Thực Trạng Hoạt Động Bắt, Tạm Giữ, Tạm Giam Theo Luật Tths Việt Nam Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk Liên Quan Tới Bảo Đảm Quyền Con Người

làm giả chứng cứ, thông cung giữa những người phạm tội hoặc với người làm chứng, bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo, bị án khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài hai mục đích trên biện pháp ngăn chặn không được được áp dụng bởi bất kỳ mục đích nào khác.

Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn

Theo quy định của BLTTHS khi có một trong các căn cứ sau đây sẽ được áp dụng biện pháp ngăn chặn:

- Để kịp thời ngăn chặn tội phạm;

- Khi có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội;

- Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử;

- Để bảo đảm thi hành án.

Như vậy, căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn là những tài liệu, chứng cứ mang tính dự báo về khả năng bị can, bị cáo thực hiện các hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử, tiếp tục phạm tội hoặc cản trở thi hành án. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn phải dựa vào một trong những căn cứ vừa nêu trên chứ không phải bất kỳ trường hợp nào bị can, bị cáo cũng đều bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Việc có hay không áp dụng biện pháp ngăn chặn và áp dụng biện pháp ngăn chặn nào tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, cũng như nhân thân của bị can, bị cáo và điều kiện, khả năng quản lý họ của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đối với từng biện pháp ngăn chặn Luật TTHS còn quy định những căn cứ cụ thể cho từng biện pháp tránh sự áp dụng tràn lan không có căn cứ.

Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn

Đối với việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81 BLTTHS) và biện pháp tạm giữ (Điều 86 BLTTHS) thì người có thẩm quyền quyết định áp dụng phải là: a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp; b) Người chỉ

huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80 BLTTHS) và biện pháp tạm giam (Điều 88 BLTTHS) phải là: a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS nhân dân và VKS quân sự các cấp; b) Chánh án, Phó Chánh án TA nhân dân, TA quân sự các cấp; c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm TA nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử; d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp.

Ngoài ra, Điều 82 BLTTHS quy định bất kỳ ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang, người có lệnh truy nã.

Thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn

Thủ tục, trình tự khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn cũng được quy định chặt chẽ bảo đảm cho việc đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả đồng thời không để bị lợi dụng để xâm hại quyền con người. Tương ứng với mỗi biện pháp ngăn chặn luật quy định chi tiết thủ tục áp dụng đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia vào quá trình giải quyết vụ án. Đó là các thủ tục về tiến hành, thủ tục lập biên bản, thủ tục ra quyết định, thủ tục phê chuẩn...và thời hạn, thời điểm áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam.

Thứ tư, bảo đảm quyền con người thông qua các quy định về khiếu nại, tố cáo trong TTHS.

BLTTHS 2003 dành một chương quy định về khiếu nại, tố cáo trong TTHS (Chương XXXV). Các quy định của chương này thể hiện rất rò mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân trong TTHS. Một mặt BLTTHS quy định cho công dân những quyền hạn nhất định để phản ứng với những quyết định,

hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Mặt khác, Bộ luật cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước (do người có thẩm quyền thay mặt) trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc bồi thường thiệt hại cho họ. Các quy định về khiếu nại, tố cáo trong TTHS cũng là những bảo đảm pháp lý, những công cụ quan trọng để cơ quan, tổ chức, công dân giám sát hoạt động của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, những người được thay mặt Nhà nước thực hiện quyền lực trong lĩnh vực nhạy cảm đối với quyền công dân. Theo quy định của BLTTHS, cơ quan, tổ chức, cá nhân không chỉ có quyền khiếu nại quyết định tố tụng, mà còn có quyền khiếu nại cả hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (điều 325); người khiếu nại có quyền được khôi phục quyền, lợi ích bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra (điều 326); người bị khiếu nại có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người khiếu nại (điều 327). Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (điều 334). Người bị tố cáo có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra (điều 337). Đồng thời BLTTHS cũng quy định trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra, bảo đảm kết quả giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh. Nếu người có thẩm quyền không hoặc thiếu trách nhiệm trong giải

quyết khiếu nại, tố cáo thì phải chịu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại (điều 338).

2.2.2. Thực trạng hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam theo luật TTHS Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên quan tới bảo đảm quyền con người

Để nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk, chúng tôi sử dụng số liệu thống kê việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam do CQĐT tỉnh Đắk Lắk cung cấp. Ngoài ra, để nghiên cứu tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn trong xét xử, chúng tôi nghiên cứu 120 bản án hình sự sơ thẩm đối với 262 bị cáo (trong đó: 94 bị cáo phạm các tội ít nghiêm trọng, 66 bị cáo phạm các tội nghiêm trọng, 60 bị cáo phạm các tội rất nghiêm trọng và 42 bị cáo phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng) do TA nhân dân tỉnh Đắk Lắk và TA nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk xét xử.

Theo thống kê của CQĐT tỉnh Đắk Lắk thì từ năm 2010 đến năm 2014, tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giam như sau: Tỷ lệ bắt khẩn cấp dao động từ 17,6% (năm 2013) đến 21,5% (năm 2011); tỷ lệ bị can bị áp dụng biện pháp tạm giam dao động từ 76,7% (năm 2013) đến 84,6% (năm 2012); số người được áp dụng biện pháp ngăn chặn không phải giam giữ dao động từ 15,4% (năm 2012) đến 23,3% (năm 2013).

Bảng 2.1: Tình hình bắt, tạm giữ


Bắt, tạm giữ

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Bắt quả tang

555

410

399

885

786

Bắt truy nã

152

146

207

196

175

Bắt khẩn cấp

311

306

288

397

455

Đầu thú, tự thú

113

101

123

101

66

Số người bị tạm giữ

1131

963

1017

1579

1482

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 10

(Nguồn: CQĐT tỉnh Đắk Lắk)

Bảng 2.2: Tình hình bắt, tạm giam


Bắt, tạm giam

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Bắt quả tang

555

410

399

885

786

Bắt truy nã

152

146

207

196

175

Bắt khẩn cấp

311

306

288

397

455

Bắt để tạm giam

685

561

675

774

814

Đầu thú, tự thú

113

101

123

101

66

Tổng số trường hợp giải quyết

1816

1524

1692

2353

2296

Từ tạm giữ chuyển sang tạm giam

810

719

756

1032

1063

Tổng số tạm giam

1495

1280

1431

1806

1877

(Nguồn: CQĐT tỉnh Đắk Lắk)

Bảng 2.3: Tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn trong xét xử



Loại tội


Tổng số bị can/ bị cáo


Tạm giam


Cấm đi khỏi nơi cư trú

Thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam

sang bảo lĩnh

Ít nghiêm trọng

94

38

46

10

Nghiêm trọng

66

40

18

8

Rất nghiêm trọng

60

47

9

4

Đặc biệt nghiêm trọng

42

39

3

0

Tổng cộng

262

164

76

22

(Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.)

Qua con số thống kê và kết quả nghiên cứu cho thấy: số người bị bắt khẩn cấp chiếm tỷ lệ tương đối cao; tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng phổ biến nhất (62% - 80%); tiếp theo là cấm đi khỏi nơi cư trú (20% - 28%); còn các biện pháp ngăn chặn khác như bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm rất ít được áp dụng. Số bị can, bị cáo không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn hầu như không có. Trong quá trình giải quyết vụ án có khoảng từ 7% đến 12% bị can, bị cáo được thay đổi biện pháp ngăn chặn. Trong đó,

người phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng chủ yếu được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang các biện pháp ngăn chặn khác là cho bảo lĩnh; ngược lại, đa số người phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng lại bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam thay cho các biện pháp ngăn chặn không phải giam giữ.

Theo chúng tôi, sở dĩ tỷ lệ bị can, bị cáo (đặc biệt là các bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng) bị áp dụng biện pháp tạm giam cao và ít được hủy bỏ hoặc thay thế, là vì căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam liên quan đến nhận định chủ quan của người áp dụng còn chưa thật rò ràng; đối với loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì theo quy định của điểm a khoản 1 điều 88 BLTTHS trong mọi trường hợp người có thẩm quyền đều có thể áp dụng tạm giam mà không cần thêm bất kỳ một căn cứ nào khác. Do căn cứ áp dụng như vậy lại trong điều kiện điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn rộng, cho nên không ít trường hợp việc áp dụng tạm giam đối với bị can, bị cáo rất tiện lợi cho tiến hành tố tụng nhưng vẫn không trái pháp luật. Hơn nữa, tính chất cưỡng chế của các biện pháp ngăn chặn không giam giữ không rò ràng cộng với thói quen “đã phạm tội là phải bị bắt giam” vẫn tồn tại ở nước ta, ở nhiều người, trong dư luận xã hội và thậm chí ở một số những người tiến hành tố tụng cũng dẫn đến tình trạng trên. Còn đối với các vụ án về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, tỷ lệ bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam thấp hơn; sau khi thụ lý, số bị can được thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn không giam giữ khác nhiều hơn là vì căn cứ áp dụng chặt chẽ hơn. Để quyết định tạm giam bị can, bị cáo thì người có thẩm quyền phải có căn cứ cho rằng người đó có thể tiếp tục phạm tội, có thể trốn hoặc cản trở việc xét xử; nếu các căn cứ đó không còn thì TA phải hủy bỏ biện pháp tạm giam đã áp dụng trước đó. Ngoài ra, trong trường hợp nếu bị can, bị cáo phạm tội ít

nghiêm trọng mà BLHS quy định phạt tù không quá hai năm thì không được áp dụng tạm giam đối với họ.

2.3. Nhận xét, đánh giá chung

2.3.1. Những kết quả đạt được

Pháp luật TTHS có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người thông qua việc ghi nhận và đưa ra những điều kiện, biện pháp bảo đảm để quyền con người được bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong cơ chế bảo đảm quyền con người thì hệ thống pháp luật có vai trò quan trọng do các quy phạm pháp luật là nơi thể hiện rò ràng nhất những tư tưởng tiến bộ về quyền con người bằng biện pháp pháp lý và được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước. BLTTHS 2003 ra đời đã phản ánh xu thế đổi mới hệ thống pháp luật bảo vệ quyền con người theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. BLTTHS là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền phát hiện nhanh chóng, kịp thời đối với mọi hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời cũng quy định chặt chẽ các thủ tục tố tụng hạn chế tới mức tối đa sự lạm dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xâm phạm quyền con người trong giải quyết vụ án.

BLTTHS 2003 quy định tương đối cụ thể các trình tự, thủ tục tố tụng nhằm bảo đảm giải quyết vụ án hình sự chính xác, khách quan, toàn diện trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ các quyền con người như quy định rò ràng, chặt chẽ thẩm quyền tố tụng cụ thể cho các cơ quan và người tiến hành tố tụng, đặc biệt là thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng nói chung và biện pháp ngăn chặn nói riêng; quy định căn cứ và thời hạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng; quy định các thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng và các thủ tục tố tụng có liên quan đến quyền tự do, dân chủ công dân như thủ tục bắt người, thủ tục khám xét, thu giữ, thủ tục xét hỏi, lấy lời khai, hỏi cung, thủ tục phiên tòa v.v…

Các quy định của BLTTHS 2003 về thẩm quyền tố tụng, về trình tự, thủ tục tố tụng cơ bản đáp ứng được yêu cầu bảo đảm quyền con người. Tinh thần chung của BLTTHS 2003 thể hiện quan điểm bảo đảm quyền con người của Nhà nước ta là biện pháp tố tụng càng nghiêm khắc, càng ảnh hưởng đến quyền con người thì thẩm quyền càng hẹp, trình tự, thủ tục càng chặt chẽ.

Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong những năm vừa qua do các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Đắk Lắk tiến hành đã đóng góp lớn vào công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đồng thời cũng bảo đảm được quyền con người của những người bị áp dụng BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam, chưa để xảy ra trường hợp nào bắt, tạm giữ, tạm giam trái pháp luật.

2.3.2. Một số hạn chế tồn tại

Qua nghiên cứu thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tiến hành TTHS, từ góc độ bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, chúng tôi thấy còn một số hạn chế, bất cập như sau:

- Thứ nhất, theo chúng tôi có tình trạng quá lạm dụng biện pháp tạm giam. Tỷ lệ bị can, bị cáo bị tạm giam chiếm tỷ lệ khá cao. Nhiều trường hợp tạm giam không có căn cứ. Nhiều trường hợp, căn cứ tạm giam chưa được thể hiện cụ thể. Nhìn chung trong quá trình điều tra vụ án, khi đề nghị VKS phê chuẩn quyết định tạm giam, đa số các trường hợp trong công văn yêu cầu đều ghi căn cứ chung chung như “để bảo đảm cho công tác điều tra, xử lý”, “thấy rằng cần thiết phải tạm giam bị can, không để bị can trốn”, “không để bị can tiếp tục phạm tội”… mà ít đưa ra được những căn cứ cụ thể. Cũng không loại trừ trường hợp CQĐT sử dụng tạm giam như là biện pháp nghiệp vụ để thuận lợi cho việc điều tra khám phá án. Mặc dù điều 177 BLTTHS quy định sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS, Chánh án hoặc Phó chánh án TA quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí