Các Yếu Tố Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Hoạt Động Bắt, Tạm Giữ, Tạm Giam Theo Luật Tths Việt Nam

trên phải chịu trách nhiệm hình sự cũng như các hình thức trách nhiệm pháp lý có liên quan. Đồng thời, hoạt động này còn bảo đảm các quyền trên cho người bị tình nghi phạm tội thông qua việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể có liên quan tới hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam.

Bảo đảm quyền con người trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam góp phần thúc đẩy hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Có thể nói, các biên pháp ngăn chặn trong TTHS là những chế định pháp lý dễ có nguy cơ xâm hại các quyền con người nhất trong pháp luật TTHS. Các biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế trong TTHS, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, việc áp dụng nó một cách đúng đắn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đồng thời bảo đảm những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm hại. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn góp phần bảo vệ sự an toàn và vững mạnh của chế độ XHCN, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Điều 1, BLHS năm 1999 quy định: “BLHS có nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, … bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”; tại Điều 1, Bộ luật TTHS năm 2003 quy định: “BLTTHS góp phần bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân…”.

Như vậy, các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam được quy định trong Bộ luật TTHS chính là các biện pháp nhằm ngăn chặn tội phạm, bảo đảm hiệu quả của công tác điều, tra truy tố, xét xử và thi hành án nhằm đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm được đúng đắn.

Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo qui định của Luật TTHS là bảo đảm thực hiện dân chủ, tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do của công dân được Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi nhận, không để một công

dân nào bị hạn chế các quyền công dân, bị bắt, bị giam, giữ một cách trái pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong TTHS có liên quan trực tiếp đến sinh mạng chính trị của con người, các quyền tự do về thân thể, tự do cư trú, đi lại, danh dự nhân phẩm của công dân… do đó bắt buộc phải tuân thủ các qui định của pháp luật.

Việc tuân thủ đúng đắn các qui định của pháp luật TTHS về việc bắt, giam, giữ... Chính là bảo đảm thực hiện dân chủ, bảo đảm các quyền tự do của công dân được Hiến pháp qui định. Không thể có dân chủ cho tất cả mọi người, dân chủ tuyệt đối mà bên cạnh dân chủ phải có trật tự, kỷ cương. Nhà nước mở rộng dân chủ nhưng đối với những phần tử chống đối lại Nhà nước, chống đối lại xã hội thì phải bị cưỡng chế, trừng trị. Như vậy trên cơ sở của pháp luật, bằng pháp luật các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đúng đối tượng và trong những trường hợp cần thiết thực chất chính là bảo đảm dân chủ, bảo đảm quyền công dân. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn dẫn đến: bắt oan người vô tội, bắt không đúng thẩm quyền, bắt sai trình tự thủ tục; tạm giam, tạm giữ không đúng quyền hạn, quá hạn đều bị coi là những hành vi trái với pháp luật, vi phạm pháp luật và tuỳ theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi vì, những hành vi đó xâm phạm đến sự hoạt động đúng đắn của các CQĐT, truy tố, xét xử. Xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do cơ bản của công dân, đến danh dự, nhân phẩm của công dân làm ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị của công dân, làm giảm uy tín của Nhà nước, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.

1.2. Các yếu tố bảo đảm quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam theo luật TTHS Việt Nam

1.2.1. Các yếu tố chung nhằm bảo đảm quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam theo luật TTHS Việt Nam nói chung

- Bảo đảm về chính trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Chính trị hiểu theo nghĩa chung nhất là công việc của nhà nước. Con người tồn tại trong một quốc gia cụ thể với một hệ thống chính trị đặc thù. Do vậy, bảo đảm về chính trị là yếu tố đầu tiên cần xem xét trong các bảo đảm quyền con người.

Bảo đảm về chính trị trước tiên được hiểu là nhằm làm cho mỗi con người, mỗi dân tộc phải được sống trong hoà bình, độc lập, tự do, bảo vệ được những giá trị ấy khỏi sự chống phá của các thế lực thù địch, nhằm giữ vững sự ổn định về chính trị của đất nước. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì một dân tộc khi còn bị áp bức nô dịch thì không thể có tự do dân chủ, không thể nói đến việc thực hiện quyền con người. Bằng kinh nghiệm lãnh đạo chính trị, Đảng ta đã khẳng định: “Khi nói đến quyền con người, trước hết phải nói đến quyền của dân tộc được sống trong độc lập, tự do, quyền của nhân dân lao động chống áp bức, bóc lột” [11, tr.42].

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 4

Để bảo đảm chính trị được thực hiện, cần phải xây dựng một chế độ dân chủ. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, chế độ dân chủ xuất phát từ con người và vì con người. Do vậy, quyền con người chỉ được thực sự bảo đảm dưới chế độ dân chủ.

Dân chủ và quyền con người là những khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Dân chủ được hiểu là phương thức, cơ chế quản lý xã hội trong đó nhân dân được coi là chủ thể của quyền lực. Nói cách khác, dân chủ theo nghĩa phổ biến là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là quyền lực chính trị. Xét về mặt này, dân chủ là một bộ phận của quyền con người, quyền công dân. Đồng thời, chế độ dân chủ là điều kiện để bảo đảm quyền con người.

Chế độ dân chủ được thể hiện rò nét thông qua một hệ thống chính trị dân chủ với cơ cấu bao gồm Đảng lãnh đạo, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội. Hệ thống chính trị đó phải xây dựng, thực hiện đường lối chính trị

phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Yêu cầu đặt ra đối với các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị dân chủ như sau:

Đảng lãnh đạo là hạt nhân của hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng có vai trò quyết định tới hoạt động của hệ thống chính trị để bảo đảm được quyền con người, Đảng lãnh đạo phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, được vũ trang bằng một hệ tư tưởng đúng đắn. Đảng lãnh đạo phải được không ngừng chỉnh đốn và đổi mới, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu hoạt động của mình.

Nhà nước là chủ thể quản lý trực tiếp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, hoạt động của Nhà nước diễn ra liên tục, rộng khắp, đụng chạm trực tiếp với quyền con người. Đồng thời Nhà nước lại là chủ thể chủ yếu có trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền con người. Chính vì vậy, Nhà nước phải kịp thời thể chế hoá đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, phải xác định rằng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của Nhà nước là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhằm bảo đảm cho nó có khả năng và bắt buộc nó phải tôn trọng, bảo vệ quyền con người.

Giải pháp hiện nay về mặt tổ chức Nhà nước là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Bởi vì, trong Nhà nước pháp quyền XHCN, quyền con người được phổ cập, thực hiện một cách bình đẳng, cho tất cả mọi người. Đồng thời, hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN là cơ sở để ngăn chặn, loại trừ các hành vi vi phạm quyền con người một cách có hiệu quả.

Các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, hoàn thiện tổ chức này cũng tạo điều kiện bảo đảm thực hiện quyền con người ngày càng tốt hơn. Thông qua các tổ chức này, nhân dân tham gia xây dựng Nhà nước, quản lý Nhà nước, thực hiện bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các tổ chức chính trị xã hội có trách nhiệm đấu tranh bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân thành viên tổ chức mình khi các quyền lợi hợp pháp của họ bị vi phạm.

Như vậy, bảo đảm về chính trị nhằm thực hiện quyền con người có nội dung rất phong phú gắn liền với các quyền cơ bản của dân tộc, với việc xây dựng chế độ dân chủ. Tất cả những điều đó chỉ có thể được thực hiện dưới Chủ nghĩa xã hội và một Đảng lãnh đạo lấy chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của mình.

- Bảo đảm về kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế là cơ sở để bảo đảm quyền con người ngày càng đầy đủ và có chất lượng cao, vì vậy phát triển sản xuất và không ngừng nâng cao mức sống của con người có tính quyết định đối với quá trình thực thi quyền con người. Nói cách khác, bảo đảm về kinh tế là cơ sở, là tiền đề đầu tiên để các bảo đảm quyền con người khác được thực hiện.

Vậy có phải kinh tế ngày càng phát triển thì quyền con người càng được bảo đảm hay không? Để trả lời câu hỏi này cần phân biệt giữa tôn trọng quyền con người và thực hiện, nâng cao chất lượng quyền con người. Đây là hai mặt luôn thống nhất, phản ánh lẫn nhau nhưng cũng có sự độc lập tương đối. Thông thường, kinh tế phát triển thì quyền con người được thực hiện tốt nhưng có những quốc gia kinh tế chưa phát triển mà quyền con người vẫn được tôn trọng, thực hiện. Bảo đảm quyền con người là một quá trình lâu dài được tiến hành từng bước. Nếu giai cấp cầm quyền có lập trường tôn trọng quyền con người, thể hiện nhất quán lập trường đó trong chính sách pháp luật, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đó thì quyền con người vẫn được bảo đảm. Hơn nữa, việc bảo đảm quyền con người như thế nào còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội ở từng quốc gia, đúng như Mác nhận định: “Quyền con người không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định” [9, tr.480]. Trong lý thuyết kinh tế học hiện nay, phát triển nền kinh tế thị trường là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia, bất kỳ quốc gia đó thuộc hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa.

- Bảo đảm về xã hội

Trong xã hội tôn trọng quyền con người, con người luôn là động lực, mục tiêu của sự phát triển xã hội. Để giải quyết các vấn đề xã hội trong đất nước mình phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xây dựng đất nước, mỗi quốc gia phải có hệ thống chính sách xã hội tiến bộ, nhất quán như chính sách bảo hiểm, bảo trợ và phát triển kinh tế - xã hội và thể chế hoá các chính sách này trong hệ thống pháp luật của mình. Việc thực hiện các chính sách xã hội là trách nhiệm của mỗi quốc gia, của từng thành viên trong cộng đồng xã hội.

Ở từng quốc gia cụ thể, nhiệm vụ giải quyết các vấn đề xã hội có những nét khác nhau nhưng tựu trung lại đều tập trung vào các vấn đề cơ bản như giải quyết việc làm, chế độ tiền lương, thực hiện chính sách ưu đãi xã hội, chính sách dân số, chăm sóc sức khoẻ nhân dân…

Trong xã hội hiện đại, bảo đảm về xã hội là “lăng kính” phản chiếu rò nét nhất việc thực hiện quyền con người ở mỗi quốc gia, thể hiện đầy đủ tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người.

Xét ở khía cạnh này, thực hiện bảo đảm xã hội đối với quyền con người có ý nghĩa đối ngoại to lớn. Đây là minh chứng hùng hồn được các quốc gia sử dụng nhằm phản bác lại luận điệu xuyên tạc về quyền con người của những thế lực thù địch.

- Bảo đảm về văn hoá giáo dục

Bảo đảm về văn hoá giáo dục là yêu cầu rất quan trọng nhằm thực hiện quyền con người vì chỉ khi một người có văn hoá, nhận thức được đầy đủ, đúng đắn về các quyền, nghĩa vụ của mình, họ mới có thể phấn đấu thực hiện các quyền đó, cũng như tôn trọng các quyền của những người khác. Mặt khác, nhận thức của con người được nâng cao sẽ trở thành áp lực buộc các cơ quan, công quyền phải làm việc tốt hơn, đúng pháp luật và tôn trọng quyền con

người hơn. Văn hoá giáo dục được thực hiện dựa trên cơ sở coi con người vừa là mục tiêu, là động lực thúc đầy sự phát triển kinh tế xã hội. Con người được phát triển toàn diện có các tri thức về dân chủ, chính trị, pháp luật và các tri thức khác để tự hoàn thiện nhân cách của mình, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.

Phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu quan trọng của bảo đảm về văn hoá giáo dục. Phát triển khoa học công nghệ đòi hỏi phải xây dựng, thực hiện chính sách đồng bộ như tạo lập thị trường cho khoa học công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất, ưu đãi nhân tài, đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư. Nâng cao chất lượng giáo dục chỉ có được khi tiến hành cải cách giáo dục với nhiều hình thức phong phú, chẳng hạn như xã hội hoá giáo dục, phong trào xoá mù chữ, hoạt động này là kết quả của sự cố gắng cho Nhà nước, toàn thể xã hội thực hiện.

Bảo đảm về văn hoá giáo dục gắn liền với việc mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới thông tin thông qua đó nhân dân nhận thức kịp thời đầy đủ hơn về các quyền con người của mình. Hoạt động của mạng lưới thông tin không chỉ là phương tiện mà đã thực sự là nhu cầu của nhân dân thậm chí “Ở cấp độ toàn cầu, những phong trào vì quyền con người cùng với sự khuyếch trương của các mạng lưới phương tiện thông tin đại chúng là một dòng thông tin không ngừng chống lại mọi sự xâm phạm đến quyền con người” [30, tr.60].

Những phân tích trên cho thấy, bảo đảm quyền con người chỉ có thể thực hiện được trong một nền văn hoá giáo dục phát triển vì con người. Đây luôn là một yêu cầu vừa cấp thiết, vừa lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực của Nhà nước, của toàn xã hội.

- Bảo đảm về pháp lý

Quyền con người được nghiên cứu dựa trên hai yếu tố là yếu tố đặc quyền gồm những quyền, khả năng vốn có của con người và yếu tố điều chỉnh

của pháp luật đối với các đặc quyền đó. Lý luận về quyền con người cho thấy, chỉ trên cơ sở đặc quyền mới có quyền con người và chỉ thông qua quy định của pháp luật thì đặc quyền mới là quyền con người, cho nên quyền con người luôn gắn với yếu tố bảo đảm về mặt pháp lý. Tuy nhiên, khái niệm bảo đảm pháp lý có nội dung rộng hơn khái niệm pháp luật, nó được hiểu là hệ thống các quy định pháp luật quy định về quyền con người và cơ chế tổ chức thực hiện các quy định đó trong thực tiễn cuộc sống…

Hệ thống các quy định pháp luật bảo đảm quyền con người rất đa dạng, bao gồm các quy định về quyền con người, quyền công dân, tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy Nhà nước, cán bộ nhà nước, các quy định cụ thể hoá những điều ước quốc tế về quyền con người.

Cơ chế tổ chức thực hiện quyền con người bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tuyên truyền giáo dục pháp luật, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền con người….

1.2.2. Các yếu tố đặc trưng bảo đảm quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam theo luật TTHS Việt Nam

- Yếu tố hệ thống pháp luật bảo đảm quyền con người trong TTHS

Theo nghĩa chung nhất, pháp luật bảo đảm quyền con người trong TTHS là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện quyền con người trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Như vậy, về mặt hình thức, pháp luật bảo đảm quyền con người trong TTHS có thể được giới hạn theo phạm vi nghiên cứu rộng và hẹp. Theo phạm vi rộng, pháp luật bảo đảm quyền con người trong TTHS liên quan đến quy định của toàn bộ hệ thống pháp luật. Có thể hiểu như trên vì bảo đảm quyền con người trong TTHS phụ thuộc vào chất lượng của toàn bộ hệ thống pháp luật. Theo phạm vi hẹp, pháp luật bảo đảm quyền con người trong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022