Nội Dung Và Cơ Chế Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Hoạt Động Xét Xử

quyền con người. Người bị tước tự do cũng có quyền sống, quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa… như những công dân bình thường. Quyền con người của những người khác cần được tôn trọng chứ không chỉ khoan dung. Những người bị tước tự do được hưởng các quyền con người chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của đại gia đình nhân loại. Việc họ được hưởng các quyền là chính đáng chứ không phải xã hội, nhà nước hay bất kỳ chủ thể nào đang ban phát cho họ các quyền đó.

Tóm lại, quyền của người bị cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử nói riêng, quyền con người nói chung là sự phát triển tất yếu của xã hội văn minh. Trong một cuộc khảo sát do CNN – một trong các cơ quan truyền thông nổi tiếng nhất thế giới - tiến hành, quyền con người được xem là một trong mười phát minh làm thay đổi thế giới (cùng với nông nghiệp, phân tâm học, thuyết tương đối, vắcxin, thuyết tiến hóa, mạng thông tin toàn cầu, xà phòng, số không và lực hấp dẫn). Quyền của người bị tước tự do là một bộ phận của quyền con người, việc bảo đảm quyền của người bị tước tự do chính là đã bảo đảm quyền con người – một trong các phát minh làm thay đổi thế giới.

1.3. NỘI DUNG VÀ CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ

1.3.1. Nội dung bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử

Các nghiên cứu về quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự gần đây đều cho rằng nội dung bảo đảm quyền con người trong TTHS thể hiện trên ba phương diện, đó là:

Thứ nhất, hình thành hệ thống pháp luật quốc gia trên cơ sở các tiêu chí quốc tế về quyền con người;

Thứ hai, có các biện pháp bảo đảm thực thi có hiệu quả pháp luật về quyền con người;

Thứ ba, có cơ chế giám sát bảo đảm quyền con người [9, tr.56]. Vì vậy,

khi nghiên cứu nội dung bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử, trước hết cần xem xét các tiêu chí quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực xét xử vụ án hình sự.

Những chuẩn mực quốc tế cơ bản liên quan đến quyền con người trong hoạt động xét xử bao gồm hai nhóm: 1) các quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm… của cá nhân khi họ bị tước tự do (bị áp dụng biện pháp ngăn chặn); 2) quyền được xét xử công bằng. Về cơ bản, các quyền này được ghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) (ICCPR

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

- Việt Nam là thành viên từ năm 1982), trong các Bình luận chung của cơ quan giám sát Công ước này, cũng như trong một số hướng dẫn, nguyên tắc đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận liên quan.

1.3.1.1. Nhóm quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị tước tự do

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự trên cơ sở số liệu của tỉnh Đắk Nông - 5

Bảo vệ quyền của “những người bị tước tự do” (deprived of liberty) chiếm một vị trí quan trọng trong luật nhân quyền quốc tế. Họ bao gồm những người bị cầm tù hay bị giam giữ vì nhiều lý do khác nhau (tạm giữ hành chính, chờ ra tòa xét xử…). Trong phạm vi nghiên cứu này, do cách hiểu luật tố tụng hình sự không bao gồm luật thi hành án hình sự, “những người bị tước tự do” được hiểu là những người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn (bắt, tạm giam, tạm giữ).

Các quyền cơ bản của người bị tước tự do được bảo vệ tại Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) (ICCPR) và nhiều văn kiện khác như “Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 43/173 ngày 9/12/1988 (bao gồm 39 nguyên tắc cụ thể); “Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990... [28].

Về cơ bản, những người bị tước tự do được bảo đảm các quyền sau đây:

a) Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục

Quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 5 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR), trong đó nêu rằng, không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Điều 7 ICCPR cụ thể hóa, trong đó nêu rò, không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó. Bên cạnh các quy định trên của UDHR và ICCPR, vấn đề chống tra tấn còn được đề cập trong một số điều ước quốc tế khác về quyền con người, đặc biệt là Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT, 1984). Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là, chống tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được coi là một quy phạm tập quán quốc tế (international custom law) về quyền con người. Bởi vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có nghĩa vụ phải tuân thủ, bất kể quốc gia đó có là thành viên của ICCPR, CAT hay bất cứ điều ước quốc tế nào khác có liên quan hay không.

Định nghĩa về hành động tra tấn đã được nêu ở Điều 1 của CAT. Tuy nhiên, như Điều này cũng nêu rò, khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp. Định nghĩa về tra tấn trong Điều 1 CAT hiện được sử dụng như một quy định tham chiếu chung trong luật quốc tế về quyền con người và luật hình sự quốc tế khi đề cập đến vấn đề tra tấn, tuy nó bị phê phán là đã loại trừ những đối tượng và hoàn cảnh mà hành động tra tấn được thực hiện bởi những thủ phạm phi công chức (ví dụ, việc một nhóm phiến quân bắt cóc con tin và tra tấn họ hay việc một người chồng đánh đập vợ mình sẽ không thuộc nội hàm của hành động tra tấn theo định nghĩa này).

b) Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện

Quyền này đầu tiên được quy định trong Điều 9 UDHR, trong đó nêu rằng, không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tuỳ tiện. Điều 9 ICCPR cụ thể hóa Điều 9 UDHR bằng những quy định khá chi tiết. Ngoài những nội dung này, trong Bình luận chung số 8 thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982, HRC đã giải thích thêm một số khía cạnh có liên quan đến Điều 9 ICCPR.

c) Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do

Quyền này được quy định trong Điều 10 ICCPR. Theo Điều này, những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người. Khoản 2 Điều này quy định trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam. Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt. Đặc biệt, khoản 3 Điều này đề cập đến một nguyên tắc định hướng việc đối xử với những người bị tước tự do, theo đó, việc đối xử với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội, chứ không phải nhằm mục đích chính là trừng phạt hay hành hạ họ. Những văn kiện của Liên hợp quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện quyền được đối xử nhân đạo khi bị tước tự do và để lập báo cáo quốc gia về việc thực hiện quyền này bao gồm: Các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về việc đối xử với tù nhân (1955); Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988)… Các chuẩn mực quốc tế khuyến nghị các quốc gia nên xác định dưới 18 là độ tuổi được coi là vị thành niên trong tố tụng hình sự. Việc đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của người chưa thành niên nêu ở khoản 3

Điều 10 ICCPR phải thể hiện ở những yếu tố như: điều kiện giam giữ tốt hơn phạm nhân đã thành niên; giờ lao động ngắn hơn; được liên lạc với người thân...Văn kiện của Liên hợp quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện và để lập báo cáo quốc gia trong vấn đề này là Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp với người chưa thành niên (Các quy tắc Bắc Kinh, 1985) (đoạn 5).

d) Quyền thông tin, liên lạc với bên ngoài

Tập hợp nguyên tắc đặc biệt quan tâm bảo vệ quyền của người bị tước tự do phải được liên lạc với thế bên ngoài, với thân nhân và đặc biệt là luật sư. Theo Nguyên tắc 15 của Tập hợp nguyên tắc: Mặc dù có những trường hợp ngoại lệ (theo khoản 4 Nguyên tắc 16 và khoản 3 Nguyên tắc 18), việc liên lạc của người bị giam hay bị cầm tù với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với gia đình hay luật sư của người đó đều không bị khước từ vì bất cứ lý do gì ngoài vấn đề số ngày. Các Nguyên tắc 17 và 18 (được cung cấp luật sư, được liên lạc với luật sư), Nguyên tắc 19 (trao đổi thư tín, được người đến thăm)...

e) Quyền có cơ chế khiếu nại, tố cáo hữu hiệu

Do vị thế bị hạn chế các quyền căn bản, những người bị tước tự do cần được bảo đảm quyền khiếu kiện bất kỳ lúc nào về tính hợp pháp của việc giam, quyền khiếu nại, tố cái khi bị đối xử tàn tệ, bị tra tấn (Nguyên tắc 32, 33 của Tập hợp nguyên tắc).

g) Đối với người chưa thành niên

“Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990 và “Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên” (Các quy tắc Bắc Kinh) được thông qua theo Nghị quyết 40/33 ngày 29/11/1985 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Theo các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu thì biện pháp tạm giam chờ xét xử

chỉ nên là hình thức “được sử dụng đến như một phương kế cuối cùng và chỉ trong thời gian ngắn nhất có thể” (khoản 1 đoạn 13). Và “Bất cứ khi nào có thể, hình thức tạm giam chờ xét xử cần được thay thế bằng những phương pháp khác như giám sát chặt chẽ, chăm sóc đặc biệt hoặc đưa về sống với gia đình hay tại một trung tâm giáo dục hoặc tại nhà” (13.2). Người chưa thành niên, trong thời gian bị tạm giam chờ xét xử phải được hưởng tất cả các quyền và sự bảo đảm của Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân do Liên Hợp Quốc thông qua. (13.3)

Người chưa thành niên bị tạm giam chờ xét xử phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn, giam giữ trong một trại giam riêng biệt hay trong một khu riêng của một trại giam có giam cả người lớn. (13.4.) Trong khi bị giam giữ, người chưa thành niên phải được bảo vệ, chăm sóc và được nhận tất cả những sự giúp đỡ riêng cần thiết về mặt xã hội, giáo dục dạy nghề, tâm lý, y tế và thể chất mà các em có thể cần tuỳ theo tuổi tác, giới tính và cá tính (13.5.)

1.3.1.2. Quyền được xét xử công bằng

Quyền được xét xử công bằng đã được coi là một hòn đá tảng (a cornerstone) của các xã hội dân chủ [36]. Giống như đặc tính của mọi nhân quyền là phụ thuộc lẫn nhau, quyền được xét xử công bằng với các quyền khác có mối quan hệ hai chiều. Một phiên toà công bằng là yếu tố thiết yếu để bảo đảm các quyền cơ bản khác của con người như quyền sống, quyền được an toàn về thân thể, tự do ngôn luận... Về mặt lập pháp, ngoài hệ thông pháp luật của các quốc gia, quyền được xét xử công bằng được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế và khu vực. Trước hết phải kể đến Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), đã được đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966. Tuy nhiên, theo nhiều quan điểm thì quyền được xét xử công bằng không chỉ gồm các quy định liên quan đến giai đoạn xét xử, được quy định tại Điều 14 mà cả ở nhiều điều luật khác

(Điều 7, 9, 15...) của ICCPR. Về thời điểm phát sinh, nhiều luật gia cho rằng ngay từ khi một cá nhân bị bắt họ đã có quyền này [70]. Bởi lẽ các quyền trước, trong và sau khi xét xử đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí thì:

Quyền được xét xử công bằng là quyền cơ bản của người bị buộc tội trong vụ án hình sự và của các bên trong vụ việc phi hình sự trước cơ quan tư pháp (công an, công tố và toà án), được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận và bảo vệ, bao gồm nhiều quyền cụ thể (như được bảo đảm quyền bào chữa, được xét xử nhanh chóng, công khai bởi toà án độc lập, không thiên vị...) nhằm bảo đảm cho việc xét xử được công bằng, cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân [9].

Tập hợp các văn kiện văn kiện mang tính ràng buộc và không mang tính ràng buộc pháp lý tạo nên một hệ thống các chuẩn mực quốc tế về quyền được xét xử công bằng. Hệ thống chuẩn mực này có thể dùng làm thước đo mức độ tuân thủ của các quốc gia trên khía cạnh pháp luật thực định và thực tiễn thi hành pháp luật. Đó là:

- Quyền bình đẳng trước tòa án và được xét xử bởi tòa án độc lập, không thiên vị, công khai

Trước hết, bình đẳng thể hiện ở sự ngang bằng về quyền giữa các bên trong tố tụng. Các buộc tội với bên gỡ tội có quyền như nhau trong việc đưa ra chứng cứ, quan điểm, yêu cầu là những đòi hỏi đầu tiên của công bằng trong xét xử. Đây cũng là yêu cầu của Điều 7 Tuyên ngôn rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng.

Thứ hai, tòa án cần phải độc lập, không thiên vị cũng là nội dung quan trọng đảm bảo công bằng. Toà án là cơ quan có thẩm quyền đưa ra phán quyết về việc một người có tội hay không và trách nhiệm hình sự mà người đó phải

gánh chịu. Tại Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của Tòa án (Basic Principles on the Independence of the Judiciary) do Hội nghị Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm và xử lý người phạm tội thông qua và được Đại hội đồng Liên hợp quốc chấp thuận cùng trong năm 1985, tính độc lập của toà án đã được cụ thể hoá từ nhiều góc độ như cần có sự bảo đảm của nhà nước, bảo đảm của hiến pháp, toà án không bị ảnh hưởng bởi dụ dỗ, sức ép, can thiệp sai trái... [5, tr.126]. Bên cạnh sự độc lập của tòa án và các thẩm phán, sự độc lập của cảnh sát và công tố viên cũng ảnh hưởng đáng kể đến tính độc lập của hệ thống tư pháp. Hướng dẫn về vai trò của công tố viên (được Hội nghị Liên hợp quốc thông qua năm 1990) đã khẳng định trách nhiệm của nhà nước trong bảo đảm cho công tố viên thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn mà không bị đe doạ, ngăn cản, can thiệp (Khoản 4) và văn phòng công tố viên phải triệt để tách khỏi chức năng xét xử (Khoản 10)... [7, tr.64, 69]. Trong Quy ước đạo đức của quan chức thi hành pháp luật (được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 1979), một số khía cạnh liên quan đến tính độc lập như các quan chức thi hành pháp luật (thực thi quyền lực cảnh sát) không được tham nhũng (Điều 7) [8, tr.118].

Công khai và minh bạch là những đòi hỏi thiết yếu của công bằng. Toà án xét xử công khai là một yêu cầu trong Điều 14/1 ICCPR. Tuy nhiên, việc xét xử công khai có thể bị hạn chế vì lý do an ninh quốc gia hoặc để giữ kín đời tư của các bên. Trong Công ước Châu Âu về nhân quyền (ECHR), tính công khai của việc xét xử (Điều 6) cũng như việc đảm bảo quyền thông tin của công chúng được đề cao (Điều 10). Gần đây, Hội đồng châu Âu nêu lên kiến nghị liên quan đến tính minh bạch và khuyến cáo các quốc gia bảo đảm quyền của công chúng trong việc nhận các thông tin về hoạt động của cơ quan tư pháp, công an thông qua các phương tiện truyền thông, đồng thời, các phóng viên phải được tự do viết, bình luận về hệ thống tư pháp. Năm 2005, Hội đồng tư vấn Thẩm phán châu Âu (the Consultative Council of European

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí