Vai Trò Của Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Đối Với Nền Kinh Tế Trong Xu Thế Hội Nhập

Thứ hai, nhãn hiệu được gắn lên hàng hóa, dịch vụ sẽ góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Sự ủng hộ của Nhà nước đối với các nhãn hiệu đã đăng ký sẽ ngăn ngừa được tình trạng sản phẩm bị làm nhái, làm giả, kém chất lượng nhằm lừa gạt người tiêu dùng.

Thứ ba, nhãn hiệu khuyến khích người tiêu dùng hoàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng. Ở các nước công nghiệp phát triển, tầng lớp những người tiêu dùng có thu nhập cao, họ không chỉ sẵn sàng trả tiền cho giá trị sản phẩm mà họ còn trả tiền cho sự hài lòng của mình khi mua được những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng.

1.3.3. Vai trò của nhãn hiệu nổi tiếng đối với nền kinh tế trong xu thế hội nhập

Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, nhãn hiệu nhất là nhãn hiệu mạnh và nổi tiếng thực sự là biểu tượng cho sức mạnh và niềm tự hào của quốc gia. Một quốc gia có nhiều sản phẩm với những nhãn hiệu nổi tiếng, lâu đời là biểu hiện của sự trường tồn và phát triển đi lên, nhất là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Thứ hai, trong bối cảnh toàn cầu hóa và khi Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc xây dựng các nhãn hiệu mạnh sẽ là rào cản chống lại sự xâm nhập của các hàng hóa kém chất lượng, giá rẻ từ bên ngoài, bảo vệ thị trường nội địa.

Thứ ba, nếu như nhãn hiệu của các hàng hóa, dịch vụ Việt Nam được ghi vào bộ nhớ của người tiêu dùng tại các thị trường nước ngoài, sẽ củng cố uy tín sản phẩm và vị thế của Việt Nam cũng sẽ ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. Và chính điều này cũng sẽ góp phần tích cực trong việc thu hút FDI vào Việt Nam, tạo tiền đề đưa đất nước tiến nhanh, vững chắc và từng bước rút ngắn khoảng cách so với các nước về kinh tế.

Với những lợi ích mà nhãn hiệu nổi tiếng mang lại như đã phân tích ở trên, bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong

việc phát triển kinh tế, thúc đẩy một xã hội bình đẳng, thiết lập một môi trường đầu tư hấp dẫn, thức đẩy thương mại quốc tế và tăng khả năng hội nhập với khu vực và thế giới. Trong những năm gần đây, có một thực tế ngày càng được chứng minh là những tiêu chuẩn được sử dụng để bảo hộ quyền SHTT nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng, cũng như hiệu quả trong thực thi các tiêu chuẩn này đã có tác động đến sự phát triển của thương mại quốc tế. Người ta cho rằng, sáng tạo kết tinh trong hàng hóa, dịch vụ có thể là những kỹ thuật công nghệ mới hoặc là những mẫu mã, nhãn hiệu thể hiện uy tín, độ tin cậy của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Một xu hướng ngày càng được đẩy mạnh là chỉ những hàng hóa, dịch vụ có sự kết tinh sáng tạo trí tuệ mới đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Bởi vậy, các nhà sản xuất cũng mong muốn bất cứ khi nào họ được đưa vào thị trường thì những quyền này phải được đảm bảo đầy đủ nhằm tạo điều kiện cho họ tránh được những hành vi xâm phạm có thể gây thiệt hại về vật chất cũng như ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Hiện nay, bảo hộ quyền SHTT là một tiêu chuẩn cơ bản để tham gia hoạt động thương mại quốc tế theo các Hiệp định thương mại giữa các quốc gia cũng như tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như các tổ chức đa phương khác. Một quốc gia không những phải đảm bảo thực thi có hiệu quả quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã công nhận là nổi tiếng ở nước mình mà còn có chính sách bảo hộ cho các hàng hóa nhập khẩu nếu như đã đăng ký bảo hộ tại nước mình, nhằm tạo điều kiện cho các giao dịch thương mại giữa các quốc gia đó với nhau và cho thương mại quốc tế nói chung.

Chương 2

NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO QUI ĐỊNH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam - 6

Theo khái niệm tại Điều 4 khoản 20 Luật SHTT năm 2005: "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam" Như vậy, nhãn hiệu nổi tiếng trước hết phải là một nhãn hiệu, nó phải đáp ứng các điều kiện bảo hộ của một nhãn hiệu. Sau thời gian sử dụng, nhãn hiệu đó mới được người tiêu dùng biết đến và có thể trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, trên thực tế sử dụng có những nhãn hiệu trở nên nổi tiếng mà không cần đáp ứng các điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu, nó trở nên nổi tiếng vì được người tiêu dùng biết đến thông qua việc sử dụng nhãn hiệu đó. Trước hết, chúng ta sẽ xem xét các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu nói chung.


2.1. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU


Qua phân tích các khái niệm nhãn hiệu trong các qui định pháp luật và thực tiễn pháp lý của các nước, có thể thấy rằng mỗi nước có qui định và quan điểm khác nhau về khái niệm nhãn hiệu. Sự khác nhau đó là do hệ quả của trình độ phát triển kinh tế không giống nhau hoặc cũng có thể là hệ quả của sự khác biệt trong truyền thống pháp luật ở mỗi nước. Trong khi Mỹ có cách tiếp cận rộng rãi về khái niệm nhãn hiệu trên cơ sở chỉ chú trọng đến mục đích phân biệt của nhãn hiệu mà không quá quan tâm đến hình thức thể hiện của nó thì Việt Nam, Nhật Bản lại có cách tiếp cận hẹp hơn trên cơ sở coi trọng hình thức của nhãn hiệu được qui định trong văn bản pháp luật. Về điều kiện bảo hộ, mặc dù có sự khác biệt về chi tiết nhưng về cơ bản pháp luật các nước trong đó có Việt Nam ghi nhận các điều kiện bảo hộ cơ bản sau: Một là, đối tượng đăng ký phải thuộc các dạng dấu hiệu được bảo hộ theo qui định của pháp luật. Hai là, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt.

2.1.1. Những dạng dấu hiệu được bảo hộ

Ở Việt Nam, những dạng dấu hiệu có khả năng được bảo hộ là nhãn hiệu bao gồm chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

- Dấu hiệu là chữ cái, chữ số.

Đây là một dạng nhãn hiệu phổ biến, tuy nhiên không phải bất kỳ chữ cái, chữ số nào cũng có thể đăng ký làm nhãn hiệu. Các chữ cái đứng đơn lẻ và không được cách điệu thì không được bảo hộ. Chữ số, chữ cái thuộc ngôn ngữ không thông dụng hay tập hợp từ dưới ba chữ cái không phát âm như một từ sẽ bị từ chối. Bản thân các dấu hiệu này hoặc sự kết hợp giữa chúng sẽ không tạo thành nhãn hiệu do khả năng khó nhận biết hoặc ghi nhớ. Tuy vậy, dấu hiệu bao gồm một hoặc hai chữ cái thuộc ngôn ngữ Latinh không có khả năng phát âm như một từ và dấu hiệu đơn thuần là chữ số vẫn có khả năng được bảo hộ nếu được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc trong một tổng thể độc đáo.

- Dấu hiệu từ ngữ.

Từ ngữ là dạng dấu hiệu phổ biến nhất, được các tổ chức, cá nhân lựa chọn nhiều nhất khi xây dựng nhãn hiệu bởi tính chất dễ nhớ, thuận lợi cho quảng cáo, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo Từ điển Tiếng Việt, từ ngữ "bao gồm tập hợp các chữ cái có thể ghép lại thành từ và ngữ hoàn chỉnh và nói lên một ý nghĩa nhất định". Tuy nhiên, từ ngữ dưới góc độ nhãn hiệu không nhất thiết phải bó hẹp trong khái niệm của Từ điển Tiếng Việt mà có thể là một chuỗi các chữ cái có thể phát âm được, đạt được khả năng phân biệt và có ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa. Dấu hiệu là từ ngữ được dùng làm nhãn hiệu có thể bao gồm tên công ty, tên cá nhân, tên địa lý, bất kể tự tạo ra hay không, khẩu hiệu… Thông thường các chuyên gia thường áp dụng 04 cách đặt tên nhãn hiệu: 1) Sử dụng từ tự tạo - đó là từ được tổ hợp từ những ký tự, tạo thành một từ mới phát âm được và không có trong từ điển, ví

dụ như: Elead, yahoo…; 2) Sử dụng từ thông dụng - là những từ hiện dùng và thực sự có ý nghĩa trong một ngôn ngữ nào đó, ví dụ như: Future, Thống Nhất…; 3) Sử dụng từ ghép - là sự kết hợp các từ hiện dùng và các âm tiết dễ nhận biết, ví dụ như: VINAMILK, Thinkpad…; 4) Sử dụng từ viết tắt - là những từ thông thường được tạo thành từ những chữ cái đầu tiên của tên công ty, từ viết tắt cũng có thể phát âm được và mang một thông điệp nào đó, ví dụ như: VNPT, FPT, LG…

- Dấu hiệu hình vẽ

Hình vẽ là tập hợp các đường nét, mảng màu theo những nguyên tắc hội họa nhất định trên mặt phẳng, phản ánh hình dạng của một vật thể nào đó trong tự nhiên hoặc trong tưởng tượng. Nó bao gồm các hình vẽ trang trí, các nét vẽ, biểu tượng hoặc hình họa hai chiều của hàng hóa hay bao bì.

Một hình vẽ được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu phải được trình bày đặc biệt, tạo ra ấn tượng và có khả năng nhận biết cho người tiêu dùng. Pháp luật một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam không chấp nhận việc đăng ký các hình, hình học hai chiều đơn giản như hình tam giác, hình vuông, hình quả tim… hoặc hình quá rắc rối, phức tạp vì chúng không có khả năng phân biệt.

- Dấu hiệu hình ảnh, hình ba chiều


Dấu hiệu hình ảnh có khả năng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thông qua thị giác và có thể là ảnh chụp hình người, vật, cảnh tượng thông qua khí cụ quang học hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí nhớ. Dấu hiệu hình ảnh bao gồm hình hai chiều và ba chiều. Trong đó, nhãn hiệu ba chiều là dấu hiệu được thể hiện dưới hình thức hình khối đã đăng ký và được bảo hộ trong thực tế, chiếm đa số là dấu hiệu hình dáng hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm. Ví dụ như hình con ngựa bay đúc nguyên khối của xe Roll-Royce; hình con sư tử đứng hai chân nổi của xe Peugeot; ngôi sao ba cánh nổi nằm trong vòng tròn của xe Mercedes…

- Dấu hiệu kết hợp giữa các yếu tố chữ và hình được thể hiện dưới một hoặc nhiều màu sắc.

Sự kết hợp của hai hay nhiều dấu hiệu hình và dấu hiệu chữ thường tạo thành một tổng thể ấn tượng, dễ nhận biết và đáp ứng được điều kiện về khả năng phân biệt. Loại dấu hiệu này được sử dụng phổ biến ở Việt Nam cũng như thế giới và được coi là dấu hiệu phát huy được hiệu quả nhất trong việc tạo khả năng nhận biết cho người tiêu dùng.

Thông thường, dấu hiệu kết hợp được thể hiện dưới một hoặc nhiều màu sắc. Pháp luật Việt Nam không chấp nhận bảo hộ dấu hiệu chỉ đơn thuần là màu sắc như mảng màu, vệt màu mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa bảo hộ các dấu hiệu âm thanh, mùi vị… Tuy nhiên, trong tương lai, với sự lớn mạnh của nền kinh tế, sự đa dạng các loại hàng hóa, dịch vụ thì các các nhà sản xuất càng mong muốn tìm kiếm những nhãn hiệu độc đáo, mới lạ. Điều này đòi hỏi pháp luật Việt Nam cần có sự điều chỉnh mở rộng phạm vi bảo hộ nhằm bảo đảm tối đa quyền lợi của các chủ thể và phù hợp với xu thế chung của thế giới.

2.1.2. Điều kiện về khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Tính phân biệt là một chức năng quan trọng và cũng là yêu cầu trước tiên phải có nếu một nhãn hiệu muốn được đăng ký bảo hộ. Điều 15.1 Hiệp định TRIPS qui định "bất kỳ một dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu". Trường hợp tự thân dấu hiệu không có khả năng phân biệt thì việc đăng ký chỉ được tiến hành nếu xác định được qua quá trình sử dụng, dấu hiệu vẫn có thể đạt được tính phân biệt. Pháp luật EU, Mỹ hay Việt Nam cũng đều thống nhất trong việc qui định rằng dấu hiệu không có tính phân biệt sẽ là cơ sở để từ chối việc đăng ký và bảo hộ.

Trên thực tế, các qui định thành văn của Hiệp định TRIPS hay pháp luật các nước không đề cập cụ thể thế nào là "tính phân biệt" của nhãn hiệu. Tuy vậy, khái niệm về tính phân biệt lại được hiểu một cách nhất quán trong giới luật gia các nước. Có thể hiểu một cách chung nhất về tính phân biệt của nhãn hiệu là khả năng của nhãn hiệu giúp cho người tiêu dùng xác định được nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Nhìn từ góc độ người tiêu dùng, nếu nhãn hiệu được gắn lên trên sản phẩm, dịch vụ tương ứng, khi đến với người tiêu dùng, nó có khả năng truyền tải những thông điệp giúp họ nhận ra được hàng hóa, dịch vụ thuộc nguồn gốc thương mại nhất định (do ai sản xuất hay cung cấp với chất lượng mà người tiêu dùng quen thuộc).

Tính phân biệt cần được đánh giá trong mối liên hệ với những hàng hóa mà nhãn hiệu đó được áp dụng. Dấu hiệu không có tính phân biệt thì không thể giúp người tiêu dùng xác định đúng được hàng hóa mà họ mong muốn lựa chọn. Ví dụ như từ "vegetable" trong tiếng anh nghĩa là rau không thể đăng ký như là một nhãn hiệu dịch vụ của một siêu thị, vì nhãn hiệu này mô tả một trong những mặt hàng mà siêu thị đang bán. Tuy nhiên, từ "vegetable" có thể được đăng ký làm nhãn hiệu, ví dụ như cho mặt hàng xe đạp vì nó không liên quan gì đến rau, nhưng có thể lại chứa đựng tính phân biệt khá cao. Hay từ "apple", nghĩa là quả táo. Về mặt từ ngữ nó không liên quan gì đến máy tính cá nhân, vì thế khi được lựa chọn cho máy tính thì ngay lập tức nó có tính phân biệt cao mà người tiêu dùng khi nhìn thấy nhãn đó gắn trên máy tính đã biết máy tính đó do hãng nào sản xuất và chất lượng có thỏa mãn được nhu cầu của mình hay không.

Một vấn đề nữa cũng cần lưu ý là tính phân biệt của nhãn hiệu cần phải được đánh giá trong sự đối chiếu, so sánh nó với các hàng hóa, dịch vụ cạnh tranh cùng loại hoặc có liên quan. Mục đích của nhà sản xuất khi sử dụng nhãn hiệu chỉ nhằm cho người tiêu dùng phân biệt và lựa chọn sản phẩm của mình trong sự cạnh tranh với các loại hàng hóa cùng loại khác. Khi một nhãn hiệu đã được đăng ký cho một hay một số nhóm hàng hóa, dịch vụ thì

các doanh nghiệp trong các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ khác sẽ không thể lấy nhãn hiệu đó làm nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

Thuộc tính phân biệt của nhãn hiệu không phải là yếu tố bất biến, tuyệt đối. Tùy thuộc vào các công đoạn của người sử dụng nhãn hiệu hay bên thứ ba, nó có thể bị mua lại hay tăng thêm thậm chí có thể mất đi. Yếu tố quá trình sử dụng nhãn hiệu cần phải được cơ quan đăng ký tính đến khi đưa ra ý kiến rằng nhãn hiệu đó có thiếu tính phân biệt cần thiết hay không, nghĩa là khi đó nhãn hiệu tự bản thân nó không mang tính phân biệt.

Tính phân biệt của nhãn hiệu có những cấp độ khác nhau và một dấu hiệu có tính phân biệt đến mức độ nào để có thể được chấp nhận đăng ký bảo hộ. Liên quan đến vấn đề này, cần phải có sự phân biệt giữa hai loại nhãn hiệu tiêu biểu là nhãn hiệu tự đặt hoặc tự nghĩ ra mà không hàm chứa ý nghĩa gì cả và các nhãn hiệu khác lấy từ những dấu hiệu có sẵn trong tự nhiên, ít nhiều có tính liên tưởng đến sản phẩm mang nhãn hiệu.

Với loại thứ nhất, nhãn hiệu tự đặt hoặc tự nghĩ ra mà không hàm chứa ý nghĩa. Ví dụ như, nhãn hiệu KODAK dành cho phim chụp ảnh, nhãn hiệu hình con cò và vòng tròn vẽ cách điệu dành cho dịch vụ vận tải hàng không của Vietnam Airline trước đây hay nhãn hiệu xe ô tô nổi tiếng của BMW. Đây là những dấu hiệu mà tự nhà sản xuất hay nhà phân phối hàng hóa tạo ra chứ chúng chưa hề tồn tại và cũng không có ý nghĩa. Hình ảnh con cò không có liên quan gì đến việc chuyên chở bằng máy bay hay từ KODAK hoàn toàn không có ý nghĩa và không liên quan gì đến phim chụp ảnh. Goerge Eastman, người xây dựng nên nhãn hiệu KODAK cho rằng "chữ cái "K" là niềm yêu thích của tôi - nó là một kiểu chữ mạnh mẽ, sắc bén. Điều này đã thôi thúc tôi thử thách nhiều cách kết hợp các chữ cái lại với nhau là lấy chữ K mở đầu và kết thúc". Từ "KODAK" ra đời vì lý do đó. Logo của BMW được thiết kế là biểu tượng của phần dẹt cánh quạt máy bay màu trắng, tương phản với bầu trời màu xanh. Nó phản ánh nguồn gốc của BMW là một nhà

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí