Bào chế - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 36

- Để khuôn thuốc ở 5ºC - 10º C cho thuốc đông rắn.

- Dùng dao cắt phần thuốc thưa trên mặt khuôn, tháo khuôn lấy thuốc.

- Gói viên thuốc bằng giấy chống ẩm, đóng vào lọ.

- Dán nhãn đúng qui chế

*Công dụng, cách dùng, bảo quản:

- Hạ sốt, giảm đau cho trẻ em từ 5-8 tuổi, mỗi lần đặt hậu môn một viên.

- Nhúng viên thuốc vào nước sạch 1-2 phút trước khi đặt.

- Bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ < 30º C.


TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ

Thuốc đạn PARACETAMOL 0,125g

Công dụng: Hạ sốt, giảm đau cho trẻ em Liều dùng: Đặt hậu môn 1 viên/lần

Ngày ĐC: Người ĐC:

KHÔNG ĐƯỢC UỐNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.

Bào chế - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 36

Bài 11

ĐIỀU CHẾ THUỐC TRỨNG CHLORAMPHENICOL


MỤC TIÊU

1. Chuẩn bị được dụng cụ, hóa chất để thực hành điều chế thuốc trứng Chloramphenicol

2. Viết được quy trình điều chế và tiến hành điều chế được thuốc trứng Chloramphenicol theo yêu cầu.

3. Rèn luyện được thái độ thận trọng, tỷ mỷ, chính xác trong thực hành nghề nghiệp.


NỘI DUNG

1. Công thức:

Rp:


Cloramphenicol 0,25g

Tá dược gelatin-glycerin vđ 2,65g ( Tá dược gelatin- glycerin:

Gelatin

12%

Glycerin

60%

Nước

28%)

2. Thông tin cần biết:

- Cloramphenicol: Nguồn gốc, dạng thù hình, tính chất, độ ổn định, tác dụng dược lý.

- Thành phần , đặc tính của tá dược gelatin- glycerin.

- Ưu nhược điểm của dạng thuốc trứng.

- Cấu trúc của thuốc trứng cloramphenicol và phương pháp bào chế.

- Một số dạng bào chế khác của cloramphenicol.

3. Kỹ thuật bào chế:

3.1.Tính lượng tá dược và dược chất, cho biết:

- Khuôn 2,65 g ứng với 100% tá dược gelatin- glycerin.

- HSTT của cloramphenicol với tá dược gelatin – glycerin E = 1,0.

- Số viên trứng phải bào chế là 5 viên.

- Bù hư hao 10%.

3.2.Trình tự tiến hành:

- Cân cloramphenicol , gelatin, đong nước.

Lấy 1 khuôn thuốc trứng sạch , khô , bôi trơn băng dầu parafin và úp ngược

khuôn.


- Ngâm gelatin vào nước cho trương nở hoàn toàn.

- Nghiền mịn cloramphenicol trong cối, thêm đồng lượng glycerin vào nghiền trộn

thành bột nhão mịn , đồng nhất.

- Đun nóng phần glycerin còn lại lên nhiệt độ 60º C - 70ºC trên cách thuỷ , cho gelatin đã trương nở vào , khuấy trộn tới khi gelatin tan hoàn toàn.

- Để nguội đến khoảng 45ºC cho bột nhão cloramphenicol vào trộn đều, đổ khuôn.

- Để khuôn thuốc ở nhiệt độ 5ºC - 10ºC, cho thuốc đông rắn lại, tháo khuôn, lấy viên thuốc.

- Gói từng viên bằng giấy chống ẩm, đựng trong lọ rộng miệng.

- Dán nhãn đúng quy chế.

* Công dụng , cách dùng , bảo quản:

- Điều trị nhiễm khuẩn âm đạo . Đặt âm đạo mỗi lần 1 viên.

- Bảo quản nơi khô , mát, nhiệt độ < 30ºC.


TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ

Thuốc trứng CLORAMPHENICOL 0,25g

Công dụng:Điều trị nhiễm khuẩn âm đạo Liều dùng: Đặt âm đạo 1 viên/lần

Ngày ĐC: Người ĐC:

KHÔNG ĐƯỢC UỐNG

Bài 12

ĐIỀU CHẾ THUỐC BỘT HẠ SỐT GIẢM ĐAU


MỤC TIÊU HỌC TẬP


MỤC TIÊU

1. Chuẩn bị được dụng cụ, hóa chất để thực hành điều chế thuốc bột hạ sốt – giảm

đau

2. Viết được quy trình điều chế và tiến hành điều chế được thuốc bột hạ sốt – giảm đau theo yêu cầu.

3. Rèn luyện được thái độ thận trọng, tỷ mỷ, chính xác trong thực hành nghề nghiệp.


NỘI DUNG

1. Công thức

RP: Gardenal 0,01g

Aspirin 0,20 g

Pyramidon 0,05 g

Cafein 0,02 g

Lactose 0,50 g F.S.A

Làm thành thuốc bột. Cho 1 gói số 3

2. Nhận xét

- Đơn thuốc có thuốc hướng thần

- Gardenal Dược chất thuốc hướng thần, có tác dụng an thần, không màu.

- Cafein: dược chất có tỷ trọng nhẹ, có tác dụng kích thích, tăng tuần hoàn, lợi tiểu hạ sốt, giảm tác dụng phụ của dược chất khác

- Aspirin : Dược chất hạ sốt giảm đau, chữa cảm cúm, dễ bị thủy phân khi gặp ẩm, nhiệt độ cao, có tác dụng phụ gây kích ứng, xuất huyết dạ dày. Trường hợp nghi sốt xuất huyết, người đau dạ dày không được dùng

- Pyramidon: Dược chất không có màu, tác dụng hạ sốt, giảm đau, chữa cảm cúm

- Lactose: Tá dược độn, không màu, có tác dụng lợi tiểu, hạ sốt

- Trong đơn các dược chất không màu lại có chứa thuốc hướng thần nên cần thêm bột màu vừa đủ.

Lượng dược chất hướng thần Gardenal quá nhỏ nên phải dùng bột mẹ Gardenal 1/10 (đã có màu) nên không cần thêm bột màu và lượng bột mẹ Gardenal 1/10 cần là 30 centigam.

Có tương kỵ giữa Aspirin và Pyramidon: Do tính kiềm của Pyramidon thủy phân Aspirin cho Acid acetic và Pyramidon Salicylat chạy ẩm cần khắc phục bằng các bao riêng với Lactose trước khi trộn đều với nhau.

Có tương kỵ dược lý Cafein và Gardenal nhưng không ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc, phối hợp như vậy để tăng tác dụng của thuốc.

3. Công thức mới

RP: Gardenal 0.3g (Thay bằng bột mẹ Gardenal 0,3 G)

Aspirin 0,60 g

Pyramidon 0,15 g

Cafein 0,06 g

Lactose 1,50 g

4. Quy trình thực hành

- Chọn dụng cụ, cối chày, dao vét

- Kiểm tra nguyên phụ liệu

- Khử khuẩn dụng cụ pha chế, tay người pha chế

- Cân nguyên liệu, ghi tên thuốc, số lượng

- Nghiền mịn Lactose (để riêng)

- Cho một ít lactose vào lót cối, cho tiếp bột mẹ Gardenal vào nghiền trộn đều

- Cho Pyramidon vào nghiền trộn đều

- Cho nốt lactose vào nghiền trộn đều

- Cho Cafein nghiền trộn đều

- Cho Aspirin vào nghiền trộn nhẹ nhàng tới khi đồng nhất

- Cân lại toàn bộ khối bột

- Cân chia làm 3 gói đều nhau

- Đóng gói, ghi tên thuốc, hàm lượng thuốc hướng thần

- Ghi nhãn thành phẩm thường, dùng trong

- Ghi công dụng: Chữa cảm sốt

- Ghi liều dùng: 1 gói/ lần, 2 - 3 lần/ ngày.

Uống sau khi ăn, không dùng cho người đau dạ dày, nghi sốt xuất huyết.

- Vệ sinh dụng cụ, phòng, cơ sở pha chế



TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ

Thuốc bột

HẠ SỐT – GIẢM ĐAU

Công dụng:Chữa cảm sốt

Liều dùng: Uống 1 gói/lần x 2-3 lần/ngày. Ngày ĐC: Người ĐC:

Bài 13

ĐIỀU CHẾ THUỐC CỐM CALCI



MỤC TIÊU

1. Chuẩn bị được dụng cụ, hóa chất để thực hành điều chế thuốc cốm Calci

2. Viết được quy trình điều chế và tiến hành điều chế được thuốc cốm Calci theo yêu cầu.

3. Rèn luyện được thái độ thận trọng, tỷ mỷ, chính xác trong thực hành nghề nghiệp.


NỘI DUNG

1. Công thức điều chế

Rp: Calci gluconat 2,40g Calci glycerophosphat 8,80g

Tricalci phosphat 8,80g

Đường kính 80,00g

Siro đơn vđ


F. S. A

Điều chế 1/2 công thức


2. Đặc điểm nguyên phụ liệu

- Calci gluconat tan trong nước, calci glycero phosphat ít tan trong nước và Tricalci phosphat không tan trong nước. Các muối calci này có tác dụng bổ sung ca ++ , p+++ cho cơ thể để tham gia quá trình tạo xương, răng và ổn định hoạt động thần kinh cơ.

- Đường kính: Chất dinh dưỡng, làm ngọt cho thuốc

- Siro đơn: Tá dược dính

- Dạng thuốc: Thuốc cốm

3. Lập công thức mới

Rp: Calci gluconat 1,20g Calci glycerophosphat 4,40g Tricalci phosphat 4,40g

Đường kính 40,00g

Siro đơn vđ

F. S. A Đóng gói 50g

4. Quy trình thực hành

- Chuẩn bị nguyên phụ liệu, dụng cụ điều chế thuốc cốm

- Khử khuẩn dụng cụ, tay người điều chế

- Cân được chất theo công thức mới

- Nghiền riêng đường kính và muối calci có độ mịn như nhau

- Lấy 1,20g calci gluconat trộn đều với 4,40g calci Triphosphat

- Cho tiếp 4,40g calci glycerophosphat vào trộn đều

- Trộn đều với bột đường kính thành bột kép

- Nhỏ dần siro đơn vào nghiền thành khối dẻo ẩm

- Sát qua rây 1250 thành cốm

- Sấy cốm ở nhiệt độ 50 - 600C

- Rây loại bột, hạt vụn, hạt dính

- Đóng gói đúng quy cách, đặt trong túi nilon, hàn kín

- Dán nhãn: Thành phẩm thường, dùng trong

- Ghi công dụng: Phòng và chữa trẻ em còi xương, chậm lớn Chữa loãng xương ở người già

- Ghi liều dùng:

+ Người lớn: Uống 5 - 10g/ lần, 2 lần/ ngày

+ Trẻ em: 1 tuổi uống 0,50g/ lần, 2 lần/ ngày 2- 4 tuổi uống 1g/ lần, 2 lần/ ngày

5 - 6 tuổi uống 1 - 1,5g/ lần, 2 lần/ ngày

7 - 9 tuổi uống 1,5 - 2g/ lần, 2 lần/ ngày

10 - 11 tuổi uống 2 - 3g/ lần, 2 lần/ ngày 15 - 16 tuổi uống 5g/ lần, 2 lần/ ngày

- Lồng tiếp vào túi nilon và đóng trong bao bì thương phẩm (nếu có)



TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ

Thuốc cốm

CALCI

Công dụng: Phòng và chữa bệnh thiếu calci Liều dùng: Uống 2-3 viên/lần x 2-3 lần/ngày.

Ngày ĐC: Người ĐC:

Bài 14

ĐIỀU CHẾ THUỐC VIÊN NÉN VITAMIN B1


MỤC TIÊU

1. Chuẩn bị được dụng cụ, hóa chất để thực hành điều chế viên nén Vitamin B1

2. Viết được quy trình điều chế và tiến hành điều chế được viên nén Vitamin B1 theo yêu cầu.

3. Rèn luyện thái độ thận trọng, tỷ mỷ, chính xác trong thực hành nghề nghiệp.


NỘI DUNG

1. Công thức:

Rp:

Thiamin nitrat 10mg

Amidon 65mg

Cellulose vi tinh thể 5mg

Talc 35mg

Magnesi stearat 3,0mg Hồ Amidon 10% + PVP 2% vđ

Điều chế thành 20 viên

2. Thông tin cần biết

- Thiamin nitrat : Tinh thể không màu hoặc bột kết tinh trắng hay gần như trắng. Có mùi nhẹ và đặc trưng. Dễ tan trong nước, tan trong glycerin, khó tan trong ethanol 96%, thực tế không tan trong cloroform và ether.

- Amidon: Tá dược độn và rã.

- Talc, magnesi stearat: Tá dược trơn

- Hồ Amidon 10%+ PVP 2%: Tá dược dính.

3. Kỹ thuật bào chế:

- Rây từng nguyên liệu qua rây 0,5mm.

- Trộn bột kép thiamin nitrat, amidon, lactose, cellulose vi tinh thể.

- Nấu hồ amidon 10% + PVP 2%

- Cho hồ vào bột kép, trộn đều.

- Xát hạt qua rây 1,0mm.

- Sấy khô hạt ở nhiệt độ 45- 550C đến gần khô (độ ẩm 3-6 %).

- Sửa hạt qua rây 1,00mm

- Trộn hạt với tá dược trơn: Talc, magnesi stearat.

- Dập viên đường kính 7mm.

Viên nén

VITAMIN B1

100mg

Công dụng: Phòng và chữa bệnh thiếu Vitamin B1

Liều dùng: Uống 2-3 viên/lần x 2-3 lần/ngày. Ngày ĐC: Người ĐC:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2024