Bước 2:Tính toán số tiền bồi thường: Nếu tổn thất thuộc trách nhiệm của bảo hiểm thì cần xem xét tính toán mức độ bồi thường, làm tơ trình lãnh đạo theo phân cấp bồi thường xem xét.
Bước 3: Xem xét các chi phí khác thuộc trách nhiệm của bảo hiểm như chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất, chi phí giám định.
- Làm tờ trình phân tích rõ nguyên nhân tổn thất, chi phí giám định.. ..
- Làm tờ trình phân tích rõ nguyên nhân tổn thất, phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm và cách tính số tiền bồi thường, nêu rõ các lý do chấp nhận bồi thường hoặc từ chối bảo hiểm.
- Nghiên cứu lại ý kiến của lãnh đạo sau khi trình duyệt, có thể bổ sung ý kiến hoặc các chứng từ cần thiết nếu cần, soạn thảo công văn gửi người khiếu nại thông báo số tiền bồi thường hay từ chối bồi thường tất cả hồ sơ khiếu nại phải được xem xét, trình duyệt và bồi thường theo đúng thời gian qui định trong hợp đồng là 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
2.4. Tình hình tái bảo hiểm
Do nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thường là bảo hiểm cho những hàng hoá có giá trị lớn cho lên để đảm bảo được khả năng thanh toán của mình công ty phải tìm cách phân tán rủi ro để giảm bớt gánh nặng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm của công ty
Trong khi tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ, công ty bảo hiểm phải xác định mức độ tổn thất rủi ro về mặt tài chính có thể đảm đương được trong mỗi sự cố hoặc tổn thất. Khi đạt tới giới hạn về khả năng tài chính, công ty sẽ phải thu xếp chuyển phần vượt quá đó cho các nhà nhận tái bảo hiểm. Nhờ vậy mà mỗi đơn vị rủi ro được phân tán cho nhiều công ty tái bảo hiểm khác nhau nhằm phát huy cao nhất quy luật số đông trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Quy trình tái bảo hiểm ở PJICO được thiết lập và thực hiện một cách chặt chẽ, đạt hiệu quả ngày một cao. Trong đó nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển vốn là một nghiệp vụ truyền thống của công ty, có tỷ trọng doanh thu phí cao trong tổng doanh thu phí, hiệu quả của nghiệp vụ này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của toàn công ty. Mặt khác, đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này có giá trị rất cao, khả năng xảy ra tổn thất lớn, chính vì vậy hoạt động tái bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển là rất cần thiết và luôn được công ty quan tâm chú trọng. Đối với nghiệp vụ này, công ty có quy định mức giữ lại (giới hạn khả năng bồi thường) với số tiền bảo hiểm là 200.000 USD (hoặc tính ra VNĐ tương đương). Những lô hàng có giá trị trên 200.000 USD thì phần vượt mức giữ lại sẽ tái đi và theo quy định công ty phải tái bảo hiểm bắt buộc 20% phần vượt mức cho công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam VINARE trước khi tái bảo hiểm ra nước ngoài
bảng 8: Tình hình thực hiện tái Bảo hiểm nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển ở PJICO)
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | |
Tổng phí bảo hiểm | 21.193.438 | 26.851.362 | 30.478.533 | 38.246.540 | 44.000.000 |
Phí giữ lại | 18.314.548 | 23.199.576 | 27.972.200 | 32.314.548 | 37.199.576 |
Tỷ lệ phí giữ lại | 86,42 | 86,4 | 91,77 | 84,50 | 84,50 |
Phí nhượng tái bảo hiểm | 2.879.342 | 2.789.800 | 2.506.333 | 5.931.992 | 6.800.424 |
Phí nhận tái bảo hiểm | 560.080 | 542.740 | 550.480 | 650.320 | 595.400 |
Thu nhượng tái bảo hiểm | 763.050 | 685.000 | 1.050.630 | 1.500.550 | 1.650.000 |
Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm | 245.810 | 238.810 | 320.200 | 450.240 | 290.300 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty Bảo Hiểm Pjico
- Tình Hình Triển Khai Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Vận
- Tình Hình Thực Hiện Đề Phòng Hạn Chế Tổn Thất Ở Pjico
- Bàn về công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm PJICO - 9
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
Nhìn vào các số liệu của bảng trên ta thấy tỷ lệ phí giữ lại từ những hợp đồng bảo hiểm la rất cao, trong đó cao nhất là năm 2002 với tỷ lệ phí giữ lại chiếm 91,77% sau đó các năm tiếp theo thì co xu hướng giảm dần, nhưng nhìn chung tỷ lệ phí giữ lại bình quân vẫn cao chiếm 86,72% tổng phí giữ lại. Điều này là có thể giải thích là do có sự tăng lên trong doanh thu phí bảo hiểm gốc, mặt khác khẳng định tình hình tài chính vững mạnh của công ty đã có khả năng đảm trách một phần trách nhiệm lớn. Để đạt được kết quả trên PJICO đã không ngừng chú trọng nâng cao vai trò, chất lượng của hoạt động tái bảo hiểm.
Không chỉ có thế, ta có thể nhận thấy phí nhận tái bảo hiểm của PJICO cũng tương đối cao và khá ổn định. Có thể nhận thấy tỷ lệ giữa phí nhận tái bảo hiểm và phí nhượng tái bảo hiểm ngày càng tăng lên, nó cho thấy khả năng tự bảo hiểm của PJICO đã lớn mạnh rất nhiều có thể trở thành một nhà tái bảo hiểm tin cậy đối với nhiều công ty bảo hiểm khác.
Chương III - Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm PJICO
Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty PJICO trong thời gian tới có những thuận lợi và khó khăn nhất định chẳng hạn như hiện nay Công ty chủ yếu triển khai với ba mặt hàng chủ yếu là sắt thép, thức ăn gia súc và phân bón, mà trong khi đó các mặt hàng xuất nhập khẩu ở việt nam ngày càng đa dạng và phong phú, điều đó chứng tỏ thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của chúng ta rất có tiềm năng. Vì vậy để phát triển nghiệp vụ bảo hiểm này Công ty có thể thục hiện một số giải pháp sau:
1. Đối với nhà nước.
Thị trường Bảo Hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở nước ta mới thoát khỏi trình trạng độc quyền khoảng 10 năm trở lại đây song cho tới nay tính chất cạnh tranh của thị trường đã đến mức không khoan nhượng và nhiều khi sự cạnh tranh mang tính chất tiêu cực. Vì vậy, cần có sự can thiệp mạn hơn của Nhà nước để bảo đảm cho thị trường bảo hiểm của nước ta phát triển một cách lành mạnh và ổn định. Một số kiến nghị với nhà nước là:
+ Để tránh tình trạng hạ phí quá mức (có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán cho các công ty bảo hiểm) giữa các công ty bảo hiểm để dành khách và mở rộng thị trường của mình, các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà trực tiếp là Bộ tài chính cần xây dựng khung biểu phí thống nhất trong đó có quy định và mức sàn hợp lý. Theo đó các công ty bảo hiểm cứ thế mà thực hiện, đồng thời kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện theo biểu phí này. Như vậy tình trạng hạ tỷ lệ phí quá mức giữa các công ty bảo hiểm sẽ bị ngăn chặn.
+ Luật Bảo Hiểm đã có hiệu lực song để đi vào thực tế, Nhà nước cần ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, để từ đó các công ty bảo hiểm có thể thực hiện đúng và thống nhất.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có những nguồn vốn đầu tư vào các chương trình phòng chống tổn thất cấp Quốc gia như: chương trình tìm kiếm và cứu nạn trên biển, xây dựng các hệ thống cảng biển hiện đại (một mặt để lánh nạn mặt khác để phát triển hoạt động ngoại thương), xây dựng các biển báo giao thông, tín hiệu giao thông trên biển...
2. Đối với Công ty bảo hiểm PJICO
a) Thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro trước khi kí hợp đồng Bảo Hiểm.
Có thể nói rằng công tác khai thác tốt không những chỉ thể hiện ở doanh thu cao, số lượng hợp đồng phát hành nhiều mà còn thể hiện ở công tác đánh giá rủi ro. Việc thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro tạo điều kiện để công ty tiến hành ký kết hợp đồng mà còn giúp công ty tiến hành đề phòng hạn chế tổn thất, tránh được những tổn thất quá lớn cho công ty.Vì vậy công tác đánh giá rủi ro là vô cùng quan trọng. Ngoài việc tránh được các trường hợp trục lợi bảo hiểm từ phía người tham gia, nó còn giúp cán bộ bảo hiểm có thể điều chỉnh lại tỷ lệ phí (từ tỷ lệ phí chung của công ty áp dụng theo từng loại hàng hoá, hành trình, phương thức bảo quản) cho phù hợp hơn. Muốn vậy công ty cần:
- Có mối quan hệ chặt chẽ, thông tin quan lại với các cơ quan đơn vị tàu biển, hải quan, bến cảng để kiểm tra các thông tin mà người được bảo hiểm cung cấp.
- Công ty cần kiểm tra về phương thức đóng góp hàng hoá và hướng dẫn người được bảo hiểm về phương thức đóng gói cho hợp lý nhất.
- Yêu cầu người được bảo hiểm kê khai đúng, đầy đủ vào giấy yêu cầu bảo hiểm theo đúng nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm đồng thời phân tích cho người được bảo hiểm thấy rõ trách nhiệm của họ về việc kê khai này.
- Công ty nên hướng dẫn cho khách hàng chọn những đội tàu mạnh, có uy tín, lai lịch rõ ràng và khả năng tài chính tốt. Bởi bảo hiểm không chịu trách nhiệm cho tổn thất hàng hoá trong trường hợp tàu bị bắt giữ, cầm cố do mất khả năng tài chính của chủ tàu. Ngoài ra, công ty cần phải nắm bắt được các thông tin về con tàu vận chuyển hàng hoá.
b) Đẩy mạnh công tác khai thác
Khai thác là khâu đầu tiên và quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm..
Muốn làm tốt công tác khai thác, trước hết công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh để từ đó có đối sách hợp lý trong từng thời kỳ.
Để làm được điều này, hàng năm công ty cần có kế hoạch thu nhập các thông tin về kim ngạch xuất nhập khẩu cho từng mặt hàng, nắm được định hướng xuất nhập khẩu trong năm, đồng thời cử cán bộ đến tiếp cận trực tiếp với khách hàng để nắm bắt được nhu cầu xuất nhập khẩu của từng đơn vị. Từ đó để xác định được những mặt hàng nào là trọng tâm, cần khai thác mạnh và những mặt hàng nào nên hạn chế.
Đồng thời, cũng thông qua tiếp cận với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu xuất nhập khẩu của từng đơn vị để phân chia khách hàng thành từng nhóm như: nhóm khách hàng thường xuyên, nhóm khách hàng không thường xuyên trong nhóm khách hàng thường xuyên lại phân ra theo nhóm mặt hàng mà khách hàng thường xuyên đó xuất hay nhập... từ đó lập một bảng kế hoạch chi tiết trong đó có sự phân nhóm rõ ràng và kế hoạch tiếp cận, khai thác từng khách hàng cụ thể.
Mặt khác để khai thác khách hàng thành công, công ty cần quan tâm đến các biện pháp và cách thức cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp trong từng trường hợp tiếp cận với khách hàng.
Để tận dụng năng lực khai thác một cách triệt để, ngoài việc sử dụng các cán bộ phòng bảo hiểm hàng hải, các cán bộ khai thác tổng hợp ở các quận huyện, công ty cần tăng cường củng cố hệ thống đại lý chuyên nghiệp đã được đào tạo và có kế hoạch tuyển dụng bổ sung. Đồng thời có biện pháp khuyến khích cụ thể đối với mạng lưới này như cuối mỗi quý hoặc mỗi tháng công ty lập bảng thành tích đại lý và xét thưởng (ngoài hoa hồng) cho các đại lý đạt doanh thu cao.
Một vấn đề khá quan trọng để hỗ trợ công tác khai thác là công tác truyền thông, quảng cáo, khuyếch trương hoạt động của Công ty nói chung và về sản
phẩm bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng. Hiện nay, hoạt động quảng cáo của công ty còn rất nghèo nàn và khá đơn điệu. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng mạnh mẽ thì Công ty nên đầu tư nhiều hơn cho vấn đề này, nó cũng là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của công tác khai thác của công ty. Công ty có thể thực hiện bằng cách treo những biển quảng cáo ở trên đường nhất la những nơi vận chuyển hoặc la thông qua các phương tiện đại chúng như truyền hình, báo chí…
Ngoài ra, một kiến nghị nữa để hỗ trợ cho công tác khai thác là việc tổ chức hội nghị khách hàng. Thực tế, việc này đã được công ty thực hiện, song hình thức còn đơn giản và không thường xuyên. Đồng thời công ty cũng nên chú trọng đến vấn đề chăm sóc khách hàng điều đó sẽ giúp công ty và khách hàng ngày càng gắn bó khăng khit hơn.
c) Nâng cao công tác đề phòng hạn chế tổn thất
Thực hiện tốt công tác khai khai thác không những giúp công ty hạn chế được những tổn thất ma con giúp giảm thiểu được chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh.
Để thực hiện tốtp được công tác này thì công ty có thể:
+ Tổ chức ra một nhóm chuyên trách chuyên về vấn đề này, đồng thời cấn có kế hoạch theo dõi từng loai hàng hoá và từng mặt hàng hay gặp phải những loại rủi ro loài để từ đó có các biện phòng tránh tổn thất.
+ Cử người theo dõi, giám sát quá trình bốc dỡ hàng, quy cách đóng gói, cũng như quá trình vận chuyển hàng hoá từ cảng xuất phát cho dến cảng đích.
+ Tham gia xây dựng những thiết bị, đèn báo an toàn trên sông, biển tao điều kiện tốt nhất cho các tàu hàng được an toàn.
+ Giúp những người tham gia bảo hiểm hiểu rõ được tác dụng của việc đề
phòng hạn ché tổn thất.
+ Đối với những khách hàng lâu năm hoặc những hàng hoá được bảo hiểm có giá trị lớn thì công ty lên trích ra một khoản phí để giúp khách hàng thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
d) Nâng cao chất lượng công tác giám định và giải quyết bồi thường.
Khi mà khách hàng không may gặp phải những rủi ro, ma no thường là những rủi ro mang tính chất thảm hoạ ma thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì nếu công ty bảo hiểm bồi thường kịp thời và đầy đủ sẽ giúp cho khách hàng nhanh chóng thu hồi vốn và tiếp tục ổn định kinh doanh. Vì vậy sẽ nâng cao uy tín của Công ty đối với khách hàng và còn lôi kéo thêm được những khách hàng mới và thực hiện tái tục hợp đồng.
Để thực hiện tốt công tác này cần phải không ngừng nâng cao và nhấn mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách vấn đề này, đồng thới công ty cũng nên tạo mối quan hệ với các công ty, tổ chức giám định khác.
e) Công tác truy đòi người thứ ba.
Việc truy đòi người thứ ba có liên quan trong nghiệp vụ bảo hiểm này la hết sức khó khăn và phức tạp bởi trách nhiêm nay có thể xảy ra ở trong nước hoặc cũng có thể xảy ra ở phạm vi ngoài lãnh thổ của quốc gia bởi bản chất của hoạ động xuất nhập khâủ là hàng hoá phải được vận chưyển ra khỏi biên giới quốc gia. Vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác truy đòi người thứ ba thì công ty có thể thực hiện các biện pháp sau.
+ Trong trường hợp tàu bị tai nạn va trách nhiệm thuộc phạm vi trong lãnh thổ ma có liên quan dến người thứ ba thì có thể lập biên bản xác nhận và yêu cầu bên kia phải bồi thường cho chủ tàu bị thiẹt hại.
+ Trong trường hợp chủ tàu là người nước ngoài, PJICO cần phải tiến hành hoàn thiện Hồ sơ truy đòi, sau đó tiến hành đàm phán với chủ tàu nước ngoài thông qua đại diện của bên nước chủ tàu có quốc tịch hay cư trú hoặc qua điện báo, fax...nếu không thương lượng được, nên thuê một công ty đòi thuê nước ngoài nơi tàu cư trú hoặc đưa ra toà án.
g) Nâng cao công tác đào tạo đội ngũ cán bộ
Hiện nay ở công ty PJICO với hơn 90% đội ngũ cán bộ có trình độ đại
học, đó là một thế mạnh đối với công ty. Nhưng hầu hết các cán bộ phải đảm