Cơ Chế Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Hoạt Động Xét Xử

Judges) cũng đã đề cao mối quan hệ giữa toà án với các phương tiện truyền thông đại chúng [41].

- Quyền được suy đoán vô tội

Nguyên tắc suy đoán vô tội được hình thành tương đối sớm trong nhiều nền tư pháp trên thế giới. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1789) đã khẳng định mọi người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội (Điều 9). Trong Hiến pháp Mỹ, dù không trực tiếp đề cập đến nhưng có thể được suy ra từ các tu chính án 4, 5 và 14. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948) tại Điều 11 và ECHR tại khoản 2 Điều 6 cũng khẳng định quyền này.

Điều 14/2 ICCPR đã ghi nhận quyền được suy đoán vô tội của bị can, bị cáo, cạnh đó, Khoản 7 của Bình luận chung số 13 nhấn mạnh mối quan hệ của quyền này với nghĩa vụ chứng minh của bên công tố, bên công tố có nghĩa vụ chứng minh trong suốt quá trình xét xử. Quy định về suy đoán vô tội có quan hệ chặt chẽ với quy định về toà án không thiên vị. Các cơ quan tiến hành tố tụng, các thẩm phán, công tố viên có nghĩa vụ không được có định kiến trước về kết quả của việc xét xử. Cụ thể, việc tiến hành phiên toà phải được dựa trên việc giả định/suy đoán là vôi tội. Liên quan đến suy đoán vô tội, các yếu tố có thể tạo nên định kiến cũng cần phải tránh như việc yêu cầu bị can, bị cáo đeo còng tay, mặc đồng phục trại giam hoặc buộc phải cạo trọc đầu.

- Quyền bào chữa

Quyền bào chữa có vai trò đặc biệt là quyền bảo vệ các quyền khác. Điều 14/3 ICCPR khẳng định trong quá trình xét xử hình sự, mọi người phải được các bảo đảm tối thiểu liên quan đến quyền bào chữa. Các quyền đó bao gồm quyền được biết lý do buộc tội, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, được xét xử nhanh chóng, được đối chất với người làm chứng...

Trước hết, để có thể thực hiện việc bào chữa, người bị buộc tội phải

được thông báo về lý do buộc tội (Điều 14/3/a). Nguyên tắc 10 trong Các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam giữ hay tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988) cũng nhấn mạnh quyền được thông báo này của người bị bắt giữ [6, tr.152]. Bên cạnh quyền có đủ thời gian để chuẩn bị cho việc bào chữa (Điều 14/3/b), bị cáo lại có quyền được xét xử nhanh chóng (Điều 14/3/c).

Quyền bào chữa của người bị buộc tội bao gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ luật sư. Điều 14/3/d ghi nhận cả hai quyền này của bị cáo. Khắp nơi trên thế giới, luật sư có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội. Nguyên tắc 10 trong Các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam giữ hay tù dưới bất kỳ hình thức nào cũng khẳng định quyền của bị can, bị cáo được liên lạc, tham khảo ý kiến với luật sư, việc tiếp xúc với luật sư phải ngoài tầm nghe của quan chức thi hành pháp luật [6, tr.156]. Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư (1990) cũng đặc biệt chú ý đến vai trò của luật sư trong tư pháp hình sự. Theo đó, các chính phủ có nghĩa vụ bảo đảm cho người bị bắt nhanh chóng, trong mọi trường hợp không quá 48 giờ, tiếp xúc với luật sư [6, tr.105]. Bên cạnh quyền nhờ luật sư, cá nhân còn có quyền được có phiên dịch miễn phí nếu không hiểu và nói được ngôn ngữ sử dụng tại phiên toà (Điều 14/3/f).

Để bảo đảm quyền bào chữa còn có các quy định liên quan đến chứng minh, người làm chứng. Cá nhân có quyền thẩm vấn và yêu cầu thẩm vấn những nhân chứng buộc tội mình, được mời người làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên toà (Điều 14/3/e). Về nghĩa vụ chứng minh, bị can, bị cáo không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội (Điều 14/3/g) và nghĩa vụ chứng minh trong vụ án hình sự thuộc về phía công tố.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

- Quyền được xét xử theo thủ tục riêng của người chưa thành niên

Do đặc điểm của người chưa thành niên có nhiều hạn chế về thể chất, tâm sinh lý, cộng đồng quốc tế đã giành nhiều quan tâm để bảo vệ người chưa

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự trên cơ sở số liệu của tỉnh Đắk Nông - 6

thành niên về mặt pháp lý. Điều 14/4 ICCPR quy định thủ tục áp dụng đối với người chưa thành niên phải xem xét đến độ tuổi và khuyến khích sự phục hồi của trẻ. Công ước về quyền trẻ em (1989) tại Điều 40/2/b cũng đã khẳng định các quyền của trẻ em được các đảm bảo khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về tư pháp người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh 1985) đã dành rất nhiều ưu đãi đặc biệt cho người chưa thanh niên. Ngoài ra Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do (1990), bên cạnh việc quy định rất nhiều bảo đảm đối với người chưa thành niên, cũng nhấn mạnh quyền có luật sư bào chữa và được yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải trả tiền trong giai đoạn chờ xét xử của họ (Khoản 18, phần III) [8, tr.272, 273].

Nhìn chung, hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong lĩnh vực tư pháp hình sự tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, sự cam kết tuân thủ của các quốc gia có nhiều mức độ tích cực khác nhau.

- Quyền kháng cáo

Điều 14/5 ICCPR quy định quyền kháng cáo quyền được xét xử phúc thẩm. Người nào bị kết án đều có quyền yêu cầu toà án cấp cao hơn xem xét lại bản án và hình phạt đối với họ mà toà án cấp dưới đã tuyên. Quyền này nhằm hạn chế những sai lầm của các cơ quan tiên hành tố tụng cấp dưới có thể gây thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của các đương sự. Trong Khoản 7 của Bình luận chung số 13 về quyền kháng cáo đã nhấn mạnh rằng, trong các vụ án hình sự, quyền này không chỉ áp dụng đối với những tội phạm nghiêm trọng mà áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm.

- Một số quyền khác

Điều 14 ICCPR còn quy định về quyền được bồi thường khi bị kết án oan, quyền không bị xét xử hai lần về cùng một tội danh. Khi một cá nhân bị kết tội, kèm theo đó bị tuyên một hình phạt, nhân phẩm và danh dự của họ đã bị ảnh

hưởng. Điều 14/6 ICCPR quy định quyền được yêu cầu bồi thường khi bị kết án oan. Điều luật quy định cụ thể nếu bản án có hiệu lực chung thẩm bị huỷ bỏ hoặc tuyên vô tội trên cơ sở tình tiết mới cho thấy việc xét xử là oan, người bị kết án oan có quyền yêu cầu bồi thường. Điều 14/7 ICCPR còn quy định quyền không bị xét xử hay phải chịu hình phạt hai lần về cùng một tội danh.

Trong ICCPR, ngoài các nội dung quy định tại Điều 14 nêu trên, các nội dung quy định trong Điều 11 về không bị truy cứu hình sự vì lý do không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng và Điều 15 về không bị coi là có tội nếu hành vi không cấu thành tội phạm theo pháp luật vào thời điểm thực hiện hành vi, không áp dụng hồi tố cũng được nghiên cứu khi đề cập đến quyền được xét xử công bằng.

Trên đây là những nội dung cơ bản của các quy phạm pháp luật quốc tế về quyền được xét xử công bằng. Mức độ tuân thủ của các quốc gia, trên khía cạnh pháp luật thực định và thực tiễn thi hành pháp luật, lại là một vấn đề lớn và phức tạp hơn nhiều.

1.3.2. Cơ chế bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử

Cơ chế bảo đảm quyền của người bị tước tự do theo luật nhân quyền quốc tế, bao gồm:

1.3.2.1. Cơ chế quốc tế

Dựa trên vị thế pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc được chia làm hai dạng là cơ chế dựa trên Hiến chương và cơ chế dựa trên Công ước. Cụ thể:

a. Cơ chế dựa trên Hiến chương

Là khái niệm chỉ cơ cấu tổ chức và thủ tục hoạt động của các cơ quan chính của Liên hợp quốc trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền nói chung, quyền của người bị cáo buộc phạm tội trong hoạt động xét xử nói riêng. Dựa trên Hiến chương, Liên hợp quốc thành lập 6 cơ quan chính, trong đó, hiện

nay hội đồng quản thác đã chấm dứt hoạt động, các cơ quan còn lại đều tham gia vào việc bảo vệ nhân quyền trên thế giới: Đại hội đồng là cơ quan thiết lập các chuẩn mực quốc tế về quyền con người; Xây dựng bộ máy cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc; Quyết định việc xử lý các vi phạm quyền con người. Hội đồng bảo an (HĐBA) là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế; Hội đồng kinh tế và xã hội ECOSOC có vai trò điều hành cơ chế hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Tòa án công lý Quốc tế (ICJ) có chức năng xem xét, xử lý các tranh chấp về quyền con người. Ban thư ký liên hợp quốc, có chức năng cung cấp dịch vụ hành chính cho tất cả các cơ quan trong đó có các cơ quan nhân quyền và điều phối các chương trình hoạt động về quyền con người trong cả hệ thống Liên hợp quốc. Để phục vụ cho hoạt động của mình, các cơ quan chính thành lập thêm các cơ quan giúp việc, có nhiệm vụ chung là hỗ trợ các cơ quan này trong các hoạt động về quyền con người. Trong đó nổi bật là hội đồng nhân quyền UNHRC, có chức năng thực hiện đánh giá định kỳ toàn thể về nhân quyền (cơ chế UPR); tiến hành các thủ tục điều tra đặc biệt; thúc đẩy tôn trọng, bảo vệ thực thi quyền con người ở các quốc gia. UNHRC đã thiết lập một nhóm chuyên môn hỗ trợ trong hoạt động về quyền của nhóm người bị tước tự do. Đó là nhóm công tác về giam giữ tùy tiện (Working Group on Arbitrary Detention) - WGAD.

Thủ tục hoạt động chính bảo vệ và thúc đẩy quyền của người bị tước tự do của các cơ quan Liên hợp quốc dựa trên hiến chương: Thứ nhất, cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể (UPR): Đây là thủ tục sẽ đánh giá định kỳ việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về quyền con người của tất các quốc gia thành viên Liên hợp quốc dựa trên báo cáo từ các nguồn khác nhau. UNHRC thành lập một Nhóm công tác (working group) tiến hành ba kỳ họp mỗi năm, đánh giá 16 quốc gia. Tiến trình UPR bao gồm các bước: chuẩn bị thông tin làm cơ

sở cho việc xem xét, xem xét đánh giá, kết luận đánh giá, thực hiện các khuyến nghị. Thứ hai, giải quyết khiếu nại vi phạm quyền con người: Vấn đề tiếp nhận và xử lý những khiếu nại về vi phạm con người được quy định tại Điều 87 Hiến chương, Nghị quyết của ECOSOC, đặc biệt trong các nghị quyết 728F, 227X, 474A, 607, 1235, 1503… Thứ ba, các thủ tục điều tra bất thường: nhằm thực hiện các hoạt động điều tra bất thường các tình huống vi phạm quyền con người nghiêm trọng diễn ra ở một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Thủ tục này được thực hiện thông qua các nhóm công tác, báo cáo viên đặc biệt hay chuyên gia độc lập do Tổng thư ký chỉ định.

b. Cơ chế dựa trên công ước:

Là khái niệm chỉ cơ cấu tổ chức và thủ tục hoạt động của các Ủy ban giám sát việc thực hiện một số công ước quốc tế về nhân quyền, được thành lập theo quy định của chính các công ước đó (ngoại trừ Ủy ban các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được thành lập theo một Nghị quyết của ECOSOC).

Chức năng chính của các Ủy ban giám sát là nhằm giám sát, thúc đẩy việc thực hiện những điều ước quốc tế về nhân quyền, thông qua việc nhận, xem xét và ra khuyến nghị liên quan đến các báo cáo về việc thực hiện những công ước này của những quốc gia thành viên. Hiện nay, có 9 công ước được coi là điều ước quốc tế căn bản về nhân quyền và các Ủy ban thành lập theo công ước đều có chức năng giám sát, thúc đẩy việc bảo đảm quyền của người bị tước tự do nói chung.

1.3.2.2. Cơ chế khu vực

Cùng với cơ chế quốc tế, cơ chế khu vực đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người bị tước tự do. Hiện tại chỉ có 3 châu lục là châu Âu, châu Mỹ và châu Phi thiết lập được cơ chế khu vực về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Châu Á hiện chưa thiết lập được cơ chế chung về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Có thể là do châu Á “có quá nhiều khác biệt về tôn giáo, văn hóa, lịch sử, chính trị và cả kinh tế” [8, tr.492].

- Về hệ thống văn kiện: Trong số ba cơ chế nhân quyền khu vực, hệ thống văn kiện của cơ chế nhân quyền châu Âu khá đa dạng, đầy đủ, gồm: Công ước Châu Âu về bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản 1950 ECHR, có hiệu lực từ tháng 9/1953 - là văn kiện nòng cốt (gọi tắt là Công ước nhân quyền Châu Âu). Công ước được bổ sung bằng 10 Nghị định thư, trong đó Nghị định thư số 11 (có hiệu lực từ năm 1998) quy định việc thành lập Tòa án Quyền con người Châu Âu thường trực. Bước đột phá lớn là sự ra đời của Công ước châu Âu về ngăn ngừa tra tấn, trừng phạt và đối xử vô nhân đạo, hạ nhục năm 1987. Công ước này đã thiết lập Uỷ ban châu Âu về ngăn ngừa tra tấn, trừng phạt và đối xử phi nhân đạo hay hạ nhục. Theo đó, tính logic của hệ thống là ở hiệu quả phòng ngừa đối nghịch lại với việc bảo vệ sau khi sự việc đã xảy ra, một nhiệm vụ vẫn đang được đảm nhiệm bởi Uỷ ban châu Âu về quyền con người và Tòa án nhân quyền châu Âu.

Đối với khu vực châu Mỹ, hệ thống văn kiện nhân quyền gồm: Công ước châu Mỹ về quyền con người, 1969 ACHR. Công ước quy định về việc thiết lập và vận hành 2 cơ quan giám sát việc thực hiện công ước là Ủy ban và Tòa án; Tuyên bố châu Mỹ về các quyền và nghĩa vụ của con người 1948; Công ước châu Mỹ về phòng ngừa và chống tra tấn 1985. Ngoài ra còn một số văn kiện quan trọng khác.

Khu vực châu Phi, hệ thống văn kiện quyền con người đã được thiết lập, nhưng còn sơ sài. Trong đó quan trọng là Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền các dân tộc, 1981 ACHPR - là văn kiện nền tảng của hệ thống văn kiện khu vực về quyền con người.

- Về bộ máy cơ quan nhân quyền:

Bộ máy cơ quan nhân quyền châu Âu gồm: Hội đồng Châu Âu (COE), thúc đẩy nhân quyền, dân chủ và pháp quyền, trong đó có tòa án nhân quyền Châu Âu thành lập năm 1959; Liên minh Châu Âu (EU): thúc đẩy thương mại

và kinh tế; Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE): đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực.

Bộ máy các cơ quan nhân quyền châu Mỹ: Ủy ban nhân quyền Liên Mỹ, Được thành lập năm 1959, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ là thúc đẩy việc tuân thủ và bảo vệ nhân quyền tại châu Mỹ; Tòa án nhân quyền Liên Mỹ, chức năng chính là xét xử và tư vấn.

Bộ máy cơ quan nhân quyền châu Phi gồm: Ủy ban quyền con người và quyền các dân tộc châu Phi; Tòa án quyền con người châu Phi.

- Về hoạt động thúc đẩy, bảo vệ nhân quyền:

Cả ba cơ chế của ba khu vực đều có hoạt động giải quyết khiếu kiện về nhân quyền, bao gồm cả khiếu kiện cá nhân và khiếu kiện giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên chỉ cơ chế nhân quyền châu Âu là cho phép cá nhân gửi trực tiếp khiếu kiện đến Tòa án nhân quyền châu Âu. Trong khi Tòa án của Châu Mỹ và Châu Phi không giải quyết trực tiếp khiếu kiện cá nhân (phải gửi đơn đến Ủy ban nhân quyền trước). Đó là một trong những khía cạnh thể hiện tính ưu việt, nổi trội của cơ chế nhân quyền châu Âu so với các châu lục còn lại. Bởi lẽ, với việc cho phép cá nhân khiếu nại trực tiếp lên Tòa án nhân quyền như vậy có thể bảo đảm tính kịp thời và nhanh chóng trong việc giải quyết các khiếu kiện. Thường thì chỉ Tòa án mới có quyền ra phán quyết, buộc các bên phải thi hành. Còn kết quả giải quyết của Ủy ban thường mang tính khuyến nghị và ít tính ràng buộc hơn. Tuy nhiên điều đó cũng có thể làm tăng số lượng các vụ việc phải giải quyết cho tòa án. Trong vòng 10 năm hoạt động (1998 – 2008), Tòa án quyền con người châu Âu đã thụ lý và ra phán quyết về rất nhiều vụ việc. Số đơn khiếu nại gửi đến Tòa án ngày càng tăng. Riêng trong năm 2008, Tòa án nhận 49.850 đơn so với năm 2007 là 41.650 đơn [8, tr.484]. Bên cạnh việc giải quyết các khiếu kiện về quyền con người, các cơ chế nhân quyền khu vực cũng thực hiện các biện pháp khác nhằm thúc đẩy, bảo vệ nhân quyền ở khu vực mình.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí