Bảo dưỡng sửa chữa động cơ diesel - Nghề Công nghệ ô tô Dùng cho trình độ Cao đẳng Phần 1 1706172932 - 2

1. 2 Các quả văng 11. Cần điều khiển tốc độ động cơ

3. Ống trượt 12. Lò xo điều tốc

4. Cần lắc 13. Chốt hãm

5. Cần khởi động 14. Lò xo cầm chừng

6. Lò xo khở động a. Độ nén của lò xo khởi động

7. Van định lượng c. Độ nén của lò xo cầm chừng

8. Lỗ cúp dầu trên piston h1.Thì cung cấp nhiên liệu tối đa lúc khởi động

9. Piston h2.Thì cung cấp nhiên liệu tối thiểu lúc cầm chừng

10. Ốc điều chỉnh tốc độ cầm chừng M2. Chốt của cần 4 và 5

- Bánh răng dẫn động bộ điều chỉnh gắn trên trục bộ điều chỉnh ăn khớp với bánh răng trên cốt bơm. Trên bánh răng trục bộ điều chỉnh có gắn các quả văng, các quả văng này phát hiện tốc độ góc trục bộ điều khiển nhờ lực li tâm, bạc bộ điều chỉnh truyền lực li tâm đến các cần điều khiển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Lò xo điều khiển có độ cân theo tải (mức độ đạp chân ga).

- Lò xo giảm chấn, lò xo không tải tránh cho bộ điều chỉnh hoạt động giật cục bằng cách tì nhẹ vào cần căng.

Hình 5 12 Bộ điều chỉnh tốc độ nhỏ nhất – lớn nhất Cụm bộ điều 1

Hình 5.12 : Bộ điều chỉnh tốc độ nhỏ nhất – lớn nhất.


- Cụm bộ điều chỉnh sẽ điều chỉnh vị trí của vòng tràn theo tốc độ động cơ và tải. Nó bao gồm cần dẫn hướng, cần căng, cần điều khiển. Các cần này nối với nhau tại điểm tựa A (điểm tựa tự do). Cần dẫn hướng quay quanh điểm D (điểm tựa cố định gắn vào vỏ bộ điều chỉnh).

- Lượng phun điều chỉnh bằng cách đẩy vòng tràn qua trái (giảm lượng phun) hay qua phải (tăng lượng phun) thông qua sự tác động từ các quả văng, bạc, cần điều khiển, vòng tràn.

b. Hoạt động (kiểu mọi tốc độ):

Chế độ khởi động:

Hình 13 Điều khiển lượng phun ở chế độ khởi động Khi đạp chân ga cần 2


Hình 13 : Điều khiển lượng phun ở chế độ khởi động.

Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh dịch chuyển về phía đầy tải. Lò xo điều khiển kéo cần căng đến khi nó tiếp xúc với vấu chặn. Do động cơ chưa hoạt động, các quả văng không dịch chuyển, cần điều khiển tì lên bạc bởi sức căng của lò xo khởi động, vì vậy các quả văng ở vị trí đóng hoàn toàn. Cùng lúc đó, cần điều khiển quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A, đẩy vòng tràn về vị trí khởi động (phun cực đại). Do đó lưông nhiên liệu cần thiết được cung cấp cho động cơ để khởi động.


Chế độ không tải:

Hình 5 14 Điều khiển lượng phun ở chế độ không tải Khi động cơ đã khởi 3

Hình 5.14 : Điều khiển lượng phun ở chế độ không tải.


Khi động cơ đã khởi động xong, chân ga được nhã ra, cần điều chỉnh quay về vị trí không tải. Ở vị trí này, lò xo điều chỉnh tự do hoàn toàn nên nó không kéo cần căng. Vì vậy, ngay ở tốc độ thấp các quả văng bắt đầu mở ra, đẩy bạc về phía phải. Cần điều khiển và cần căng phải chống lại sức căng của các lò xo (lò xo không tải, lò xo giảm chấn, lò xo khởi động). Vì vậy, cần điều khiển quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm A, đẩy vòng tràn về vị trí giảm dầu (không tải). Sự cân bằng được duy trì giữa lực li tâm của các qua văng và sức căng của các lò xo (lò xo không tải, lò xo giảm chấn, lò xo khởi động) giữ cho tốc độ động cơ ổn định ở chế độ không tải


Chế độ đầy tải Hình 5 15 Chế độ đầy tải Khi đạp chân ga cần điều 4

Chế độ đầy tải:


Hình 5.15: Chế độ đầy tải


Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh dịch về phía đầy tải, sức căng của lò xo điều khiển trở nên lớn hơn (làm cho lò xo giảm chấn bị ép lại hoàn toàn). Do

đó cần căng tiếp xúc với vấu cặhn và đứng yên. Hơn nũa, khi cần điều khiển bị đẩy bởi bạc, nó tiếp xúc với cần căng nên vòng tràn được giữ ở vị trí đầy tải.

Khi vặn vít đầy tải (điều chỉnh lượng phun chế độ đầy tải) quay theo chiều kim đồng hồ, đẩy cần dẫn hướng quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm tực D nên cần điều khiển cũng quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa D, đẩy vòng tràn theo hướng tăng lượng phun.

Chế độ tốc độ tối đa:

Hình 5 16 Chế độ tối đa Tốc độ động cơ tăng với tải đầy lực li tâm 5

Hình 5.16 : Chế độ tối đa.


Tốc độ động cơ tăng với tải đầy, lực li tâm của các quả văng dần dần lớn hơn lực li tâm của các lò xo điều khiển. Đẩy cần căng và cần điều khiển quay ngược chiều kim đồng hồ quay điểm tựa A, đẩy vòng tràn về phía giảm lượng phun (giảm dầu). động cơ quay chậm lại, ngăn không cho động cơ quay quá nhanh.


5. Các thiết bị phụ:

a. Van điều áp:

Chức năng của van điều áp là điều chỉnh áp suất do dầu bơm tiếp vận cung cấp có áp suất tỉ lệ với tốc độ động cơ để dẫn động bộ phun dầu sớm.

Hình 5 17 Van điều áp b Van cắt nhiên liệu Nhiệm vụ cắt nhiên liệu khi cần 6

Hình 5.17: Van điều áp.


b. Van cắt nhiên liệu:

Nhiệm vụ cắt nhiên liệu khi cần tắt máy.

Cấu tạo:

Là loại van điện từ bao gồm cuộn dây lõi thép lò xo hồi vị 1 Lỗ dầu vào 4 7

Là loại van điện từ, bao gồm: cuộn dây, lõi thép, lò xo hồi vị.


1. Lỗ dầu vào 4. Solenoid

2. Pis-ton 5. Buồng áp lực cao

3. Đầu dầu


Hình 5.18: Cấu tạo van cắt nhiên liệu:


Hoạt động:

Khi ta mở công tắc máy dòng điện đi qua cuộn day, tạo ra lực từ thắng được lực căng của lò xo, hút van lên, mở cửa hút cho nhiên liệu vào đầu phân phối. Khi tắt máy, không có dòng điện chạy qua cuộn day, lò xo đẩy van đóng cửa hút, đóng đường dầu nạp vào bu6ồng nén cao áp của bơm cao áp. Không có dầu vào bơm cao áp, không có dầu lên kim phun, động cơ không hoạt động.

c. Bộ điều chỉnh thời điểm phun theo tải:

1 Lò xo điều tốc 5 Van định lượng 2 Ống trượt 6 Pis ton 3 Cần lắc 7 Trục 8

1. Lò xo điều tốc 5. Van định lượng

2. Ống trượt 6. Pis-ton

3. Cần lắc 7. Trục bộ điều tốc

4. Cần khởi động


Hình 5 19 Sơ đồ bộ phun sớm theo tải a Vị trí khởi động b Trước khi mở c 9

Hình 5.19: Sơ đồ bộ phun sớm theo tải:

a. Vị trí khởi động

b. Trước khi mở

c. Vị trí mở

1. Lỗ dầu

2. Trục bộ điều tốc 3,5,7. Lỗ dầu về

4. Ống trượt

- Chức năng:

Dùng điều chỉnh thời điểm (cũng như điều chỉnh áp suất dầu bên trong vỏ bơm) phun theo tải động cơ. Khi động cơ chạy ở chế độ tải cục bộ, nó làm trễ thời điểm một chút để giảm tiếng ồn của động cơ. Khi hoạt động ở chế độ đầy tải, nó làm sớm thời điểm phun một chút để tránh giảm công suất động cơ.


- Hoạt động:

Hình 5 20 Hoạt động phun sớm theo tải Động cơ chạy ở chế độ tải cục bộ 10


Hình 5.20: Hoạt động phun sớm theo tải

Động cơ chạy ở chế độ tải cục bộ, các quả văng bung ra nhiều, đẩy bạc dịch chuyển sang phải, dầu (có áp suất đã điều áp) xả qua khe bạc về cửa vào của bơm tiếp vận. Áp suất nhiên liệu trong bơm giảm, tác động vào bộ điều khiển phun sớm làm trễ thời điểm phun.

Ngược lại khi tải động cơ tăng, cần căng đẩy bạc sang phải, khe bạc đóng, áp suất trong buồng bơm tăng, tác động vào bộ điều khiển phun sớm, làm sớm thời điểm phun nhiên liệu.

Bộ điều chỉnh thời điểm phun theo tải có thể hoạt động trong khoảng tải của động cơ từ 25% - 70% như hình vẽ dưới. Góc phun trễ cực đại ở phần lớn các kiểu động cơ là 1.50 (góc này phụ thuộc vào kích thước của khe).

d. Bộ chống quay ngược

Đặc điểm của bơm VE là chống quay ngược. Dịch chuyển của piston và việc đóng mở các cửa hút, cửa phân phối được minh hoạ như hình dưới. Nếu động cơ quay ngược thì cửa hút mở, cửa phân phối đóng khi piston chuyển động

ngược lên trên. Vì vậy, không có nml phun vào động cơ, động cơ sẽ không hoạt động.


Hình 5 21 Cơ cấu chống quay ngược e Bộ bù độ cao Áp suất khí quyển thấp làm 11

Hình 5.21: Cơ cấu chống quay ngược:

e. Bộ bù độ cao.

Áp suất khí quyển thấp làm tỉ lệ không khí và nhiên liệu trở nên đậm hơn và mật độ khói trong khí xả tăng. Để tránh hiện tượng này, bộ bù độ cao tự động giảm lượng nhiên liệu phun theo độ cao của vùng mà xe hoạt động để đạt được tỉ lệ hỗn hợp không khí nhiên liệu tốt nhất.

Cấu tạo:

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 25/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí