Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội - 10



bảo đảm, thì Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rò lý do cho người yêu cầu biết.

Tại phiên toà xét xử vụ án hôn nhân và gia đình, Hội đồng xét xử nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng xét xử vụ án đã xem xét đơn và các chứng cứ kèm theo, hỏi ý kiến của người yêu cầu và người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thảo luận và thông qua tại phòng xử án. Trong trường hợp chấp nhận mà người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm, thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Trong trường hợp chấp nhận mà người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm, thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi họ xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm; Trong trường hợp không chấp nhận, thì Hội đồng xét xử không đã ra quyết định và thông báo công khai tại phiên toà việc không chấp nhận, nêu rò lý do và ghi vào biên bản phiên toà.

Tuy nhiên, trong môṭ số trường hơp

nhằm đảm bảo quyền công dân theo quy

định của pháp luật TAND thành phố Hà Nội có thể ra quyết điṇ h áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài việc phải thực hiện đúng quy định tại điều luật tương ứng của Bộ luật tố tụng dân sự, TAND thành phố đã căn cứ vào các quy định của pháp luật liên quan để có quyết định đúng các

biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo quyền yêu cầu của đương sự đươc

thưc

hiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

môṭ cách có hiêu

quả nhất có thể. Việc áp dụng , thay đổi , hủy bỏ biện pháp

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội - 10

khẩn cấp tạm thời có trước khi mở phiên toà xét xử vụ án hôn nhân và gia đình thì do một Thẩm phán xem xét, quyết định, còn tại phiên toà xét xử vụ án hôn nhân và gia đình thì do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Về bảo đảm quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch

Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật tố tụng dân sự thì những người tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng dân sự gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người



phiên dịch, người giám định. Những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng dân sự giúp tòa án làm rò các vấn đề của vụ án hôn nhân và gia đình, các vấn đề ấy được thực hiện thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của họ trong quá trình tố tụng.

Các hoạt động của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng mục đích là để giúp tòa án giải quyết vụ việc dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm sự công bằng xã hội. Vì thế trong quá trình tham gia, tiến hành tố tụng họ phải vô tư trong khi làm nhiệm vụ, đảm bảo nguyên tắc vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng được quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong trường hợp mà đương sự có yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch vì có căn cứ cho rằng họ không thể vô tư khi tham gia hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình, nếu yêu cầu của đương sự đúng với Điều 46, 47 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Chánh án TAND thành phố ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng hoặc những người tố tụng có thể từ chối tham gia hoạt động xét xử vụ án hôn nhân và gia đình.

Trong những năm qua, trong hoạt động xét xử vụ án hôn nhân và gia đình nhằm bảo đảm việc áp dụng được thống nhất, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án trong việc thực hiện các hoạt động tố tụng, nâng cao chất lượng xét xử bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình. Đối với các trường hợp hoãn phiên tòa do thay đổi người tiến hành tố tụng, phải được Phó Chánh án phụ trách đơn vị xác nhận trên cơ sở Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa đề xuất bằng “Phiếu hoãn phiên tòa” nêu rò lý do hoãn đồng thời dự kiến hoặc lên lịch ngày xét xử lại. Chính vì vậy nên tại TAND thành phố Hà Nội không còn tình trạng hoãn phiên tòa một cách bừa bãi vi phạm các quyền công dân cũng như gây ảnh hưởng đến chất lượng xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

Về bảo đảm quyền tham gia phiên tòa, phiên họp của đương sự

Phiên tòa, phiên họp xét xử vụ án hôn nhân và gia đình là nơi Tòa án xem xét giải quyết các vấn đề của vụ án. Tại phiên tòa, phiên họp đương sự có quyền trình bày về những vấn đề của vụ án hôn nhân và gia đình, được tham gia tranh luận



để làm rò các tình tiết, sự kiện có liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Để bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự, TAND thành phố Hà Nội đã bảo đảm sự có mặt của đương sự trong phiên tòa, phiên họp; tại phiên tòa, phiên họp phải bảo đảm quyền trình bày, hỏi và tranh luận của đương sự.

Trong hoạt động xét xử xác vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND thành phố Hà Nội, trong trường hợp đương sự vắng mặt lần thứ nhất mà không có đơn đề nghị xin vắng mặt hoặc hoãn phiên tòa theo đúng quy định, TAND thành phố sẽ ra văn bản triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, nguyên đơn phải có mặt. Nếu nguyên đơn vắng mặt thì hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. TAND thành phố đã thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

Theo đó, việc triệu tập đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình được TAND thành phố Hà Nội thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về tố tụng dân sự như thực hiện thông qua thủ tục tống đạt, thông báo trực tiếp, qua bưu điện hoặc người thứ ba được uỷ quyền, niêm yết công khai hoặc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Trong trường hợp tòa án đã triệu tập hợp lệ mà các đương sự không thể tham gia phiên tòa vì lý do chính đáng thì có thể làm đơn đề nghị và các tài liệu chứng minh lý do chính đáng để xin hoãn phiên tòa gửi tới TAND thành phố Hà Nội để thẩm phán được phân công giải quyết vụ án xem xét và quyết định. Trong trường hợp nguyên đơn vắng mặt lần thứ hai, TAND thành phố sẽ có giấy triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nguyên đơn phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì nguyên đơn vắng mặt bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và TAND thành phố sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

Về bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự

Để tăng cường đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa cũng như bảo đảm quyền tranh luận tại phiên toà của công dân trong hoạt động giải quyết án hôn



nhân và gia đình, TAND thành phố Hà Nội đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quy chế phối hợp giữa Tòa án và Viện Kiểm sát hai cấp, trong việc giải quyết các loại án và quản lý, chỉ đạo, điều hành. Trên cơ sở đó đã phối hợp và tổ chức nhiều phiên tòa mẫu xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND thành phố, với sự tham gia của Thẩm phán, Kiểm sát viên hai Ngành. Quá trình tranh tụng, Hội đồng xét xử lắng nghe ý kiến tranh luận từ hai phía, bên buộc tội và bên gỡ tội, bảo đảm cho đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bảo đảm quyền bình đẳng giữa những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, bày tỏ quan điểm ý kiến, để xác định sự thật khách quan; bảo đảm cao nhất quyền của đương sự được quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng của đương sự; bảo đảm quyền thỏa thuận với nhau về giải quyết cũng như bảo đảm quyền tham gia phiên tòa, phiên họp của đương sự.

Về bảo đảm quyền khiếu nại của đương sự đối với các quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật

Thực hiện phương châm là “Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” và để kịp thời giải quyết những kiến nghị, yêu cầu của nhân dân, TAND thành phố Hà Nội đã đề ra nhiều biện pháp để thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại - tố cáo. TAND thành phố Hà Nội bố trí 01 phòng tiếp dân, có niêm yết lịch tiếp dân và nội quy tiếp công dân. Chánh án TAND thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác tiếp dân tại Thông báo kết luận Hội nghị giao ban số 1713/TB - VP ngày 29/10/2012 và Công văn số 1776/TA - VP ngày 7/11/2012 về việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân: yêu cầu lãnh đạo các đơn vị phải lên lịch tiếp dân hàng tháng và gửi lịch tiếp dân trước 10 ngày về Văn phòng Tòa án thành phố để báo cáo Chánh án bố trí thời gian tham dự và kiểm tra đột xuất. Lập sổ tiếp công dân, thống kê số lượt tiếp dân hàng tháng, báo cáo ngay các trường hợp khiếu kiện có tính chất phức tạp. Chánh án trực tiếp hoặc ủy quyền cho 01 đồng chí Phó chánh án tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại tố cáo. Chánh án yêu cầu



lãnh đạo các đơn vị phải thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp dân chấp hành nghiêm chỉnh thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và nhân dân, không gây phiền hà cho nhân dân.

Qua công tác giải quyết đơn thư khiếu nại - tố cáo, Chánh án TAND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời rút kinh nghiệm và nâng cao trách nhiệm trong công tác để không xảy ra những thiếu sót trong hoạt động hành chính tư pháp và trong quá trình tiến hành tố tụng.

Sau khi hoàn thành giai đoạn xét xử vụ án hôn nhân và gia đình ở giai đoạn kết thúc xét xử vụ án bảo đảm quyền công dân là bảo đảm quyền được trích lục bản án; quyền kháng nghị, kháng cáo bản án; quyền khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động xét xử vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án. TAND thành phố đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý.

Thực hiện số hóa các bản án bằng cách scan hơn 53.400 bản án từ năm 1990 đến hết năm 2013, giúp thuận tiện trong công tác lưu trữ, khai thác, tra cứu và cấp trích sao bản án cho các cơ quan, tổ chức và công dân [47, tr.7].

Về bảo đảm quyền ủy quyền cho luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác đại diện trong tố tụng dân sự

Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cho cá nhân và hoạt động trợ giúp pháp lý tại Thành phố Hà Nội trong những năm qua đã tăng cả về số lượng và nâng cao một bước về chất lượng, góp phần tích cực bảo vệ công lý, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp, phục vụ tích cực cho công cuộc cải cách tư pháp, góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế đồng thời bảo đảm cho công dân có thể nhờ người khác bảo vệ quyền của mình khi tham gia các hoạt động xét xử của tòa án nói chung và hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng.

Hiện nay, tại Hà Nội theo báo cáo của Sở Tư pháp Hà Nội, hiện Hà Nội có 356 tổ chức hành nghề luật sư và 18 chi nhánh, trong đó có 25 tổ chức hành nghề



luật sư nước ngoài nhằm đảm bảo dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho nhân dân trên địa bàn [50,tr.10].

Tuy nhiên, hoạt động giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình so với các tranh chấp dân sự, giải quyết các vụ án hình sự… thì sự tham gia bảo vệ của công dân bằng hình thức ủy quyền cho Luật sư thường ít hơn. Công dân chỉ nhờ đến Luật sư trong trường hợp vụ án hôn nhân và gia đình có mức độ phức tạp thường là tranh chấp về tài sản hoặc quyền nuôi con chung.

Ví dụ: Xét xử phúc thẩm vụ án ly hôn thụ lý số 101/2012/HNGĐ-PT ngày 15/8/2012, theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 844/2012/QĐXX-PT ngày 19/9/2012 của TAND thành phố Hà Nội. Nguyên đơn: Anh Phan Chí Thanh , sinh năm 1968. Bị đơn: Chị Phạm Thị Minh Thảo, sinh năm 1971. Cùng trú tại: số 21 ngò 61/44 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị Thảo: Bà Nguyễn Thị Hằng Nga – Luật sư của Văn phòng Luật sư Hằng Nga, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.

Nội dung vụ án:

Anh Phan Chí Thanh và chị Phạm Thị Minh Thảo kết hôn trên cơ sở tự nguyện tìm hiểu có đăng ký kết hôn ngày 12/11/1993 tại UBND xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Sau khi kết hôn hai anh chị đã sống tại nhiều nơi trong thành phố Hà Nội và từ năm 2001 thì sống ổn định tại số 21 ngách 44/61 Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Trong gần 20 năm chung sống, vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn. Do vậy anh Thanh gửi đơn xin ly hôn tại TAND quận Cầu Giấy.

Tại phiên tòa sơ thẩm anh Thanh xin ly hôn, chị Thảo không nhất trí.

Về con chung, anh chị thỏa thuận giao 2 con chung anh Thanh chăm sóc nuôi dưỡng. Về nhà đất chị Thảo xin chia bằng hiện vật. Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy đã xử: Chấp nhận đơn khởi kiện của anh Phan Chí Thanh. Cho anh Phan chí Thanh được ly hôn chị Phạm Thị Thanh Thảo.

Về con chung: Ghi nhận sự thỏa thuận của anh chị giao cho anh Phan chí Thanh trực tiếp nuôi dưỡng cháu Phan Bá Hải Triều, sinh ngày 17/8/1995 và cháu



Phan Bá Thủy Tiên, sinh ngày 17/8/1995. Tạm miễm việc cấp dưỡng nuôi con chung cho chị Thảo vì anh Thanh không yêu cầu. Không bên nào được ngăn cản quyền gặp gỡ và chăm sóc con chung.

Về tài sản chung là bất động sản: Giao cho anh Phan Chí Thanh sở hữu và sử dụng nhà đất tại số 21 ngò 44 phố Đỗ Quang, tổ 41, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội và có trách nhiệm thanh toán cho chị Thảo số tiền là 4.254.610.460đ ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Không nhất trí với bản án sơ thẩm số 12/2012 ngày 25/5/2012 của TAND quận Cầu Giấy ngày 04/6/2012. Chị Phạm Thanh Thảo nộp đơn kháng cáo ngày 11/6/2012 nộp lệ phí kháng cáo bản án và đề nghị được nuôi con chung, về nhà đất đề nghị chia bằng hiện vật.

Do cảm thấy không thể tự mình bảo vệ quyền lợi của bản thân, nên chị Phạm Thanh Thảo đã nhờ Bà Nguyễn Thị Hằng Nga – Luật sư của Văn phòng Luật sư Hằng Nga, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội để được trợ giúp. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và nghe chị Thảo trình bày, Luật sư đã liên hệ với các cơ quan chức năng thực hiện thu thập chứng cứ, chứng minh để bảo đảm quyền lợi của chị Thảo. Tại Toà án cấp phúc thẩm, Luật sư trình bày đơn kháng cáo và ý kiến chị Thảo xin rút yêu cầu kháng cáo về tình cảm và con chung đề nghị hội đồng xét xử chia cho chị bằng hiện vật nhà ở tầng 1, tầng 2 và đề nghị chia 2/3 quyền sử dụng đất ở 1/2 quyền sở hữu nhà. Luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho chị Thảo trình bày luận cứ và đề nghị hội đồng xét xử căn cứ Điều 95 Luật hôn nhân gia đình chia tài sản chung của vợ chồng chia cho chị Thảo 2/3 tài sản là nhà ở bằng hiện vật.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ TAND thành phố Hà Nội, tại phiên tòa xét xử phúc thẩm Hội đồng xét xử đã ra Bản án số 01/2013/HNGĐ – PT về việc tranh chấp hôn nhân gia đình với nội dung là: Sửa bản án ly hôn sơ thẩm số 12/2012/LHST ngày 25/5/2012 của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy - Hà Nội. Chấp nhận đơn kháng cáo của chị Phạm Thị Minh Thảo về yêu cầu chia nhà ở tại số nhà 21 ngò 44 phố Đỗ Quang, tổ 41, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội là chia đôi mỗi bên được hưởng 4.254.610.460đ. Chia bằng hiện vật: anh Phan Chí Thanh được sở hữu và sử



dụng toàn bộ diện tích 02 phòng tại tầng hai. Chia chị Phạm Thị Thanh Thảo được sử dụng và sở hữu toàn bộ diện tích 02 phòng tại tầng 3. Phần diện tích tầng 1 là bếp và nhà xe cùng toàn bộ cầu thang, lối đi chung, diện tích sân thượng, hai bên sử dụng chung.

Như vậy, với vụ án trên đã thể hiện vai trò và vị trí của Luật sư trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình của chị Thảo và anh Thanh. Đặc biệt qua thực tiễn cũng cho thấy những vụ án hôn nhân và gia đình có sự tham gia của Luật sư thì phần tranh tụng tại phiên tòa diễn ra sôi nổi, hoạt động xét xử cũng mang lại chất lượng tốt hơn và các mâu thuẫn của đương sự được giải quyết triệt để hơn. Qua đó cũng đã cho thấy TAND thành phố Hà Nội luôn chú trọng đảm bảo quyền công dân của công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

Về bảo đảm quyền của đương sự được đại diện trong tố tụng dân sự

Về bảo đảm quyền nhờ người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong những năm gần đây, Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ pháp lý. Cùng với việc thành lập các quỹ hỗ trợ pháp lý là hoạt động của các trung tâm trợ giúp pháp lý miễn phí do Sở Tư pháp quản lý, chỉ đạo thực hiện. Đến nay thì hoạt động này đã được mở rộng ra tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp như Hội Luật gia, Hội Liên hiệp phụ nữ… nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như bảo đảm quyền của công dân trong xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

Tại thành phố Hà Nội với mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung và bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng việc phát huy hiệu quả của trung tâm trợ giúp pháp lý, Hội luật gia, Hội phụ nữ luôn được quan tâm. Đối với đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư tiếp tục được quan tâm phát triển theo định hướng của Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020. Đồng thời phát huy hiệu quả của các Trung tâm trợ giúp pháp lý miễn phí góp phần quan trọng trong việc bảo đảm thực thi quyền khởi cho các đương sự người nghèo và đối tượng chính

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí