Một Số Kiến Nghị Đảm Bảo Quyền Con Người Trong Giai Đoạn Xét Xử Ở Việt Nam Hiện Nay

nhau: Chương IX. Những quy định chung về điều tra (Điều 120. Thời hạn tạm giam để điều tra); Chương XV. Quyết định việc truy tố (Điều 166. Thời hạn tạm giam để truy tố); Chương XVII. Chuẩn bị xét xử (Điều 177.Thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm); Chương XXIV. (Điều 243. Thời gian tạm giam để xét xử phúc thẩm)

Các điều luật trên đều quy định một cách cụ thể thời gian tạm giam trong mỗi gian đoạn. Tuy nhiên, tổng thời gian bị tạm giam của một bị cáo không phải là phép cộng của các điều luật trên, mà có khi là sự tạm giam “vô thời hạn”. Sự thật tưởng chừng như quá vô lý, mâu thuẫn với các quy định trên vẫn đang nghiễm nhiên tồn tại trong thực tế. Và “lá bùa hộ mệnh” cho sự phi lý đó là quy định tại Điều 252: “Sau khi Tòa ám cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại thì CQĐT tiến hành điều tra lại, VKS truy tố lại và Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án theo thủ tục chung”. Quy định này biến việc “tạm giam” không còn là “tạm” nữa mà là “giam kéo dài”. Đây được xem là sự vô lý hợp lý.

Theo số liệu Điều tra, truy tố, xét xử từ 2004 – 2012 của VKSNDTC thì số vụ án mà Tòa án cấp Phúc thẩm hủy án để điều tra, xét xử lại là 2.229 vụ án với

4.166 bị cáo. Câu hỏi đặt ra ở đây là trong số đó có bao nhiêu bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam? Và mức án đối với những bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam là bao nhiêu? Có bị cáo nào phải chịu mức án đúng bằng thời gian đã bị tạm giam hay không? Có mức án nào “lẻ” đến một, hai ngày hay không? Mức án đó là tương xứng hay là hơi nặng vì Tòa án phải tính phương án thoát trách nhiệm bồi thường cho các cơ quan tiến hành tố tụng?

Xin trả lời rằng, các trường hợp trên trong thực tế đều đã xảy ra. Không những thế, còn có những cá nhân bị tạm giam oan từ năm này qua năm khác. Điển hình cho việc “tạm giam kéo dài” trường hợp bà Nguyễn Thị Lâm (trú tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) bị tạm giam oan 07 năm trời trong “Kỳ án vườn điều”; chị Nguyễn Thị Tiến (con gái bà Lâm) bị tạm giam 06 năm; anh Nguyễn Văn Sơn (con trai bà Lâm) bị tạm giam 05 năm…

3.1.7. Xét xử oan sai

Theo số liệu Điều tra, Truy tố, Xét xử từ 2004 – 2012 của VKSNDTC thì:

- Số bị cáo Tòa án cấp Phúc thẩm hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án: 349

- Số bị cáo Tòa án cấp Phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm: 46.631

- Số bị cáo Tòa án cấp Phúc thẩm tuyên không phạm tội: 53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Số bị cáo không phạm tội giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm: 04 Nếu nhìn nhận ở ý nghĩa của việc giải quyết vụ án theo nguyên tắc hai cấp

xét xử thì có thể tự hào nói rằng nguyên tắc này đã phát huy được việc bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội.

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự - 9

Nhưng nếu nhìn nhận ở góc độ khác thì việc xét xử oan sai của cấp sơ thẩm đã làm ảnh hưởng một loạt các quyền con người của những người bị oan sai, đặc biệt là những nhân quyền cơ bản. Điển hình cho việc xét xử oan sai không thể không nhắc đến “Kỳ án vườn điều” với việc 09 thành viên trong gia đình bà Nguyễn Thị Lâm (trú tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) bị tạm giam oan sai, xét xử oan sai, tạm giam kéo dài, xét xử kéo dài. Sau 07 năm trời bị cuốn vào vòng lao lý, cuối cùng ba thế hệ trong gia đình bà Lâm cũng được đình chỉ điều tra, trả tự do vì không đủ chứng cứ buộc tội. Tuy nhiên, tính thời gian tạm giam của Công an Bình Thuận đã áp dụng, nếu các “bị cáo” này nếu không kháng cáo kêu oan thì cũng đã thực hiện xong hình phạt. Còn bà Nguyễn Thị Nhung đã qua đời trong thời gian truy tố, đến khi chết vẫn còn trăn trở với nỗi oan tày trời. “Kỳ án Vườn điều” mãi được nhắc đến trong lịch sử tư pháp Việt Nam với những nỗi đau không bao giờ nguôi.

Nói đến việc xét xử oan sai cũng phải nhắc đến vụ án anh Nguyễn Minh Hùng ở tỉnh Tây Ninh được tuyên vô tội sau bốn lần xét xử trong đó hai lần bị cấp sơ thẩm tuyên án tử hình về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Khi anh Hùng bị tạm giam để điều tra thì vợ mới có bầu. Sau 05 năm 11 ngày bị tạm giam chờ cái vòng luẩn quẩn hủy án – điều tra lại – xét xử lại thì con anh đã chuẩn bị vào lớp một.

Trong thực tế, các vụ án càng phức tạp thì nguy cơ bị cáo phải áp dụng biện pháp tạm giam lại càng lớn, thời gian điều tra đồng nghĩa với thời giam tạm giam lại càng lâu. Việc điều tra phiến diện, không đầy đủ lại dễ dẫn đến xét xử oan sai. Do đó, nó lại hàm chứa càng nhiều các tổn hại trong thực tế.

3.2. Một số kiến nghị đảm bảo quyền con người trong giai đoạn xét xử ở Việt Nam hiện nay

3.2.1. Tăng cường giáo dục về quyền con người cho cán bộ hoạt động tư pháp

Muốn bảo đảm quyền con người thì trước hết phải hiểu như thế nào là quyền con người rồi từ đó mới có thể áp dụng vào thực tiễn. Quyền con người ở khía cạnh giáo dục là một ngành học khá mới mẻ. Trong các trường Luật, ngành học này mới chỉ được bắt đầu giảng dạy từ năm 2007. Ngay cả tại thời điểm hiện nay, với một số người, khái niệm quyền con người vẫn còn khá mới mẻ, xa lạ và chủ yếu mang màu sắc chính trị. Do đó, yêu cầu các cán bộ hoạt động tư pháp hiểu rò về nhân quyền là một đòi hỏi khá cao. Với những ai ham học hỏi, tự nghiên cứu tìm hiểu thì có thể tham khảo qua sách báo, mạng internet. Tuy nhiên, sự học hỏi đó không được toàn diện và đầy đủ. Vì vậy, cần phải trang bị kiến thức về quyền con người cho các cán bộ hoạt động trong ngành tư pháp. Để sự tiếp thu thực sự có hiệu quả thì trước hết cần phải tạo điều kiện cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư pháp được đào tạo một cách bài bản có hệ thống tại các trường có giảng dạy về nhân quyền, sau nữa là truyền đạt thông qua các chương trình tập huấn, hội thảo… Có như vậy, quyền con người mới được hiểu đúng, hiểu đủ, từ đó mới dễ thực thi trong thực tế.

Có một thực tế được phản ánh là ở một số tỉnh thành, việc cán bộ, công chức Tòa án muốn học lên Cao học cần phải lựa chọn đúng với chuyên môn làm việc của mình (Hình Sự, Dân sự, Kinh tế…). Quy định này thoạt nhìn thì hợp lý nhưng xem xét ở góc độ khác sẽ là một sự thiếu sót. Việc học thêm, học lên về quyền con người là rất quan trọng. Phải đặt quyền con người làm nền tảng của mọi hoạt động tố tụng thì quyền con người trong lĩnh vực Tư pháp mới được bảo vệ và thúc đẩy một cách có hiệu quả. Do đó, các cán bộ hoạt động Tư pháp nói chung và cán bộ Tòa án nói riêng phải được trang bị kiến thức về quyền con người.

3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền con người trong hoạt động xét xử

3.2.2.1. Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 theo hướng sau

- Trước hết, Hiến pháp cần phải bổ sung quy định về quyền sống.

Quyền sống là một nhân quyền vô cùng quan trọng và thiêng liêng của mỗi con người nhưng trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có một văn bản nào ghi nhận về quyền này. Hiến pháp 1992 chỉ ghi nhận tại Điều 71 rằng: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. BLDS tái khẳng định lại quy định này tại Điều 32. BLHS dành hẳn chương XII quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, theo đó mọi hành vi vô cớ đe dọa hay tước mạng sống của con người đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Tuy nhiên, vẫn chưa có một văn bản nào ghi nhận rò ràng “Mọi người có quyền sống” như trong UDHR, ICCPR. Do đó, cần phải sớm ghi nhận quyền sống vào Hiến pháp một cách rò ràng, cụ thể và trực tiếp.

- Ghi nhận quyền con người cùng với quyền công dân:

Một số quyền mà Hiến pháp ghi nhận như quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền khiếu nại, tố cáo… tại các điều 52, 71, 73, 74 phải được mở rộng áp dụng cho cả các đối tượng không phải là công dân Việt Nam. Đó là những nhân quyền cơ bản mà mọi con người đều được hưởng, không riêng gì công dân của một đất nước nào. Hiện nay, số lượng người nước ngoài đến tham quan, du lịch, làm việc, sinh sống tại Việt Nam ngày càng tăng, cần phải đảm bảo cho họ những nhân quyền này. Từ sự mở rộng về phạm vi điều chỉnh của các điều trên thì tên chương V cần phải sửa từ “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Có như vậy, sự ghi nhận về quyền con người mới rò nét, trực tiếp và cụ thể, không chung chung như hiện nay.

- Hoàn thiện quy định về quyền bào chữa.

Quyền bào chữa là một quyền rất quan trọng trong TTHS, tuy nhiên điều 132 Hiến pháp mới chỉ quy định:

“Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Quy định như vậy là chưa đầy đủ vì cần phải ghi nhận quyền bào chữa cho cả người bị tạm giữ, quyền bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự được gọi chung là đương sự và “quyền bào chữa” đối với những người này được gọi là “quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp”. Ngoài ra, quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa không loại trừ nhau mà có thể thực hiện đồng thời cả hai quyền này. Do đó, điều này nên được sửa đổi lại như sau: “Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa; đương sự có thể tự bảo vệ lợi ích hợp pháp và nhờ người khác bảo vệ lợi ích hợp pháp”.

- Sửa đổi nguyên tắc suy đoán vô tội.

Suy đoán vô tội được xem là một giá trị tinh thần của nhân loại tuy nhiên nguyên tắc này không được thể hiện một cách rò ràng, cụ thể và chính xác trong Hiến pháp Việt Nam cũng như các văn bản luật khác.

Điều 72 Hiến pháp 1992 chỉ quy định:

“Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”.

Quy định này đã chuyển tải được nội dung chính của nguyên tắc suy đoán vô tội, nhưng quy định như thế là chưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc suy đoán vô tội của Luật quốc tế về nhân quyền. Và nếu nói Điều 72 Hiến pháp là nguyên tắc suy đoán vô tội thì cũng không đúng vì nội dung thứ hai của điều này không phải là một phần của nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội.

Mặt khác, phạm vi chủ thể trong điều luật này là quá rộng vì những người

không bị tình nghi là tội phạm thì đương nhiên là vô tội, do đó, cần phải rút gọn phạm vi chủ thể của nguyên tắc này, chỉ bao gồm những người bị tình nghi phạm tội mà thôi. Việc gắn hình phạt với nội dung nguyên tắc này cũng không hợp lý, có thể dẫn đến cách hiểu tuyên bố một người phạm tội và quyết định hình phạt đối với người đó thuộc chức năng Tòa án; còn cơ quan khác thì có thể coi một người phạm tội, miễn rằng cơ quan đó không áp dụng hình phạt. Do đó, nguyên tắc này cần được hoàn thiện.

Có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở những điểm sau:

“Một là không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Hai là trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội, người bị buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng minh nhưng có quyền đưa ra chứng cứ và các yêu cầu chứng minh họ không phạm tội hoặc những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Ba là mọi nghi ngờ về tội phạm của người bị tình nghi phạm tội nếu không được loại trừ theo trình tự thủ tục pháp luật quy định thì phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị tình nghi ”[18], [8]

Theo chúng tôi, nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội chỉ cần bao hàm điểm thứ nhất và điểm thứ hai là được, không cần nêu ra điểm thứ ba. Vì giải thích theo hướng có lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là nguyên tắc hoạt động xuyên suốt trong quá trình TTHS. Do đó, ta có thể tham khảo quy định của Khoản 2 Điều 14 ICCPR để quy định như sau: “Người bị cáo buộc về hình sự có quyền được coi là vô tội cho đến khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.

- Quy định rò ràng chức năng, nhiệm vụ của hai hệ thống cơ quan VKS và Tòa án.

Cần quy định rò Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; còn VKS là cơ quan thuộc chính phủ, thực hiện quyền công tố. Đồng thời, bỏ quy định VKS

có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp như điều 137 Hiến pháp 1992 để đảm bảo tính khách quan và độc lập cho Tòa án. Và việc quy định về hai hệ thống cơ quan này cũng nên tách ra thành hai chương khác biệt, không nên gộp chung vào một chương như hiện nay. Việc gộp chung các quy định về VKS và Tòa án sẽ càng làm cho cách hiểu hai cơ quan này đều là cơ quan tư pháp. Từ sự quy định này sẽ có sự điều chỉnh cụ thể hơn trong BLTTHS về chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động của Tòa án và Viện kiểm sát.

3.2.2.2. Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự 2003

Nghiên cứu các quy định của BLTTHS, qua phân tích những bất cập, hạn chế tại Chương 2, chúng tôi thấy cần hoàn thiện các quy định liên quan đến vấn đề quyền con người theo hướng sau:

- Sửa lại Điều 1 về nhiệm vụ của BLTTHS như sau:“BLTTHS góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN …” BLTTHS có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân chứ không chỉ của “công dân” như quy định hiện hành.

- Sửa đổi một số điều quy định các nguyên tắc cơ bản:

Các quyền mà BLTTHS 2003 ghi nhận cho công dân tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8 (quyền được tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản; bình đẳng trước pháp luật; quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín) phải được mở rộng áp dụng cho cả các đối tượng không phải là công dân Việt Nam. Theo đó, các từ “công dân” trong các điều luật trên cần phải được thay bằng từ “mọi người”

Ngoài ra, tại Điều 4 vẫn còn hai điểm bất cập nữa.

Thứ nhất, không nên dùng từ “quyền cơ bản” vì sẽ dẫn đến cách hiểu chỉ tôn trọng và bảo vệ các “quyền cơ bản” còn các “quyền không cơ bản” thì không được tôn trọng và bảo vệ. Trong tố tụng hình sự, mọi quyền đều cần được tôn trọng và bảo vệ...

Thứ hai, các chủ thể có trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc này theo quy định tại Điều 4 là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS; Chánh án, Phó chánh án Tòa án; Hội thẩm. Quy định như thế vẫn còn thiếu một chủ thể là “Thư ký tòa án”. Về lý luận, Thư ký tòa án cũng là một trong những người tiến hành tố tụng, về thực tế là những người có sự tiếp xúc, gặp gỡ với bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng. Do đó, Thư ký tòa án cũng cần phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ các quyền của những người tham gia tố tụng. Do đó Điều 4 nên sửa đổi lại như sau:

“Điều 4. Tôn trọng và bảo vệ các quyền con người.

Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội Thẩm, Thư ký tòa án phải tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp ngăn chặn đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa”.

- Hoàn thiện Điều 8 BLTTHS 2003.

Ngoài việc mở rộng đối tượng áp dụng Điều này cho tất cả mọi người thì nên thay cụm từ “của công dân” ở cuối đoạn một thành “của người khác một cách tùy

tiện”. Việc quy định như thế này sẽ làm cho đoạn một và đoạn hai của điều luật có sự liên quan, dễ hiểu và không bị mâu thuẫn nhau.

- Để cụ thể hóa việc quy định rò ràng, tách biệt chức năng, nhiệm vụ của VKS và Tòa án như chúng tôi đã đề xuất tại phần sửa đổi Hiến pháp, BLTTHS 2003 cần phải có những sự quy định cụ thể như sau:

+ Sửa đổi các quy định để Tòa án thực hiện đúng chức năng xét xử:

Thứ nhất, hoàn thiện Điều 10 theo hướng việc chứng minh xác định sự thật của vụ án chỉ thuộc về CQĐT và VKS. Tòa án không có trách nhiệm chứng minh, mà xem xét chứng cứ của các bên để xác định sự thật khách quan làm cơ sở cho phán quyết của mình.

Thứ hai, bỏ quy định giao cho Tòa án quyền khởi tố vụ án hình sự tại các

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí