Báo cáo thực tập cao đẳng nghề dầu khí - 4


Ngày 23/07/2012

_Ca sáng

6h: nhóm có mặt tại nhà ăn, cùng ăn sáng, chuẩn bị trang phục làm việc cho buổi sáng.

6h45: nhóm có mặt tại phòng điều khiển trung tâm.

7h30: nhóm nhận được lệnh phụ giúp nhóm khai thác tiến hành kiểm tra, vận hành thử các loại máy bơm.

11h: nhóm trở về phòng riêng, dùng bữa trưa và nghỉ ngơi.


_Ca chiều

13h45: nhóm có mặt tại phòng điều khiển trung tâm để chuẩn bị cho ca làm việc chiều.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

14h: nhóm nhận được thông báo sáng mai 24/07/2012 sẽ có trực thăng đưa cả nhóm trở về bờ.

14h30: nhóm được anh đốc công giải thích lại toàn bộ hệ thống máy móc trên giàn. 15h30: nhóm xin anh đốc công đi tham quan lại toàn bộ máy móc trên giàn.

17h: nhóm trở về phòng, kết thúc ca làm việc chiều.


Ngày 24/07/2012

_Ca sáng

6h: nhóm có mặt tại nhà ăn, cùng ăn sáng.

6h45: nhóm thu dọn đồ đạc và xuống phòng điều khiển trung tâm (Block 8) chia tay các anh trên giàn.

7h20: trực thăng đến đưa cả nhóm trở về Vũng Tàu kết thúc chuyến thực tập tốt đẹp tại giàn khoan MSP 8.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MỎ BẠCH HỔ VÀ GIÀN MSP 8

1.1. Tổng quan về mỏ Bạch Hổ

a) Vị trí địa lý:

Mỏ Bạch Hổ nằm trong lô thứ 9 tại biển Đông, diện tích khoảng 1000 km2 cách cảng dịch vụ của XNLD VSP khoảng 120 km theo đường chim bay, chiều sâu ở mực nước biển khu vực mỏ là 50m. Phía Nam mỏ Bạch Hổ chừng 30 km là mỏ Rồng, xa hơn nữa là mỏ Đại Hùng.


a) Địa tầng:

Mỏ Bạch Hổ nằm trong bồn trũng Cửu Long ở sườn địa khối ổn định của bán đảo Đông Dương. Mỏ thuộc bồn và bị tách ra khỏi bồn trũng Cửu Long, dài khoảng 500 km và rộng 150 km. Cấu trúc địa tầng trong bồn trũng Cửu Long có chứa các bể trầm tích tụ nguyên châu thổ ven biển có tuổi từ MIOCEN-OLIGOCEN đến hiện tại. Bề dày lớn nhất là 7 km được xây dựng tại hố sụt trung tâm của bồn. Tổng thể tích của bồn là 155000 km3, nguồn cung cấp chủ yếu là sông Mêkông.

Như vậy, mỏ Bạch Hổ là một vòm rộng lớn kích thước 17 x 8 km kéo dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, có hai vòm riêng biệt Bắc và Nam. Cấu tạo chia thành nhiều khối bởi nhiều đứt gãy dọc có biên độ giảm dần theo hướng lên trên, cấu tạo không đối xứng đặc biệt là phần đỉnh. Góc đế cách phía tây tăng theo chiều sâu từ 6-160 còn cách phía Đông là 6-100.

Đứt gãy lớn nhất của mỏ Bạch Hổ nằm ở phía Tây có biên độ 1200 m theo móng. Đây là phần thuận kéo dài 32 km dọc theo suốt cấu tạo. Ngoài ra còn một loại đứt gãy thuận nhỏ có biên độ 50-100 km kéo dài 2-10 km.

Trên cơ sở thăm dò địa chấn kết hợp với kết quả khoan trên 6 đới nâng trong phạm vi bồn trũng Cửu Long được kiến tạo bậc 2 có phương Đông Bắc. Đó chính là các đới nâng trung tâm bậc 2 Đồng Nai, Tam Đảo có các hố sụt Định An, trung tâm Nam Cửu Long cũng như đới nông Trà Tân. Các kiến tạo bậc 2 lại bị nhấn chìm bởi một loạt các đới nâng bậc 3. Chúng có cấu tạo không đối xứng bị phân cách các đứt gãy thuận. Cấu tạo mỏ Bạch Hổ thuộc đới trung tâm.


a) Tình hình khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ:

Mỏ Bạch Hổ được đưa vào khai thác từ ngày 26-6-1986 tổng sản lượng khai thác tính cho đến nay là 100 triệu tấn thương phẩm.

Hiện nay mỏ Bạch Hổ có trên 171 giếng gồm :

o 79 giếng đang khai thác trong đó có 23 giếng ở tầng Oligoxen, ở tầng móng có 33 giếng(18 giếng vòm Bắc và 5 giếng vòm Nam).


o 7 giếng Quan Trắc, trong đó ở tầng Mioxen hạ 5 giếng,4 giếng vòm Bắc và 1 giếng vòm Nam. Tầng móng ở vòm Nam có một giếng, Oligoxen hạ một giếng.

o 18 giếng bơm ép, theo tính kinh tế, kĩ thuật ở tầng Oligoxen dự kiến đưa vào khai thác, 28 giếng ở tầng Oligoxen hạ, với lưu lượng 290 tấn/ngày_đêm. Sự giảm giá sản phẩm khai thác dầu ở tầng Oligoxen đã đưa đến bù bằng sản lượng khai thác ở tầng phong hóa ở vòm Nam đang được khai thác tăng cường. Hiện nay, đã đưa vào khai thác 8 giếng lưu lượng bình quân lớn hơn 1,5 lần so với lưu lượng tính theo tính toán kinh tế và kĩ thuật (770 tấn/ngày_đêm so với 800 tấn/ngày_đêm).


1.2. Giàn MSP 8_ Mỏ Bạch Hổ


1.2.1 Vị trí địa lý

Giàn MSP 8 là một trong những giàn có tuổi thọ lâu đời nhất trong khu vực mỏ nói chung và trong khu vực vòm Bắc nói riêng. Giàn được đưa vào hoạt động vào năm 1990. Hiện nay sản lượng dầu của giàn vào khoảng 1400 tấn/ngày-đêm, trong đó dầu chiếm 470 tấn/ngàyđêm, khí 240180m3/ngày đêm. Về cấu trúc chung, MSP 8 có bố trí tương đối giống với các giàn khác trong toàn bộ vùng mỏ. Khi mới đưa vào hoạt động, giàn bao gồm nhiều block từ block 1- block 24, tuy nhiên hiện tại, các hoạt đông khai thác dầu trên giàn chỉ tập trung vào khoảng 8 block

chính, MSP 8 ngày nay có thể được xem như một mini platform.


1.2.2 Cấu tạo giàn MSP8


Hình I 1 1 Sơ đồ phân bố các block trên giàn Về phân bố trên giàn các hệ 1

Hình I.1. 1 Sơ đồ phân bố các block trên giàn


Về phân bố trên giàn, các hệ thống khai thác, thiết bị khai thác được lắp đặt chủ yếu ở 8 block, bao gồm:

o Block 1+2: Đây là 2 block chứa toàn bộ các đầu giếng khai thác và cụm phân dòng, hệ thống đường ống công nghệ, hệ thống đường ống vận chuyển và nhận dầu khí giữa các giàn, tủ điều khiển van an toàn sâu ACS, bình V100. Block 1+2 là nơi chứa đựng toàn bộ 16 giếng, trong đó bao gồm 14giếng hoạt động bằng gaslift,1 giếng đã không còn được khai thác, giếng còn lại được sử dụng cho nhu cầu bơm ép nước (theo chỉ thị trong bờ) và bơm nước sinh hoạt.

Giếng 815b là giếng dùng để bơm nước sinh hoạt trên giàn.

Các giếng khai thác gaslift ở MSP8 thường hoạt động với áp suất đầu giếng khoảng 9-10 bar.

Ngoài ra khu vực này còn bao gồm 8 đường ống công nghệ: đường gọi dòng, đường xả, đường đo, đường làm việc chính, đường làm việc dự phòng, đường tuần hoàn thuận, đường tuần hoàn nghịch, đường dập giếng.

o Block 3: khu vực đặt bình tách cao áp C1, bình chứa C2 100m3 và các máy bơm dầu nhằm đẩy dầu đi các giàn khác (cụ thể là bơm dầu đến giàn MSP4)

o Block 4: khu vực đặt các bình đo C3, bình gọi dòng C4, bình taùch condensate C5 , hệ thống phân phối khí gaslift, bồn chứa hoá phẩm, hệ thống phân phối hoá phẩm vào các đường ống vận chuyển khí gaslift đến các giếng.

o Block 5: đây là khu vực dành cho cơ khí và hàn tiện. Mọi thiết bị và chi tiết máy móc cần hàn tiện đều được thực hiện ở block này. Bên cạnh đó, khu vực này cũng đặt bình chứa nước PDV, bình chứa hoá phẩm và 2 máy bơm nhỏ để cung cấp cho bình chứa C2.

o Block 6: chứa 3 máy nén khí công suất nhỏ bao gồm 1 cái phục vụ sinh hoạt, 2 máy khác nhằm cung cấp khí cho hệ thống đóng mở van bằng khí, ngoài ra còn có hệ thống bình khí nén GUP 100 và hệ thống bơm nhớt nhằm đóng mở các van thuỷ lực trên đường dập giếng.

o Block 7: bao gồm 2 block 7A và 7B

- Block 7A: Khu vực bao gồm 4 máy phát điện chạy diesel thay nhau hoạt động nhằm đảm bảo lượng điện đầy đủ cung cấp cho toàn giàn 24/24

- Block 7B: Gồm 2 máy nén khí GA-75 nhằm cung cấp khí nguồn nuôi để đóng mở các van mim và van SDV. 2 máy này thay phiên nhau làm việc.

o Block 8: là nơi đặt hệ thống điều khiển của toàn giàn, bao gồm hệ


thống máy tính, hệ thống điều khiển tự dộng PLC, hệ thống báo rò rỉ khí, hệ thống báo cháy.


Hình I 1 2 Sơ đồ các giàn trong mỏ Bạch Hổ 1 2 3 Tổ chức nhân sự trên giàn 2

Hình I.1. 2 Sơ đồ các giàn trong mỏ Bạch Hổ


1.2.3 Tổ chức nhân sự trên giàn


Mỗi bộ phận đều có chức năng riêng, thực hiện những công việc khác nhau, nhưng toàn bộ các bộ phận đều tuân theo sự chỉ đạo của giàn trưởng ( hoặc giàn phó công nghệ). Riêng ở giàn MSP 8, quy định họp giao ban vào mỗi buổi tối để các trưởng bộ phận báo cáo về công việc đã thực hiện trong ngày cũng như công việc sẽ thực hiện trong ngày tiếp theo.

Đốc công khai thác là người phụ trách toàn bộ về mặt công nghệ khai thác trên giàn. Đốc công là người nắm rò toàn bộ thông số hoạt động của giếng, bình chứa, bình tách, bình đo, máy bơm, hệ thống điều khiển tự động trên máy tính, cũng là người đưa ra các chỉ thị công việc cho thợ khai thác, bộ phận cơ khí và các bộ phận khác thực hiện. Tuy nhiên, khi có sự cố xảy ra, đốc công phải báo trực tiếp cho giàn trưởng ( hoặc giàn phó công nghệ) để có hướng xử lý kịp thời. Vào mỗi 5h hằng ngày, đốc công khai thác sẽ tổ hợp các dữ liệu hoạt động của toàn giàn, báo cáo cho giàn trưởng đồng thời cũng báo cáo về phòng kỹ thuật khai thác trên bờ.

Ngoài ra còn có các phòng và các bộ phận , chức vụ khác. Công việc hằng ngày của thợ khai thác:

o Nhận ca trực, tiếp nhận những số liệu mà ca trước đã ghi.


o Cứ cách 4 giờ ghi lại 1 lần các thông số: áp suất đầu giếng, áp suất ngoài cần khai thác, áp suất sau côn ), áp suất và nhiệt độ bình tách và bình chứa, áp suất máy bơm, lưu lượng bơm ép,…nhờ hệ thống điều khiển tự động tại phòng điều khiển trung tâm.

o Lấy mẫu dầu từ 2 giếng bất kỳ ( theo lịch đã phân phối sẵn từ trong bờ) nhằm xác định hàm lượng nước có trong dầu.

o Theo dòi mực chất lỏng và áp suất của bình tách , bình chứa.

o Tiến hành rửa giếng theo yêu cầu.

o Làm vệ sinh các hệ thống trên giàn.

o Ghi các số liệu và tính toán lưu lượng dầu khí, báo cáo kết quả tính toán.



Hình I 1 3 Sơ đồ tổ chức nhân sự trên giàn MSP CHƯƠNG 2 CÔNG NGHỆ KHAI THÁC 3


Hình I.1. 3 Sơ đồ tổ chức nhân sự trên giàn MSP


CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ KHAI THÁC TRÊN GIÀN MSP 8


2.1. Sơ đồ công nghệ trên giàn


Hình I 2 1 Sơ đồ công nghệ khai thác trên giàn 2 2 Các chế độ khai thác 2 2 1 4

Hình I.2. 1 Sơ đồ công nghệ khai thác trên giàn


2.2. Các chế độ khai thác


2.2.1. Khai thác tự phun

Hiện nay trên giàn MSP 8 không còn giếng khai thác tự phun.

Đầu giếng chủ yếu là loại IKS 100/80-350, IKS 80/50-350 được nối với cụm phân dòng, từ cụm phân dòng được đưavề các bình: bình tách, bình đo, bình chứa 100 m3, bình gọi dòng. Các giếng hầu hết được trang bị thiết bị lòng giếng và van bảo hiểm sâu có điều khiển tại chỗ và từ xa. Hoạt động của các giếng và hệ thống công nghệ được đưa về phòng điều độ Block 8. Các thông số cơ bản được hiển thị, điều khiển và lưu trữ qua hệ thống xử lý vi tính tại Block 8. Giàn MSP8 sử dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022