt của nhãn hiệu
Dấu hiệu được coi là có khả năng tự phân biệt hay khả năng phân biệt tự thân nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Hiện nay, chưa có văn bản nào qui định cụ thể những yếu tố được coi là dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Xét về mặt logic, yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ phải được đánh giá trên cơ sở nhận thức của đại đa số người tiêu dùng có trình độ hiểu biết thông thường. Bản thân dấu hiệu đó phải mang một hoặc một số đặc điểm riêng biệt, đủ tác động vào nhận thức để gây ấn tượng cho người tiêu dùng. Một yếu tố được coi là dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hay không phải do người tiêu dùng đánh giá, nhận xét và bình chọn.
Pháp luật Việt Nam không trực tiếp qui định các trường hợp có khả năng tự phân biệt mà chỉ liệt kê các dấu hiệu loại trừ:
Một là, hình, hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng. Trong đó, các dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình bị coi là không có khả năng phân biệt nếu:
- Dấu hiệu chỉ đơn thuần là ký tự thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớ được như ký tự không có nguồn gốc Latinh, chữ Ả rập, chữ Slavơ, chữ Phạn, chữ trung Quốc…trừ khi ký tự thuộc ngôn ngữ trên đi kèm với các thành phần khác tạ nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác.
- Dấu hiệu là ký tự Latinh nhưng chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ - kể cả khi có kèm theo chữ số; trừ trường hợp các dấu hiệu đó được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Quyền Shcn Đối Với Nhãn Hiệu Nổi Tiếng
- Sơ Lược Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Hệ Thống Pháp Luật Về Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Tại Việt Nam
- Vai Trò Của Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Đối Với Nền Kinh Tế Trong Xu Thế Hội Nhập
- Số Lượng Người Tiêu Dùng Liên Quan Đã Biết Đến Nhãn Hiệu Thông Qua Việc Mua Bán, Sử Dụng Hàng Hóa, Dịch Vụ Mang Nhãn Hiệu Hoặc Thông Qua Quảng Cáo
- Căn Cứ Phát Sinh, Phạm Vi Bảo Hộ, Thời Hạn Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu Nổi Tiếng
- Quyền Ngăn Cấm Người Khác Sử Dụng Nhãn Hiệu Nổi Tiếng
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
- Dấu hiệu tập hợp quá nhiều chữ cái, từ ngữ khiến cho không thể ghi nhớ được như một văn bản, một đoạn văn, một dãy quá nhiều ký tự không được sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định hoặc hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối, phức tạp gồm nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng chéo làm cho người tiêu dùng không thể nhận biết được các đặc điểm của hình.
Hai là, dấu hiệu, biểu tượng qui ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.
Về nguyên tắc không ai có thể độc chiếm một thuật ngữ mang tính mô tả hoặc một tên gọi chung, thông thường của hàng hóa, dịch vụ chỉ bằng việc thực hiện một thủ tục hành chính. Ví dụ, việc đăng ký "INOX" cho thép không gỉ, "Gạo" cho sản phẩm gạo, "Hải sản" cho tôm, cá, cua…
Ba là, dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Bốn là, dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Ví dụ " Công ty trách nhiệm hữu hạn", "tư vấn đầu tư"…Tất cả các chủ thể kinh doanh đều có quyền sử dụng các thuật ngữ chung này.
Ngoài ra, để đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu còn đánh giá thông qua sử dụng và thông qua việc phân biệt với một số đối tượng khác của quyền SHCN.
2.1.2.2. Khả năng phân biệt thông qua sử dụng
Đối với những dấu hiệu không có khả năng tự phân biệt thì khả năng từ chối cấp văn bằng bảo hộ không tuyệt đối và bất biến. Pháp luật SHTT ghi nhận công sức mà các chủ thể kinh doanh đã bỏ ra để xây dựng nhãn hiệu và tạo cơ hội cho họ được tiếp tục sử dụng nhãn hiệu thông qua qui chế: khả năng phân biệt thông qua sử dụng.
Điều 15 Hiệp định TRIPS ghi rõ: " Trong trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể qui định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng".
Theo qui định của Điều 74 khoản 2 mục a,b Luật SHTT năm 2005, chúng ta có thể hiểu rằng dấu hiệu có khả năng phân biệt thông qua sử dụng bao gồm dấu hiệu "đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu", "được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến".
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ/CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ đã liệt kê các trường hợp ngoại lệ (Điều 39.3 và Điều 39.5) được áp dụng khi đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình như sau: "Dấu hiệu đã và đang được sử dụng với chức năng nhãn hiệu và được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi và nhờ đó nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân biệt đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan".
Theo qui định của pháp luật, một dấu hiệu được coi là có khả năng phân biệt thông qua sử dụng khi thỏa mãn điều kiện cần (dấu hiệu đã và đang được sử dụng với chức năng nhãn hiệu) và điều kiện đủ (dấu hiệu đã được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi.
Ví dụ: nhãn hiệu "thuốc lá 555" hoặc "bia 333" là những nhãn hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng biết đến thông qua sử dụng.
2.1.2.3. Khả năng phân biệt với một số đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ
Điều kiện cho một dấu hiệu được phép đăng ký làm nhãn hiệu là nó phải không được trùng hoặc tương tự ở mức có thể gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu hoặc một đối tượng của quyền SHTT đã tồn tại trước đó như tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu nổi tiếng (khoản 2 Điều 74). Mục đích của việc thỏa mãn điều kiện này là bảo vệ quyền lợi của chủ nhãn hiệu, đồng thời tránh cho người tiêu dùng hiểu nhầm về nguồn gốc thương mại của sản phẩm.
Thứ nhất, dấu hiệu không được trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa.
Hiện nay, nhiều nhà kinh doanh đã đưa tên thương mại của mình vào thành phần nhãn hiệu mà chủ thể đó đăng ký bảo hộ hoặc thậm chí đăng ký trùng với tên thương mại. Tuy nhiên, xung đột giữa tên thương mại và nhãn hiệu có dấu hiệu trùng với nó sẽ xảy ra khi quyền đối với nhãn hiệu được đắc thủ bởi một chủ thể khác. Khi đó, quyền với tên thương mại có thể bị bác bỏ nếu quyền với nhãn hiệu được xác lập sớm hơn. Ngược lại, nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nếu chứng minh được rằng việc đăng ký nhãn hiệu đó vi phạm quyền đối với tên thương mại đã được xác lập từ trước đó.
Thứ hai, dấu hiệu không được trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa.
Chỉ dẫn địa lý được coi là dạng dấu hiệu đặc biệt có khả năng phân biệt được sử dụng trong thương mại, giúp người tiêu dùng xác định được một khu vực địa lý cụ thể mà ở đó sản phẩm có danh tiếng, chất lượng, đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý (yếu tố tự nhiên và yếu tố con người) của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Do vậy, bất kỳ các cá nhân, tổ chức nào không có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa ở địa phương, quốc gia, khu vực hay vùng lãnh thổ đó đều không có quyền sử dụng - quyền gắn chỉ dẫn địa lý lên hàng hóa của mình. Trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu luôn cung cấp thông tin về tên, địa chỉ của chủ đơn. Trong quá trình sản xuất chủ sở hữu có thể chuyển địa điểm sản xuất trong khi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu vẫn có hiệu lực hoặc chủ sở hữu có thể chuyển giao cho chủ thể khác ở một địa phương khác, vùng khác, khu vực khác. Bởi vậy, từ chối vấp văn bằng bảo hộ cho những dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý là đương nhiên.
Thứ ba, dấu hiệu không được trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vự địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó.
Thứ tư, dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn của nhãn hiệu.
2.2. TIÊU CHUẨN BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
Cho đến nay các nước trên thế giới chưa có một bộ tiêu chí thống nhất để công nhận nhãn hiệu nổi tiếng và cũng chưa có một bản danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng của thế giới. Tuy vậy, Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO) đã chủ trì thông qua Bản khuyến nghị chung cho các quốc gia thành viên trong việc xác định và bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.
Theo Bản khuyến nghị này cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia khi đánh giá một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không cần dựa vào các tiêu chí (có thể còn các tiêu chí khác) như: Mức độ nhãn hiệu được biết đến hoặc thừa nhận của một bộ phận công chúng liên quan; thời gian và vùng địa lý của việc sử dụng nhãn hiệu; thời gian và vùng địa lý của các hoạt động xúc tiến nhãn
hiệu (bao gồm quảng cáo, xuất bản hoặc giới thiệu các sản phẩm tại hội chợ, triển lãm); thời gian và vùng địa lý mà nhãn hiệu được đăng ký hoặc đã nộp đơn đăng ký nhằm chứng minh việc sử dụng hoặc thừa nhận nhãn hiệu; các kết quả về chống vi phạm quyền đối với nhãn hiệu (bao gồm cả các quốc gia đã công nhận nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng); giá trị được đánh giá của nhãn hiệu.
Điều 6 bis của Công ước Paris về bảo hộ SHCN (1883) đã quy định
Các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan thẩm quyền của nước đăng ký hoặc sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó cho hàng hoá giống hoặc tương tự... [11].
Như vậy, theo Điều bis6 việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm các hoạt động: Từ chối việc đăng ký một nhãn hiệu tương tự cho người khác để sử dụng cho cùng sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự; huỷ bỏ đăng ký một nhãn hiệu tương tự đã cấp cho người khác cho cùng sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự; yêu cầu chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng. Công ước cũng không đưa ra một tiêu chí chung mà việc bảo hộ này hoàn toàn do các nước thành viên tham gia tự qui định.
Theo Hiệp định TRIPS, các qui định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng về cơ bản là lấy các qui định trong Điều 6 bis Công ước Paris làm nền tảng và đã có một số sửa đổi, bổ sung khá thích đáng. Ngoài việc qui định bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đã được áp dụng với cả các nhãn hiệu dịch vụ nổi tiếng, Điều 16.2 TRIPS còn đưa ra các tiêu chí để đánh giá mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa. Theo đó: "Để xác định một nhãn hiệu hàng hóa có nổi tiếng hay không các thành viên phải chú ý đến sự nhận biết nhãn hiệu hàng hóa đó trong một bộ
phận công chúng liên quan, kể cả sự nhận biết về nhãn hiệu hàng hóa đó tại nước thành viên tương ứng đạt được nhờ quảng cáo nhãn hiệu hàng hóa đó".
Như vậy, qui định này có nghĩa là việc xác định nhãn hiệu nổi tiếng tùy thuộc vào hệ thống đánh giá (nếu có) của từng quốc gia, đánh giá sự nổi tiếng của nhãn hiệu phải được tiến hành ở quốc gia thành viên có liên quan.
Là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ SHCN, Việt Nam đã áp dụng các điều khoản để bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Trong Nghị định 63/CP ngày 24.10.1996 của Chính phủ quy định chi tiết về SHCN nhằm hướng dẫn thi hành các quy định về bảo hộ quyền SHCN tại Chương II, Phần thứ VI của Bộ Luật Dân sự (1995); tại Điều 6 khoản 1 mục e quy định: Không chấp nhận bảo hộ là nhãn hiệu hàng hoá các dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng. Tuy nhiên, việc xác định như thế nào được coi là "trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn" là rất khó.
Khắc phục những thiếu sót này, Điều 75 Luật SHTT năm 2005 đã đưa ra những tiêu chí để đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.
3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu
5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu
7. Số lượng quốc gia công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu