Hình II.1. 18 Máy phân tích kim loại Máy sắc chế lỏng: xác định từng loại chất lỏng
Hình II.1. 19 Máy sắc chế lỏng
1.6. Phòng chuẩn bị mẫu
Máy rửa chai lọ bằng sóng siêu âm
Có thể bạn quan tâm!
- Báo cáo thực tập cao đẳng nghề dầu khí - 9
- Báo cáo thực tập cao đẳng nghề dầu khí - 10
- Báo cáo thực tập cao đẳng nghề dầu khí - 11
- Báo cáo thực tập cao đẳng nghề dầu khí - 13
- Báo cáo thực tập cao đẳng nghề dầu khí - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Hình II.1. 20 Máy rửa chai lọ siêu âm Máy hút các chất độc hại
Hình II.1. 21 Máy hút các chất độc Máy chưng cất nước 2 lần
Hình II.1. 22 Máy chứng cất nước 2 lần
1.7. Phòng cân
Yêu cầu phải kín gió để không ảnh hưởng kết quả cân
Hình II.1. 23 Máy Cân
1.8. Phòng mô hình 4
Bao gồm giá đựng hóa chất và hệ thống làm sạch khí Lò nung:
Hình II.1. 24. Lò nung
1.9. Phòng mô hình khoan-khai thác dầu khí
1.9.1. Choke manifold
Choke manifold là thiết bị đặt tại đầu giếng và cây thông khai thác. Tác dụng chính của nó là dùng để kiểm soát kích đi ra ngoài một cách an toàn nhất phân dòng về các đường ống công nghệ.
Khi xảy ra sự cố, tiến hành theo trình tự:
- Tắt bơm, tắt hệ thống xoay, đóng BOP.
- Báo cáo supervisor, chờ một khoảng thời gian, thu thập số liệu, tính thể tích kích.
- Thiết lập chương trình dập giếng.
- Tiến hành bơm kill mudweight.
Sản phẩm khai thác từ cây thông khai thác theo đường làm việc dẫn đến manifold. Đường làm việc nối với manifold thông qua van an toàn. Khi áp suất dòng chất lưu vượt quá giá trị cho phép, van an toàn sẽ nổ, cho phép chất lưu đi qua nó về đường xả. Mỗi manifold có hai van an toàn, một làm việc và một dự phòng. Cụm manifold nối với 5 đường công nghệ chính là các đường về bình đo, đường ống thu gom chính, đường ống thu gom phụ, đường ống về bình gọi dòng và đường xả (về bình chứa).
Trong trường hợp áp suất dòng sản phẩm nằm trong giới hạn cho phép, dòng sản phẩm sẽ chia thành hai đường: đường thu gom chính và đường thu gom phụ. Đường phụ chỉ được dùng khi đường thu gom chính hỏng. Từ đường thu gom chính chia làm hai đường nối với van cầu. Đường thứ nhất về bình đo, đường thứ hai được phân nhánh thành bốn đường: đường về bình gọi dòng và bình chứa, bình tách và đường tuần hoàn thuận. Mỗi đường ống từ cụm manifold đều có từ một đến hai van để đóng mở dòng chất lưu. Khi cần sử dụng chức năng nào của các đường ống công nghệ thì ta sẽ mở van cho sản phẩm chảy vào ống đó, các van khác sẽ đóng lại tùy theo yêu cầu. Các van lắp đặt trên hệ thống manifold được điều khiển bằng tay.
Hình II.1. 25 Choke manifold
1.9.2. Standpipe manifold
Hệ thống này được sử dụng trong tuần hoàn dung dịch và bơm xi măng.
Hình II.1. 26 Standpipe manifold
1.9.3. Hệ thống dùng cho driller
Đây là bàn điều khiển thể hiện các thông số hoạt động trong quá trình khoan, tháo cần và tiếp cần. Có hai loại: loại weight on bit và loại hook weight.
Hình II.1. 27 Hệ thống điều khiển trong khoan
Đây là thiết bị để mô phỏng chi tiết quá trình khoan trong thực tế sản xuất, gồm 2 hệ thống đồng hồ, 1 hệ thống đồng hồ dùng cho việc khoan bằng bàn roto; 1 hệ thống đồng hồ dùng cho việc khoan bằng đầu top drive. Ngoài ra trên hệ thống còn thể hiện được lưu lượng bơm dung dịch khoan, ứng suất nén, ứng suất xoắn.
Cách sử dụng màn hình “Student Monitor” để pha chế dung dịch:
Bước 1: Từ màn hình Student Control Station, chọn Mud Alignment System Bước 2: Trong mục Mud Alignment chọn mục Active System.
Bước 3: Trong mục Active System, chọn mục Mud weight Bước 4 : Điền tỉ trọng dung dịch theo yêu cầu vào và chọn OK
Quy trình tiếp cần khoan
Bước 1: Đưa chấu chèn vào cột cần khoan Bước 2: Đóng van Kelly cock.
Bước 3: Tháo cần chủ đạo và cột cần khoan
Bước 4: Đưa cần chủ đạo vào đúng vị trí của Mouse Hole Bước 5: Load 1 cần khoan trong Mouse Hole
Bước 6: Liên kết cần chủ đạo và cần khoan trong Mouse Hole
Bước 7: Đưa cần chủ đạo và cần khoan đã liên kết trong Mouse Hole sang cột cần
khoan
Bước 8: Liên kết các cần khoan với nhau trong cột cần khoan Bước 9: Thào chấu chèn ra khỏi cột cần khoan
Bước 10: Mở van Kelly cock.
Phương pháp đóng mềm (Soft shut in)
Bước 1: Mở Choke line (50%) trên Remote choke (trước khi khoan) Bước 2: Mở Choke line trên cụm BOP
Bước 3: Đóng BOP (sử dụng BOP Annular) Bước 4: Đóng Choke line trên Remote choke.
1.2.4. Hệ thống thiết bị chống phun:
Có ba loại đối áp chủ yếu: đối áp vành xuyến (đối áp dạng vành), đối áp dạng ngàm và đối áp xoay.
o Đối áp dạng vành: được lắp đặt trên cùng của thiết bị chống phun, đóng khoảng không hình xuyến giữa cần khoan hay cần nặng và giếng khoan. Đối áp này thường được đóng đầu tiên.
o Đối áp dạng ngàm: thường bên dưới đối áp dạng vành còn có 2, 3 hoặc
4 đối áp dạng ngàm. Trong đối áp dạng ngàm, người ta phân biệt thành ba loại: ngàm lá chắn dung để đóng toàn bộ giếng, đối áp ôm cần dùng khi cần khoan đang làm việc trong giếng, và đối áp cắt cần được sử dụng để cắt đứt bộ khoan cụ còn treo trong giếng.
o Đối áp xoay (đối áp cầu hay đối áp vạn năng) cho phép thao tác quay bộ khoan cụ. Riêng hai loại đối áp đầu chỉ cho phép dịch chuyển bộ khoan cụ trong khoảng chiều dài một cần khoan.
Hình II.1. 28 Hệ thống thiết bị đối áp
BOP: là hệ thống dùng để bảo đảm trong quá trình khoan, chống lại sự cố phun trào trong quá trình khoan
- Vị trí : đặt trên hệ thống đầu giếng
- Vận hành : bằng tay hoặc dùng thủy lực
- Thành phần :
+annular preventer : nằm trên đầu của BOP. Đóng khoảng không vành xuyến giữa cần khoan, ống chống hoặc cần nặng và giếng khoan. Annular preventer được đóng đầu tiên với áp suất làm việc 2000, 5000 hoặc 10000 psi.
+Pipe ram: đóng khoảng không bên ngoài cần khoan, hạn chế dòng lưu chất trong vành xuyến, được thiết kế sao cho kích thước phù hợp với đường kính ngoài của cần khoan.
+Blind ram : đóng kín giếng khi không có chuỗi cần khoan hoặc tubing
+Shear ram : trong trường hợp pipe ram và blind ram vẫn không chống được kick, shear ram sẽ cắt cần khoan , chấp nhận bỏ lại bộ khoan cụ dưới đáy giếng.
+kill line : dùng để bơm kill mud vào giếng khoan qua khoảng không vành xuyến.
+choke line : đường dẫn chất lưu gây kick từ giếng ra ngoài