Trưng, thµnh phè Hµ Néi ®· quyÒt ®Þnh: C«ng nhËn thuËn t×nh ly h«n gi÷a chị Nguyễn Mai Phương vµ anh Lê Việt Anh.
VÒ con chung: anh chị cùng xác nhận có 01 con chung lµ Lê Ngọc Anh Phong, sinh ngµy 26/02/2013. Giao con chung cháu Lê Ngọc Anh Phong cho chị Nguyễn Mai Phương nu«i d•ìng.
Ngµy 25/10/2013, chị Phương ®· lµm ®¬n göi ®Òn Tßa ¸n nhân dân thành phố Hà Nội với nội dung: sau khi ly hôn chị xác định cháu Lê Ngọc Anh Phong không phải là con chung của chị và anh Lê Việt Anh. Và đề nghị Tòa án Hà Nội hủy QuyÒt ®Þnh công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự sè 292/2013/Q§ST - HNG§ ngµy 31/7/2013 cđa Tßa ¸n nh©n d©n quËn Hai Bà Trưng về phần con chung.
Tòa án Hà Nội sau khi xem xét đơn khiếu nại của chị Phương đã xác minh, thu thập chứng cứ và tiến hành giám định. Theo B¶n kÒt qu¶ gi¸m ®Þnh số 3407/C54 (P8) ngày 16/12/2013 của Viện khoa học hình sự Bộ công an đã kết luận; chị Nguyễn Mai Phương là mẹ đẻ của cháu Lê Ngọc Anh Phong. Anh Lê Việt Anh không phải là cha đẻ của cháu Lê Ngọc Anh Phong."
Tại quyết định tái thẩm số 03/2014/QĐTT - HNGĐ ngày 12/5/2014 của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định hủy Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 292/2013/QĐST - HNGĐ ngày 31/7/2013 của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng về phần con chung đối với cháu Lê Ngọc Anh Phong, sinh ngày 26/02/2013. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật.
* Vụ thứ hai: Nguyên đơn: Anh Hứa Ngọc Tuấn, sinh năm: 1975; HKTT: số 35 Đường Thành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Bị đơn: Chị Nguyễn Thị Phượng, sinh năm: 1977; HKTT: số 2 ngò Chợ Khâm Thiên, quận Đống Đa, HN.
Tại Quyết định giải quyết việc dân sự số 87/2006/QĐHNGĐ - ST ngày 24/7/2006 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đã quyết định: Công nhận thuận tình ly hôn giữa anh Hứa Ngọc Tuấn và chị Nguyễn Thị Phượng.
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau:
Về con chung: có 02 con chung là Hứa Ngọc Tú, sinh ngày 21/8/1997 và Hứa Huyền Anh, sinh ngày 04/5/2005. Sau ly hôn, anh Tuấn trực tiếp nuôi dưỡng cháu Tú; chị Phượng trực tiếp nuôi dưỡng cháu Huyền Anh, không bên nào phải đóng góp nuôi con cho bên nào.
Do trong thêi gian chÞ vµ anh TuÊn chung sèng chÞ cã quan hÖ t×nh c¶m víi anh Ng« §øc S¬n, nh•ng khi ®ã quan hÖ h«n nh©n cã nhiÒu m©u thuÉn nªn chÞ kh«ng d¸m c«ng khai ch¸u HuyÒn Anh lµ con cđa chÞ vµ anh S¬n. Khi Tßa ¸n gi¶i quyÒt viÖc ly h«n do kh«ng hiÓu biÒt ph¸p luËt nªn chÞ còng ®ång ý x¸c ®Þnh ch¸u HuyÒn Anh lµ con chung cđa chÞ vµ anh TuÊn nªn Tßa ¸n ®· quyÒt ®Þnh vÒ con chung sau ly h«n nh• nªu trªn.
Sau khi ly h«n, chị Phượng đã kÒt h«n víi anh S¬n, ®Ó ®¶m b¶o quyÒn lîi cho ch¸u HuyÒn Anh nªn ngµy 16/12/2011, chÞ ®· lµm ®¬n khiếu nại göi ®Òn Tßa
¸n Thành phố Hà Nội ®Ò nghÞ x¸c ®Þnh ch¸u HuyÒn Anh kh«ng ph¶i lµ con ®Î cđa chÞ víi anh Høa Ngäc TuÊn, mµ lµ con ®Î cđa chÞ víi anh Ng« §øc S¬n.
Tòa án Hà Nội sau khi xem xét đơn khiếu nại của chị Phượng đã xác minh, thu thập chứng cứ và tiến hành giám định. Theo B¶n kÒt qu¶ gi¸m ®Þnh ADN cđa Trung t©m ph©n tÝch ADN vµ c«ng nghÖ di truyÒn ngµy 14/7/2006 vµ b¶n kÒt luËn gi¸m ®Þnh ph¸p y vÒ huyÒt thèng sè 39/12/G§PY - HT ngµy 27 th¸ng 4 n¨m 2012 cđa ViÖn ph¸p y Quèc Gia - Bé Y tÒ đã kết luận ch¸u Høa HuyÒn Anh kh«ng ph¶i lµ con đẻ cđa anh Høa Ngäc TuÊn.
T¹i quyÒt ®Þnh t¸i thÈm sè 05/2012/Q§ - TT ngµy 28/6/2012 cđa đy ban thÈm ph¸n Tßa ¸n nh©n d©n thµnh phè Hµ Néi ®· quyÒt ®Þnh hđy QuyÒt ®Þnh gi¶i quyÒt viÖc d©n sù sè 87/2006/Q§HNG§ - ST ngµy 24/7/2006 cđa TAND quËn Hoµn KiÒm, thµnh phè Hµ Néi vÒ phÇn con chung gi÷a ®èi víi ch¸u Høa HuyÒn Anh. Giao hå s¬ vô ¸n cho Tßa ¸n nh©n d©n quËn Hoµn KiÒm gi¶i quyÒt l¹i theo
®óng quy ®Þnh cđa ph¸p luËt.
Formatted: Font: 13 pt, Portuguese (Brazil) |
Formatted: Font: 13 pt, Portuguese (Brazil) |
Formatted: Font: 13 pt, Portuguese (Brazil) |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Bảo Đảm Quyền Công Dân Trong Hoạt Động Xét Xử Các Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình
- Ý Nghĩa, Vai Trò Bảo Đảm Quyền Công Dân Trong Hoạt Động Xét Xử Các Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình
- Những Ưu Điểm Về Bảo Đảm Quyền Công Dân Trong Hoạt Động Xét Xử Các Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình Của Tand Thành Phố Hà Nội
- Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội - 9
- Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội - 10
- Những Hạn Chế Về Bảo Đảm Quyền Công Dân Trong Hoạt Động Xét Xử Các Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình Của Tand Thành Phố Hà Nội
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Đây là những vụ án tiêu biểu mà trong quá trình giải quyết TAND quận huyện, thành phố Hà Nội không thể thu thập tài liệu, chứng cứ vì các đương sự không xuất trình và không có yêu cầu giải quyết. Theo BLTTDS năm 2004 quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về các đương sự, các đương sự phải có
Formatted: Font: 13 pt, Portuguese (Brazil)
nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ và chứng minh quyền lợi của mình trong vụ án, nhưng đã không cung cấp cho Toà án cấp sơ thẩm, mà đến khi vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị, cấp phúc thẩm xét xử thì lúc đó đương sự mới đưa ra chứng cứ mới làm cho án của cấp sơ thẩm bị sửa hoặc huỷ án vì giải quyết thiếu chứng cứ như Bản kết luận giám định ADN... Việc hủy một phần bản án hay quyết định về phần con chung để áp dụng các Điều 66 Luật HNGĐ xác định cha cho con và giải quyết lại vụ án theo quy định của pháp luật cũng chính là bảo đảm quyền lợi chính đáng cho trẻ em, đảm bảo quyền lợi của cha mẹ cũng như góp phần bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND thành phố Hà Nội.
2.2.2. Công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức và kiểm tra
Đánh giá về thành tựu đạt được về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND thành phố Hà Nội trong những năm qua phải thực hiện đánh giá cả về công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức và kiểm tra thực hiện việc bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình. Bởi suy cho cùng muốn bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng và trong công tác xét xử của TAND thành phố Hà Nội nói riêng có hiệu quả thì phải thực hiện tốt công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức và kiểm tra thực hiện của toàn ngành Tòa án cũng như cả hệ thống chính trị. Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình là cả quá trình và yêu cầu toàn ngành Tòa án phải cùng thống nhất thực hiện thì hoạt động bảo đảm đó mới thực sự đem lại hiệu quả:
- Về công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện:
Công tác bảo đảm quyền công dân trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng tại TAND thành phố Hà Nội và hoạt động của toàn ngành Tòa án thành phố luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của TAND tối cao, Thành ủy, HĐND thành phố Hà Nội. Cùng với sự phối hợp và ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các sở, ban, ngành Thành phố và sự đoàn kết nhất trí của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức ngành Tòa án và sự cố gắng
nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Trong những năm qua nhận thức được sự quan trọng về bảo đảm hoạt động xét xử của TAND thành phố Hà Nội cũng như về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình, Đảng bộ và các đồng chí lãnh đạo của TAND thành phố Hà Nội quán triệt và nghiêm túc tổ chức thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về công tác cải cách tư pháp, gắn việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của ngành với việc thực hiện các yêu cầu của cải cách tư pháp, trong đó đặc biệt chú trọng việc triển khai các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.
Quán triệt thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội; ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch nước tại Hội nghị triển khai công tác năm của ngành TAND; Nghị quyết số 01-NQ/BCS ngày 3/1/2013 của Ban Cán sự Đảng TAND tối cao và thực hiện kế hoạch công tác của ngành theo các năm Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo TAND thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch, triển khai, quán triệt đến cán bộ, công chức trong toàn Ngành. Đặc biệt, quan tâm chú trọng đến việc xây dựng triển khai và thực hiện các giải pháp thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị và ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác hàng năm.Triển khai hàng loạt các giải pháp như: Thành lập các Đoàn kiểm tra tháo gỡ vướng mắc các loại án dân sự trong đó có vấn đề giải quyết án hôn nhân và gia đình; Đoàn kiểm tra kỷ luật công vụ… Đồng thời quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết án nói chung và án hôn nhân gia đình nói riêng phải tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật và bảo đảm cao nhất quyền công dân của đương sự.
Thực hiện chỉ đạo về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng và bảo đảm hoạt động xét xử chung của TAND thành phố Hà Nội, TAND thành phố đã xây dựng và ban hành triển khai thực hiện các quy chế công tác nhằm nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh
đạo cơ quan, đơn vị, làm cơ sở để thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Ngành bảo đảm cao nhất quyền công dân trong hoạt động giải quyết các loại án cũng như trong hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình như Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm TAND thành phố Hà Nội; Quy chế tiếp công dân của ngành TAND thành phố Hà Nội; Quy định báo cáo và trao đổi nghiệp vụ xét xử, giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự và các khiếu kiện hành chính với Chánh án TAND thành phố Hà Nội; Quy chế phân công trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành TAND; Quy chế làm việc của Ủy ban thẩm phán TAND thành phố Hà Nội; Quy chế công tác văn thư và lưu trữ ngành TAND thành phố Hà Nội; Sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công của cơ quan và toàn ngành TAND thành phố Hà Nội; Triển khai thực hiện đồng bộ các quyết định phân công Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng… Việc ban hành và triển khai thực hiện hàng loạt các Quy chế, Quyết định phân công nhiệm vụ đã giúp cho lãnh đạo, cán bộ công chức nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành, trong công tác phối hợp và thực hiện nhiệm vụ chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong đó bảo đảm được cao nhất quyền công dân trong hoạt động giải quyết các loại án hôn nhân và gia đình.
- Về công tác giám sát, kiểm tra thực hiện:
Để thống nhất cũng như quán triệt vấn đề bảo đảm quyền công dân trong giải quyết các loại án nói chung giải quyết án hôn nhân và gia đình nói riêng, hàng năm TAND thành phố Hà Nội thành lập các đoàn kiểm tra thực hiện việc kiểm tra hoạt động giải quyết án cũng như vấn đề bảo đảm quyền công dân trong giải quyết án hôn nhân và gia đình. Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giải quyết đối với các loại án Dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động cũng như vấn đề bảo đảm quyền công dân trong hoạt động giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình.
Việc kiểm tra thường kỳ của TAND thành phố Hà Nội đối với quận, huyện nhằm tránh để vụ án tồn đọng, kéo dài gây bức xúc cho người dân và nhằm bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình trên toàn ngành Tòa án Hà Nội.
Qua quá trình kiểm tra nhận thấy hoạt động giải quyết các Thẩm phán đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ chính xác nên việc xét xử, giải quyết các vụ án cơ bản đạt chất lượng tốt; các Toà án đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhà nước, tập thể và công dân, bảo đảm về đường lối cũng như thời hạn xét xử.
Qua công tác kiểm tra, các sai sót về chuyên môn nghiệp vụ đã được phát hiện và khắc phục kịp thời, đối với những vi phạm nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án đều bị kháng nghị giám đốc thẩm.
Ngoài kế hoạch kiểm tra định kỳ, TAND thành phố Hà Nội còn tổ chức đoàn kiểm tra theo chuyên đề. Chánh án TAND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 838/KH-TA ngày 12/6/2012 về việc kiểm tra tình hình thụ lý, giải quyết các vụ án đã quá hạn luật định và án tạm đình chỉ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xét xử; hoàn thành chỉ tiêu công tác năm 2012. Căn cứ vào nội dung Kế hoạch, TAND thành phố Hà Nội đã thành lập 03 đoàn kiểm tra để triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra đối với các Tòa chuyên trách. Công tác kiểm tra đã nắm bắt chính xác số liệu án quá hạn, án tạm đình chỉ; làm rò nguyên nhân chủ quan, khách quan và hướng dẫn biện pháp khắc phục.
2.2.3. Những kết quả đạt được về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố Hà Nội
Về quyền công dân tự mình thực hiện khi tham gia xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình phải thực hiện đánh giá theo từng giai đoạn của hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình. Bởi bản thân hoạt động xét xử vụ án hôn nhân và gia đình được chia thành 3 giai đoạn là giai đoạn chuẩn bị xét xử (tính từ khi có yêu cầu khởi kiện đối với án sơ thẩm; kháng nghị, kháng cáo, xuất hiện tình tiết mới đối với tái thẩm, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với phúc thẩm, tái thẩm và giám đốc thẩm đến trước phiên tòa xét xử); giai đoạn xét xử (được tính từ phiên họp đến khi Hội đồng thẩm phán Tuyên án); giai đoạn kết thúc xét xử (tính từ sau khi tuyên án đến chuẩn bị thực hiện thi hành án). Về bảo đảm quyền công dân tự mình thực hiện khi tham gia hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình, TAND thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả cụ thể sau:
Về bảo đảm quyền khởi kiện vụ án, quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án
Hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình được bắt đầu bằng sự kiện công dân gửi đơn khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi của mình khi có tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Như vậy muốn bảo đảm được quyền công dân trong hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình ở giai đoạn chuẩn bị xét xử trước tiên ngành Tòa án cần phải xác định công tác đổi mới thủ tục hành chính tư pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan trọng. Nhận thức được vấn đề đó Ban Cán sự Đảng TAND phố Thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 16/NQ-BCS ngày 19 tháng 3 năm 2013 về Đổi mới công tác Hành chính - Tư pháp, đồng thời cử Đoàn lãnh đạo, Thẩm phán, cán bộ học tập kinh nghiệm của Tòa án thành phố Hồ Chí Minh. Sau thời gian chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết. Ngày 01/7/2013 Tổ hành chính tư pháp chính thức đi vào hoạt động, thực hiện công tác hành chính tư pháp “một cửa” theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện. Việc nhận đơn thụ lý và giải quyết được tập trung về một bộ phận đã giúp cho người dân rút ngắn được thời gian và thủ tục nộp đơn khởi kiện, đơn khiếu nại, tố cáo, hạn chế tình trạng đơn bị chậm hoặc quá hạn. Việc cải cách này tạo thuận lợi cũng như tạo niềm tin cho người dân khi đến liên hệ, làm việc với Tòa án đồng thời bảo đảm được các quyền của công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình ngay ở khâu chuẩn bị xét xử.
Về bảo đảm quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn, quyền đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hôn nhân và gia đình
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu của nguyên đơn, trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập. Để được Tòa án thụ lý, giải quyết trong cùng vụ án thì yêu cầu của bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Tuy nhiên, để đánh giá đúng các điều kiện mà pháp luật tố tụng dân sự quy định khi thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập không hề đơn giản. Đối với các vụ án hôn nhân, việc
vừa tồn tại quan hệ tranh chấp liên quan đến nhân thân (về hôn nhân, về con chung) còn tồn tại quan hệ tranh chấp liên quan đến tài sản. Cho nên, việc đánh giá các điều kiện để thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập càng khó khăn hơn. Vì vậy để đảm bảo quyền của công dân cũng như quyền lợi của các đương sự, TAND thành phố Hà Nội đã chú trọng xem xét các yêu cầu phản tố của bị đơn trong các vụ án hôn nhân và gia đình. Các yêu cầu phản tố phải đảm bảo các căn cứ:
Thứ nhất, đối tượng mà yêu cầu này hướng đến chỉ có thể là nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Thứ hai, yêu cầu này phải đáp ứng một trong các điều kiện: Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Thứ ba, thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố là trước khi Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Ngoài ra, theo Bộ luật Tố tụng dân sự thì “Thủ tục yêu cầu phản tố… được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn” [28, Điều 178].
Cho nên, việc thụ lý yêu cầu phản tố tại TAND thành phố Hà Nội còn phải đảm bảo các điều kiện: phải làm đơn theo đúng hình thức, nội dung được quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự; đồng thời, cùng với việc nộp đơn yêu cầu phản tố, bị đơn phải cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp theo 165 Bộ luật tố tụng dân sự…
Về bảo đảm quyền thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự
Trong quá trình xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND thành phố Hà Nội đã đảm bảo cho người khởi kiêṇ , người bi ̣kiêṇ , người có quyền lơị , nghĩa