Chuẩn Bị Được Dụng Cụ, Hóa Chất Để Thực Hành Điều Chế Nước Súc Miệng.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ



Dung dịch

LUGOL 1%

20ml

Công dụng: Chữa bướu cổ đơn

thuần.

Liều dùng: Uống 10 giọt/lần, 2 lần/ngày

Ngày ĐC: Người

ĐC:

Bài 3

ĐIỀU CHẾ NƯỚC SÚC MIỆNG


MỤC TIÊU

1. Chuẩn bị được dụng cụ, hóa chất để thực hành điều chế nước súc miệng.

2. Viết được quy trình điều chế và tiến hành điều chế được nước súc miệng theo yêu cầu..

3. Rèn luyện được thái độ thận trọng, tỷ mỷ, chính xác trong thực hành nghề nghiệp.


NỘI DUNG

1. Công thức:

Rp:


2. Thông tin cần biết:


Acid boric 15,00g

Natri Clorid 2,00g

Menthol 0,25g

Glycerin 0,5ml

Cồn 940 1,60ml

Nước tinh khiết vđ 500ml Điều chế ½ công thức

- Acid boric: Bột kết tinh trắng, mảnh, bóng, không màu, dính tay khi sờ hoặc tinh thể trắng. Tan trong nước và ethanol, dễ tan trong nước sôi. Có tác dụng sát khuẩn và chống nấm.

- NaCl: Dễ tan trong nước

- Menthol: Bột tinh thể hình lăng trụ hay hình kim, không màu, sáng, mùi mạnh của bạc hà, bay hơi ở nhiệt độ thường. Thực tế không tan trong nước, rất dễ tan trong ethanol 94%, ether và ether dầu hỏa, dễ tan trong dầu béo và parafin lỏng, rất khó tan trong glycerin.

- Glycerin: Chất lỏng sánh, trong suốt, không màu, không mùi, vị nóng và ngọt, hút ẩm mạnh. Trộn lẫn được với nước và ethanol 96%, khó tan trong aceton, thực tế không tan trong benzen, cloroform, dầu béo, ether dầu hỏa, tinh dầu.

3. Công thức pha chế mới:

Acid boric 7,5g

Natri Clorid 1,00g

Menthol 0,125g

Glycerin 0,25ml

Cồn 940 0,80ml

Nước tinh khiết vđ 250ml

4. Quy trình pha chế:

4.1.Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Cân, cốc có mỏ, cốc chân, bông lọc, lọ đựng, đèn cồn, lưới amiang, ống

đong

- Nguyên liệu: Acid boric, NaCl, menthol, glycerin, cồn 94%.

4.2. Pha chế:

- Đong 200 ml nước cất vào cốc có mỏ đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó chuyển sang cốc chân, cho acid boric và Nacl vào khuấy cho tan hết, để nguội.(1).

- Hòa tan menthol, tinh dầu quế trong cồn 94% (2)

- Đổ (2) vào (1), khuấy đều ta được (3).

- Cho lượng glycerin vào (3) khuấy đều, sau đó thêm nước tinh khiết vừa đủ 250ml, để ổn định.

4.3. Công dụng, cách dùng:

Súc miệng để phòng, chữa các bệnh về răng, miệng.


TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ

Dung dịch

NƯỚC SÚC MIỆNG

100ml

Công dụng: Phòng chữa các bệnh về răng miệng.

Liều dùng: Súc miệng 2-3 lần/ngày

Ngày ĐC: Người ĐC:

KHÔNG ĐƯỢC UỐNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.

Bào chế - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 34

Bài 4

ĐIỀU CHẾ THUỐC TIÊM CAFEIN 7%



MỤC TIÊU

1. Chuẩn bị được dụng cụ, hóa chất để thực hành điều chế thuốc tiêm Cafein.

2. Viết được quy trình điều chế và tiến hành điều chế được thuốc tiêm cafein theo yêu cầu..

3. Rèn luyện thái độ thận trọng, tỷ mỷ, chính xác trong thực hành nghề nghiệp.


NỘI DUNG

1. Công thức:

Rp:

Cafein 7g

Natri benzoat 10g Nước cất pha tiêm vđ 100ml

Điều chế ½ công thức

2. Thông tin cần biết:

- Cafein: + Tinh thể trắng, mịn hay bột kết tinh trắng.

+ Vụn nát ngoài không khí khô, đun nóng ở 1000C, cafein sẽ mất nước và thăng hoa ở khoảng 2000C.

+ Dung dịch cafein có phản ứng trung tính với giấy quỳ.

+ Dễ tan trong nước sôi, cloroform, hơi tan trong nước, khó tan trong ethanol và ether, tan trong các dung dịch acid và trong các dung dịch đậm đặc của benzoat hay salicylat kiềm.

- Natri benzoat: + Bột kết tinh hay hạt mảnh màu trắng, hơi hút ẩm.

+ Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 90%

3. Công thức pha chế mới:

Cafein 3,5g

Natri benzoat 5g Nước cất pha tiêm vđ 50ml

4. Kỹ thuật bào chế:

4.1. Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Cốc có mỏ, cốc chân, phễu lọc, ống đựng thuốc tiêm đạt tiêu chuẩn.

- Nguyên liệu: Cafein, Natri benzoat, nước cất pha tiêm

4.2. Pha chế:

- Đun sôi khoảng 80ml nước cất pha tiêm

- Cho khoảng 40ml nước cất pha tiêm nóng vào cốc chân.

- Thêm cafein vào dung dịch natri benzoat, khuấy cho tan hoàn toàn

- Bổ sung nước cất cho vừa đủ 50ml.

- Lọc qua phễu lọc thủy tinh xốp G4 hoặc màng lọc đường kính 0,45 µm.

- Soi dịch lọc để kiểm tra độ trong.

- Đóng ống thủy tinh 1ml

- Hàn ống

- Hấp tiệt khuẩn 1000C trong 30 phút.

- Soi kiểm tra độ trong, loại bỏ các ống hở, vẩn đục.

- Dán nhãn đúng quy chế.

- Công dụng: Trợ tim, hô hấp. Tiêm bắp 1-2 ống/ ngày


TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ

Thuốc tiêm

CAFEIN 7%

1ml

Công dụng: Trợ tim, trợ hô hấp. Liều dùng: Tiêm bắp 1-2 ống/ngày

Ngày ĐC: Người ĐC:

Bài 5

ĐIỀU CHẾ THUỐC NHỎ MẮT CHLORAMPHENICOL 0,4%


MỤC TIÊU

1. Chuẩn bị được dụng cụ, hóa chất để thực hành điều chế thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol 0,4%.

2. Viết được quy trình điều chế và tiến hành điều chế được thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol 0,4% theo yêu cầu.

3. Rèn luyện được thái độ thận trọng, tỷ mỷ, chính xác trong thực hành nghề nghiệp.


NỘI DUNG

1. Công thức:

Rp:

Cloramphenicol 0,4%

Acid boric 1,1g

Natri benzoat 0,2g

Natri Clorid 0,2g Thủy ngân phenyl borat 0,02g Nước cất pha tiêm 100ml

2. Thông tin cần biết:

- Cloramphenicol: Bột kết tinh màu trắng, trắng xám hoặc hoặc trắng vàng hay tinh thể hình kim hoặc phiến dài. Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96% và trong propylen glycol, pH tăng thì độ tan của cloramphenicol tăng nhưng ở pH> 8,9 bắt đầu bị phân hủy. Nhiệt độ tăng, độ tan của cloramphenicol tăng nhưng nhiệt độ cao bắt bị phân hủy.

- Acid boric, natri borat: Chậm tan trong nước lạnh, tạo hệ đệm cho thuốc nhỏ mắt, ngoài ra còn có tác dụng sát khuẩn.

- Natri Clorid: Làm đẳng trương hóa thuốc tra mắt.

- Thủy ngân phenyl borat: Chất sát khuẩn.

3. Kỹ thuật bào chế:

3.1. Chuẩn bị

- Dụng cụ, thiết bị: Cân, đèn cồn, cốc chân, cốc có mỏ, ống đong, lọ đựng đạt tiêu

chuẩn.

- Nguyên liệu: Cloramphenicol, Acid boric, Natri borat, Natri Clorid, thủy ngân

phenyl borat, nước cất pha tiêm.

3.2. Pha chế:

- Đun sôi khoảng 100 ml nước cất pha tiêm.

- Cho khoảng 80ml nước cất pha tiêm nóng vào cốc chân.

- Cho acid boric vào, khuấy tan hoàn toàn.

- Cho natri benzoat, khuấy tan hoàn toàn.

- Để nguội dung dịch đến nhiệt độ 600C, hòa tan Cloramphenicol cho tan hoàn

toàn.


- Cho thủy ngân phenyl borat vào hòa tan.

- Cho natri Clorid vào khuấy tan hoàn toàn.

- Thêm nước cất vừa đủ 100ml.

- Lọc qua phễu thủy tinh xốp G4, hoặc màng lọc đường kính lỗ xốp 0,45 µm.

- Soi dịch lọc để kiểm tra độ trong.

- Đóng lọ 5ml có bộ phận nhỏ giọt.

- Dán nhãn đúng quy chế.

3.3. Công dụng, cách dùng:

Dùng khi nhiễm khuẩn mắt. Nhỏ mắt 4-6 lần/ ngày, mỗi lần 1-2 giọt. Hạn dùng 12 tháng, chỉ dùng lọ thuốc trong vòng 15 ngày sau khi mở.


TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ

Thuốc nhỏ mắt

CHLORAMPHENICOL 0,4%

10ml

Công dụng: Chống nhiễm khuẩn mắt.

Liều dùng: Nhỏ 1-2 giọt/lần x 2-3 lần/ngày Ngày ĐC: Người ĐC:

Bài 6

ĐIỀU CHẾ THUỐC NHŨ TƯƠNG SYNTHOMYCIN


MỤC TIÊU

1. Chuẩn bị được dụng cụ, hóa chất để thực hành điều chế nhũ tương Synthomycin.

2. Viết được quy trình điều chế và tiến hành điều chế được nhũ tương Synthomycin theo yêu cầu..

3. Rèn luyện được thái độ thận trọng, tỷ mỷ, chính xác trong thực hành nghề nghiệp.


NÔI DUNG

1. Công thức:


Rp:


Synthomycin 1,00g

Thymol 0,10g

DD Acid boric 3% 12,50g DD Natri clorid 0,9% 12,00g Lanolin 8,00g

Vaselin 34,00g

Dầu lạc trung tính 32,00g Điều chế ½ công thức

2. Thông tin cần biết:

- Synthomycin: Dược chất không tan trng dầu mỡ sáp. Tác dụng kháng khuẩn.

- Thymol: Dược chất dễ thăng hoa, tan trong dầu mỡ, tác dụng sát khuẩn.

- DD Acid boric 3%: Tạo pH thích hợp nhẩm ổn định, bảo quản thuốc, không tan trong dầu mỡ nên dùng Lanolin để nhũ hoá (kiểu nhũ tương N/D).

- DD Natri clorid 0,9% đẳng trương hoá, không tan trong dầu mỡ dùng Lanolin nhũ hoá.

- Lanolin và Vaselin là tá dược.

- Dạng thuốc: Nhũ tương.

3. Lập công thức mới:

RP Synthomycin 0,50g Thymol 0,05g

DD Acid boric 3% 0,25g DD Natri clorid 0,9% 6,00g Lanolin 4,00g

Vaselin 17,00g

Dầu lạc trung tính 16,00g

F.S.A

Đóng hộp 7,50g

4. Quy trình thực hành

+ Chuẩn bị nguyên phụ liệu, dụng cụ pha chế nhũ tương:

Dụng cụ:

Xem tất cả 298 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí