Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá - 9


tiêu, xây dựng chiến lược phát triển của BHXH Việt Nam phải được dựa trên cơ sở mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Trong thời kỳ tới, mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của ngành BHXH Việt Nam như

sau:

Thứ nhất, thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH theo Luật BHXH áp dụng đối với mọi

người lao động trong các thành phần kinh tế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Thứ hai, mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong phạm vi toàn xã hội theo lộ trình thực hiện BHXH cho mọi người lao động.

Thứ ba, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện phân cấp mạnh cho

cơ sở.

Thứ tư, tăng nhanh nguồn thu của quỹ BHXH để đảm bảo chi trả lương hưu và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

các chế độ trợ cấp đầy đủ, kịp thời, đảm bảo mức sống của người về hưu phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thứ năm, tổ chức triển khai mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động và mọi cấp quản lý của ngành, đảm bảo cho việc quản lý điều hành, thống kê, lưu trữ được chính xác và kịp thời.

Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá - 9

3.1.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá

Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của BHXH Việt Nam và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của BHXH tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới như sau:

Một là, tích cực mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện trên địa

bàn.

Hai là, quản lý chặt chẽ nguồn chi BHXH, tránh thất thoát, lãng phí và tổ chức chi

trả kịp thời, an toàn lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn.

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành BHXH, nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền lợi cho người tham gia và hưởng BHXH theo đúng pháp luật về BHXH.

Bốn là, không ngừng hiện đại hoá cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động BHXH.


Năm là, tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi BHXH. Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc.

Sáu là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật BHXH dưới mọi hình thức để mọi người lao động nắm được các văn bản pháp luật hiện hành về chế độ, chính sách BHXH.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa

Hoạt động quản lý thu, chi BHXH liên quan đến hầu hết mọi hoạt động của toàn ngành, liên quan đến tất cả mọi cán bộ, công chức, viên chức, liên quan đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và người lao động trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách BHXH đối với người lao động. Trong bối cảnh hiện nay, số lượng lao động tham gia BHXH ngày càng tăng nhanh và có mặt rộng khắp trên mọi vùng miền, mọi thành phần kinh tế. Các quan hệ lao động ngày càng diễn ra phức tạp. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả công tác BHXH trong tình hình mới, đòi hỏi phải tiếp tục thực hiện tốt phân cấp quản lý, quy định cụ thể rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cơ quan, đơn vị, từng cấp trong việc thực hiện chế độ chính sách BHXH. Việc phân cấp quản lý thu, chi BHXH trong thời gian tới ở tỉnh Thanh Hoá phải đạt được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, phân cấp quản lý được hoàn thiện theo hướng bảo đảm tạo điều kiện cho mọi đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn thuận tiện trong việc đóng góp vào nguồn quỹ BHXH. Các đối tượng thụ hưởng chế độ BHXH phải được chi trả nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ lương hưu và trợ cấp BHXH khi có nhu cầu hưởng.

Thứ hai, phân cấp quản lý được hoàn thiện theo hướng bảo đảm phát huy được tính năng động, tự chủ, sáng tạo của từng đơn vị trực thuộc trong việc khai thác và phát triển nguồn thu BHXH, đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất nguồn quỹ BHXH tại cấp Trung ương để thực hiện chức năng bảo tồn, tăng trưởng và đảm bảo nguồn chi cho các đối tượng hưởng BHXH trên cả nước.

Thứ ba, hoàn thiện phân cấp quản lý phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và khả thi trong quá trình thực hiện. Việc phân cấp về chức năng nhiệm vụ phải


gắn chặt với phân cấp về tổ chức biên chế để phát huy hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý.

Thứ tư, phân cấp quản lý theo hướng đảm bảo cho hoạt động quản lý đạt được mục tiêu công bằng, công khai và dân chủ. Cơ chế này phải được xây dựng trên một hệ thống các tiêu chí, tiêu thức phản ánh đầy đủ các nội dung quản lý và phải thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời phải không ngừng được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.

Thứ năm, phân cấp quản lý theo hướng bảo đảm cho việc kiểm tra, đánh giá được chính xác, khách quan.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hoá

3.2.1. Hoàn thiện phân cấp về thẩm quyền quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện

3.2.2. Hoàn thiện phân cấp về kiểm tra, kiểm soát thu, chi bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện

3.2.3. Hoàn thiện phân cấp quản lý bộ máy tổ chức và cán bộ quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện

3.2.4. Các giải pháp khác

3.2.4.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện

3.2.4.2. Tăng cường tuyên truyền và giáo dục pháp luật bảo hiểm xã hội để nâng cao ý thức chấp hành thực hiện Luật bảo hiểm xã hội

3.2.4.3. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng, các đoàn thể trong tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội và kiểm tra kiểm soát, xử lý các vi phạm về bảo hiểm xã hội

3.2.4.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 02/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí