Quy Định Về Các Biện Pháp Ngăn Chặn

được khách quan và đúng đắn. Do đó, Điều 14 BLTTHS quy định những người tiến hành tố tụng không được tiến hành tố tụng hoặc người phiên dịch, người giám định không được tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Cụ thể nguyên tắc này, Điều 42 BLTTHS quy định những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng gồm:

Người tiến hành tố tụng đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân của những người đó hoặc của bị can, bị cáo.

Người tiến hành tố tụng đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó.

Hoặc có căn cứ rò ràng khác để cho rằng người tiến hành tố tụng không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Ngoài ra, tại các Điều 44, 45, 46, 47, 56, 60, 61 BLTTHS đều quy định các trường hợp cụ thể buộc phải thay đổi Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người bào chữa, người giám định, người phiên dịch để bảo đảm nguyên tắc này.

- Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia (Điều 15)

Nguyên tắc này tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách trực tiếp vào hoạt động xét xử để phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Nội dung nguyên tắc này thể hiện:

+ Việc xét xử của TAND có Hội thẩm nhân dân, của Tòa án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia.

+ Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Quy định này đảm bảo cho Hội thẩm tham gia một cách thực chất vào hoạt động xét xử, Thẩm phán không có quyền áp đặt ý chí đối với Hội thẩm trong việc giải quyết vụ án.

- Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 16)

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự - 5

Xét xử là hoạt động trung tâm và có vai trò quyết định đến toàn bộ quá trình giải quyết vụ án, đòi hỏi phải được thực hiện một cách khách quan, công bằng, đúng pháp luật để có thể đưa ra một phán quyết chính xác.

Nguyên tắc này quy định:

+ Khi xét xử thì Thẩm phán và các Hội thẩm xét xử độc lập.

Tuy nhiên, không phải hiểu một cách máy móc rằng chỉ khi xét xử (khi ra phiên tòa) mới thể hiện sự độc lập mà sự độc lập này ở chỗ độc lập nghiên cứu, độc lập tư duy để độc lập đưa ra ý kiến. Nguyên tắc này được thể hiện rò nhất ở giai đoạn nghị án. Trong đó, các vấn đề của vụ án sẽ được giải quyết bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Để nguyên tắc này được đảm bảo, BLTTHS cũng quy định rò Thẩm phán là người biểu quyết sau cùng, người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án (Điều 222 BLTTHS)

+ Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật.

Quy định này đòi hỏi khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không được tùy tiện, chủ quan mà phải tuân thủ các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án. Điều 222 BLTTHS cũng quy định khi nghị án thì Thẩm phán và Hội thẩm chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa và nội dung nghị án sẽ được ghi vào biên bản nghị án và làm căn cứ để tuyên án.

Sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử là hai yêu cầu có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Sự độc lập đó phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và ngược lại, chỉ khi tuân theo pháp luật thì mới có sự độc lập.

- Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể (Điều 17)

Nguyên tắc này quy định Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, không vụ án nào được xét xử bởi một cá nhân duy nhất.

Cụ thể, theo quy định của BLTTHS thì thành phần HĐXX sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hoặc bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội

đồng xét xử sẽ gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm (Điều 185). Thành phần HĐXX phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm (Điều 244). Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Tòa hình sự TANDTC hoặc Tòa án Quân sự Trung ương có ba Thẩm phán. Nếu Ủy ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì thành viên tham gia xét xử phải chiếm hai phần ba tổng số thành viên của ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán (Điều 281, 296).

BLTTHS cũng quy định quá trình nghị án để cho ra bản án thì các thành viên của HĐXX biểu quyết theo đa số từng vấn đề một, trong đó Thẩm phán biểu quyết cuối cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu vào hồ sơ vụ án (Điều 222 BLTTHS)

Nguyên tắc này là một đảm bảo quan trọng để quá trình xét xử vụ án diễn ra một cách toàn diện, khách quan; tránh sự chủ quan, độc đoán, tùy tiện.

- Nguyên tắc xét xử công khai (Điều 18)

Tính công khai trong xét xử là một đảm bảo quan trọng để nhân dân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử cũng như đảm bảo cho các hoạt động tại phiên tòa được tiến hành một cách khách quan, đúng đắn.

Điều 18 BLTTHS quy định:

Thứ nhất, việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do BLTTHS quy định.

Theo Điều 197 BLTTHS, mọi công dân từ 16 tuổi trở lên đều có quyền tham dự phiên tòa. Những người dưới 16 tuổi có thể tham gia phiên tòa nếu được Tòa án triệu tập để xét hỏi. Các phiên tòa thường được tiến hành tại trụ sở các Tòa án hoặc được xét xử lưu động tại nơi xảy ra hành vi phạm tội hoặc nơi cư trú của bị cáo.

Thứ hai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc theo yêu cầu chính đáng của những người tham gia tố tụng thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Ngoài ra, theo Điều 307 BLTTHS, khi xét xử người chưa thành niên phạm tội, trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể quyết định xét xử kín. Như vậy, việc xét xử công khai được đảm bảo,

việc xử kín hết sức hạn chế, chỉ trong những trường hợp cần thiết mới áp dụng. Ngay cả trong những phiên xử kín, việc tuyên án vẫn phải công khai.

- Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử (Điều 20)

BTTHS quy định hai cấp xét xử là: cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

Xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu vụ án. Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị thì sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc từ ngày bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa nhận được bản án hoặc từ ngày bản án, quyết định được niêm yết sẽ có hiệu lực pháp luật. Nếu bản án, quyết định của Tòa án có kháng cáo, kháng nghị hợp lệ thì vụ án sẽ được xét xử ở cấp thứ hai là xét xử phúc thẩm.

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Theo Điều 241 BLTTHS, Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án để kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của của bản án, quyết định sơ thẩm. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay.

Ngoài ra, đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm

Việc quy định hai cấp xét xử sẽ tạo điều kiện cho vụ án được đánh giá một cách kỹ lượng, toàn diện, đảm bảo cho Tòa án cấp trên khắc phục, sửa chữa những sai phạm trong bản án và quyết định của Tòa án cấp dưới để đưa phán quyết cuối cùng một cách đúng đắn và chính xác.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án (Điều 19)

Bình đẳng trước Tòa án là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào quá trình xét xử vụ án. Đây là một đảm bảo quan trọng để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo cho quá trình xét xử vụ án diễn ra một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Nội dung nguyên tắc này gồm:

+ Bên buộc tội và bên gỡ tội, những người tham gia tố tụng khác đều bình

đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án.

+ Tòa án có trách nhiệm phải tạo mọi điều kiện để các chủ thể thực hiện các quyền của mình nhằm làm rò sự thật khách quan của vụ án.

Sự quy định này thể hiện sự dân chủ trong hoạt động xét xử, đảm bảo tính đúng đắn, công bằng và khách quan cho phán quyết của Tòa án

- Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Tòa án (Điều 22)

Bản án, quyết định của Tòa án là sự thể hiện sự phán quyết của Tòa án, đánh dấu sự kết thúc quá trình xét xử. Mọi vấn đề của vụ án (bị cáo phạm tội hay không phạm tội, hình phạt áp dụng, vấn đề bồi thường dân sự) sẽ được kết luận. BLTTHS quy định bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành. Mọi công dân, cơ quan, tổ chức phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó. Để nguyên tắc này được thi hành, Phần thứ năm của BLTTHS đã quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến việc thi hành án và chấp hành bản án, quyết định của Tòa án. Bên cạnh đó, BLHS 1999 cũng quy định ba tội danh liên quan đến vấn đề này là “Tội không chấp hành án” (Điều 304 BLHS), “Tội không thi hành án” (Điều 305 BLHS), “Tội cản trở việc thi hành án” (Điều 306 BLHS). Những quy định trên chứng tỏ vai trò quan trọng của bản án, quyết định của Tòa án, đồng thời quy định nghĩa vụ tôn trọng các phán quyết của Tòa án cũng như các biện pháp cưỡng chế khi có vi phạm xảy ra.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan (Điều 29)

Theo quy định của Điều 29 BLTTHS thì nội dung của nguyên tắc này được thể hiện như sau:

+ Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi.

+ Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động TTHS đã làm oan phải bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan, người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng triệt để các quyền cơ bản của công dân đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan và những người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động TTHS, để các hoạt động này ngày càng trở nên đúng đắn.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong TTHS (Điều 31)

Điều 31 BLTTHS quy định:

Thứ nhất, mọi công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại

Thứ hai, công dân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động TTHS của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng.

Thứ ba, cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết việc khiếu nại, tố cáo tại chương XXXV của BLTTHS 2003.

Nguyên tắc này thể hiện bản chất dân chủ của hoạt động TTHS, là phương tiện bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công dân, là một trong các hình thức để phát hiện và khắc phục các vi phạm trong tiến trình giải quyết vụ án.

- Nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (Điều 32)

Để bảo đảm quyền con người trong TTHS, cũng như việc tạo điều kiện cho mọi người, mọi cơ quan, tổ chức có điều kiện tham gia đấu tranh mọi hành vi vi phạm pháp luật, Điều 32 BLTTHS quy định:

+ Các chủ thể có quyền giám sát hoạt động và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là: các cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử

+ Nếu phát hiện có hành vi trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì các chủ thể trên có quyền yêu cầu/kiến nghị với các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của BLTTHS 2003.

+ Việc giải quyết và trả lời yêu cầu/kiến nghị phải theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Quy định về các biện pháp ngăn chặn

BLTTHS quy định 06 biện pháp ngăn chặn gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm đồng thời quy định một cách khá cụ thể và đầy đủ về căn cứ, thẩm quyền cũng như thủ tục áp dụng các biện pháp này; là sự cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của BLTTHS. Các biện pháp này nếu được áp dụng đúng đắn và chính xác thì sẽ phát huy được tác dụng kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Ngược lại, nếu nó bị áp dụng một cách tùy tiện, đặc biệt là với biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền tự do, an toàn cá nhân của người bị áp dụng. Do đó, BLTTHS đã có những quy định chi tiết và cụ thể để việc áp dụng các biện pháp này khi cần thiết không làm ảnh hưởng đến các quyền con người của người bị áp dụng.

Đó là các quy định về chủ thể có thẩm quyền áp dụng.

Theo quy định của BLTTHS thì việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải do các chủ thể đặc biệt quyết định. Các chủ thể đó gồm:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT.

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và VKS quân sự các cấp.

- Chánh án và Phó Chánh án TAND và Tòa án quân sự các cấp.

Ngoài ra còn có một nhóm các chủ thể đặc biệt gồm: HĐXX, người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các chủ thể trên đều có thẩm quyền như nhau trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn mà từng biện pháp cụ thể sẽ do một số chủ thể quyết định theo quy định của pháp luật (Điều 80, 81, 82, 86, 88 BLTTHS)

Như vậy, đối với những biện pháp ngăn chặn, đặc biệt là những biện pháp có khả năng hạn chế quyền tự do của con người thì việc áp dụng được giao cho những chủ thể đặc biệt – là những người có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cũng như

khả năng chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Để việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không bị lạm dụng, không phát huy được tác dụng, BLTTHS quy định căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn rất chặt chẽ. Đó là:

- Để kịp thời ngăn chặn tội phạm: ngăn không cho tội phạm đang được chuẩn bị xảy ra hoặc không cho tội phạm đang xảy ra được tiếp tục. Việc ngăn chặn kịp thời tội phạm sẽ tránh được hậu quả hoặc làm giảm bớt hậu quả của tội phạm;

- Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Việc gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử là hành vi bỏ trốn, tiêu hủy, thay đổi, tạo chứng cứ giả, xóa dấu vết vụ án… làm cho việc điều tra, truy tố, xét xử gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện được;

- Có căn cứ chứng tỏ bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội. Căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội có thể được biểu hiện qua các yếu tố như nhân thân xấu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

- Khi cần đảm bảo thi hành án. Việc tạm giam để bảo đảm thi hành án được quyết định bởi HĐXX (thường được HĐXX cấp phúc thẩm áp dụng). Áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này nhằm loại trừ khả năng bỏ trốn để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật bị cáo đồng thời bảo đảm hiệu lực của các phán quyết của Tòa án. Khi xem xét việc áp dụng biện pháp này hay không, HĐXX sẽ căn cứ vào thái độ hợp tác, nhân thân, các mối quan hệ của bị cáo.

Trên cơ sở các căn cứ áp dụng chung, BLTTH còn quy định căn cứ riêng cho từng biện pháp ngăn chặn cụ thể (điều 81, điều 88 BLTTHS)

Ngoài ra, BLTTHS cũng quy định cụ thể thủ tục thực hiện các biện pháp ngăn chặn để tránh sự tùy nghi, không có căn cứ. Trong đó các biện pháp bắt người, đặc biệt là bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định khá chặt chẽ. Trong thủ tục thực hiện các biện pháp này, phải đảm bảo: Lệnh bắt phải ghi rò ngày, tháng, năm; họ tên; chức vụ người ra lệnh; họ, tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu nhằm tránh bị giả mạo, lừa đảo.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí