Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự - 11

- Soạn thảo các báo cáo, khuyến nghị, đề xuất về quyền con người. Tư vấn cho các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến quyền con người.

- Nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, đánh giá sự tương thích và khả năng “nội luật hóa” vào Pháp luật quốc gia.

- Hợp tác với các Cơ quan nhân quyền các quốc gia, khu vực và quốc tế

- Tiếp nhận, giải quyết các đơn từ, khiếu nại về quyền con người (nếu thuộc thẩm quyền). Còn nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền thì chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để người dân đỡ mất thời gian, công sức…

Trong thực tiễn TTHS, đặc biệt là qua các kỳ án oan như “Kỳ án vườn điều”, “Kỳ án vườn mít”… ta đều thấy rằng để giải nỗi oan, người dân thường phải đội đơn đi kêu oan suốt năm trời, thậm chí là từ năm này qua năm khác, hầu như phải gò cửa mọi nơi, mọi chốn, miễn là nơi nào có hy vọng. Với việc kêu oan đó, người dân không chỉ mất thời gian, công sức, tiền bạc mà nhiều lúc niềm hi vọng vừa nhóm lên lại bị chôn vùi vì nhận được sự từ chối lịch thiệp “không đúng thẩm quyền, không đúng cấp”… Nếu Cơ quan Nhân quyền Quốc gia Việt Nam được thành lập thì người dân sẽ có một địa chỉ tin cậy để kêu cứu và Cơ quan này sẽ có trách nhiệm xem xét, đánh giá vụ việc. Sau đó, sẽ chuyển đơn và những đánh giá khách quan của Cơ quan mình để Tòa án xem xét, đánh giá lại theo trình tự tái thẩm/giám đốc thẩm.

Do đó, đã đến lúc Việt Nam lựa chọn một mô hình Cơ quan nhân quyền quốc gia để tăng thêm sự bảo vệ, thúc đẩy quyền con người.

KẾT LUẬN


1. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người bằng các quy định, chính sách và các hoạt động thực tiễn. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam đều hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Chúng ta đã đạt được một số thành tích đáng tự hào về nhân quyền nói chung và nhân quyền trong TTHS nói riêng.

Tuy nhiên, trong TTHS, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại một số bất cập trong pháp luật và hạn chế trong thực tiễn cần được nghiên cứu hoàn thiện đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phù hợp hơn với luật nhân quyền quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

2. Quyền con người trong TTHS được thể hiện ở nhiều chế định khác nhau (như các nguyên tắc TTHS, địa vị tố tụng của người tham gia tố tụng, các biện pháp ngăn chặn và các thủ tục tố tụng...) trong các quy định của pháp luật và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử; trong đó xét xử là hoạt động trọng tâm của quá trình tố tụng, thể hiện tập trung các vấn đề về quyền con người trong TTHS.

3. Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng, nhất là trong Hiến pháp, BLTTHS, nghiên cứu thực tiễn xét xử của Tòa án cho thấy các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nước ta cơ bản đã thể hiện được tư tưởng tôn trọng và bảo vệ quyền con người, làm cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thực tiễn TTHS nói chung, xét xử nói riêng ở nước ta.

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự - 11

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta và sự phát triển của Luật nhân quyền quốc tế, các quy định của pháp luật hiện hành còn có những bất cập, chưa thể hiện đầy đủ quan điểm quyền con người của Đảng và Nhà nước ta, dẫn đến những hạn chế trong thực tiễn, không ít trường hợp vi phạm quyền con người: tình trạng trì hoãn việc xét xử vụ án; quyền tố tụng của người tham gia tố tụng còn bị hạn chế, thiếu bình đẳng; bắt, giam giữ kéo dài, không ít trường hợp xử oan người không có tội...

4. Để tăng cường việc bảo vệ quyền con người trong TTHS - một trong những lĩnh vực có nguy cơ vi phạm cao, nhằm cho pháp luật và thực tiễn tố tụng nước ta phù hợp hơn với pháp luật quốc tế trên cơ sở các điều kiện kinh tế xã hội nước ta, cần có những giải pháp hữu hiệu, khả thi khác nhau. Trong đó có các giải pháp quan trọng như: hoàn thiện các quy định của Hiến pháp, BLTTHS về các nguyên tắc tố tụng; hoàn thiện địa vị tố tụng của các chủ thể TTHS; sửa đổi, bổ sung các quy định về các biện pháp ngăn chặn, hoàn thiện các thủ tục tố tụng, nhất là thủ tục xét xử vụ án hình sự... đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền con người ở nước ta.

Ngoài ra, cùng với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp về đổi mới tổ chức, hoạt động các cơ quan tư pháp mà trung tâm là hệ thống Tòa án; biện pháp nhận thức, tư tưởng, bảo đảm... để các quy định của pháp luật mang tính khả thi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Ngọc Anh (2007), “Quyền con người ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp đảm bảo phát triển”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, số 8, tr6-9.

2. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”.

3. (tại http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4496)

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW “Về chiến lược cái cách tư pháp đến năm 2020”

5. Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo số 46/BC “Về tổng kết 05 năm thi hành Luật luật sư”

6. Chính phủ (2005), Sách trắng về thành tựu quyền con người của Việt Nam (tại http://mofa.gov.vn/en/ctc)

7. Chính phủ (2009), Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam năm 2009 (tại http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr 040807104143/nr040807105001/ns090723074537)

8. Nguyễn Ngọc Chí (2008), “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8, tr 5-9.

9. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên - 2012), Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Đại học luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật tố tụng hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

11. Trần Văn Độ (2013), “Quyền Tư pháp phải do duy nhất Tòa án thực hiện”, Báo Công lý, số 15, tr2

12. Trần Văn Độ, “Xác định chức năng của TA trong việc giải quyết vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 09, tr 9-12.

13. Trần Văn Độ, “Yêu cầu của cải cách tư pháp về xác định Tòa án là trung tâm và hoạt động xét xử là trọng tâm và những vấn đề đặt ra đối với việc sửa đổi BLTTHS”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số11, tr5-7

14. Vũ Công Giao (2013), Triển vọng thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam ( tại http://www.dienngon.vn/Blog/Article/trien-vong-thanh-lap-co-quan-nhan-quyen-quoc-gia-o-viet-nam).

15. Nguyễn Quang Hiền (2004), “Pháp luật – phương tiện quan trọng để bảo vệ quyền con người”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 01, tr 5-6.

16. Nguyễn Quang Hiền (2013), “Nguyên tắc khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật-thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử.

17. Đinh Thế Hưng (2010), “Các điều kiện đảm bảo quyền con người ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10, tr15-17

18. Đinh Thế Hưng (2010), “Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về xét xử của Luật TTHS Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 14, tr9-13.Tường Duy Kiên (2006), Chuẩn mực quốc tế bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự, Tạp chí nghề Luật số 5, tr 7-11.

19. Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội (2006), Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (2006), Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của các Ủy ban Công ước Liên Hợp Quốc, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

22. Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

23. Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

24. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Hỏi – Đáp về quyền con người,

NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

25. Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội (2011), Luật Nhân quyền Quốc tế-những vấn đề cơ bản, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

26. Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

27. Vò Thị Kim Oanh (2010), “Bảo đảm quyền con người trong Tư pháp hình sự Việt Nam”, NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

28. Quốc Hội (1992), Hiến pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Quốc Hội (2002), Luật tổ chức Tòa án, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

30. Quốc Hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Quốc Hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

32. Quốc Hội (2004), Pháp lệnh điều tra vụ án hình sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Quốc Hội (2009), Bộ luật Hình sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Đinh Văn Quế (2011), Trình tự thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.

35. Lã Khánh Tùng (2008), “Quyền được xét xử công bằng”,Tạp chí kiểm sát, số 15, tr 9-11.

36. Đào Trí Úc (2011), “Cải cách Tư pháp và việc hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản của TTHS Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15, tr8-9.

37. Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người và hội luật sư quốc tế (2009), Quyền con người trong quản lý tư pháp, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

38. Vò Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học BLTTHS, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

39. Cẩm Vân (2012), Thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên: Bảo vệ trẻ em trước “sóng gió” cuộc đời


WEBSITE

40. http://www.baomoi.com/Ky-1-An-mang-trong-vuon-dieu/104/4501221.epi

41. http://www.nhanquyen.vn/modules.php?name=Homepage&menuid=1

42. http://dantri.com.vn/xa-hoi/ki-1-tan-cung-noi-dau-cua-mot-gia-dinh-bi-hai- 425040.htm

43. http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/ngay-ve-cua-nguoi-mang-hai-an-tu-hinh- 2102351.html

44. http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Hau-vu-an-con-trau/70011525/509/

45. http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Hau-vu-an-con-trau/70011525/509/.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022