Tình Hình Triển Khai Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Vận

Bảo hiểm hỗn hợp tài sản cho thuê

Nghiệp vụ tái bảo hiểm:

Nhượng và nhận tái bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm.

3.2. Các hoạt động khác:

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất đại lý giám định, xét giải quyết bồi thườngvà đòi người thứ ba.

Hợp tác đầu tư, tín dụng liên doanh liên kết với các bạn hàng trong và

ngoài nước.

II- tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận

chuyển bằng đường biển ở công ty cổ phần bảo hiểm PJICO

1. Những thuận lợi và khó khăn mà PJICO gặp phải khi triển khai nghiệp vụ.

Mỗi quốc gia đều có lợi thế thương mại, để phát huy được lợi thế này họ đều có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và đây cũng chính là nhân tố quan trọng cho phát triển kinh tế của mỗi nước. Ngày nay, xu thế hội nhập và phát triển, quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ thì vai trò của hoạt động xuất nhập khâủ hàng hoá càng trở lên quan trọng.

Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước ta đã sớm có những cải biến quan trọng để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Cùng với các chính sách vĩ mô khá, Nghị định 64/NĐ - HĐBT ban hành ngày 10/6/1989 được xem như là một bước đột phá chuyển hoạt động xuất nhập khẩu từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường cơ sự định hướng xã hội chủ nghĩa, và tiếp theo là Nghị định 114/NĐ - HĐBT ngày 7/4/1992 cho phép mọi doanh nghiệp sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế, đều có quyền tham gia xuất khẩu, Nghị định 57/1998 ngày 31/7/1998 về xoá bỏ giấy phép xuất nhập khẩu…đã tạo ra một kết quả vô cùng sáng sủa cho hoạt động ngoại thương Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 1999 - 2003 tăng 18,85% trong đó xuất khẩu tăng 19,25%, nhập khẩu tăng 18,5%, tổng kim ngạch năm 2000 là 29,5 tỷ USD

Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu việt nam (1999 - 2004)



Năm

Chỉ tiêu

Đơn vị

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Tổng giá trị xuất nhập khẩu

Tý USD

18,36

20,97

20,75

23,00

27,70

31,10

Tốc độ tăng giá trị xuất nhập

khẩu

%

35,40

14,20

-0,01

10,90

29,10

4,72

Tổng giá trị nhập khẩu

Tỷ USD

11,10

11,70

11,40

11,50

15,20

16,00

Tốc độ tăng giá trị nhập khẩu

%

36,60

5,40

-3,00

0,10

31,00

2,30

Tổng giá trị nhập khẩu

TỷUSD

7,26

9,27

9,35

11,50

14,3

15,10

Tốc độ tăng giá trị nhập khẩu

%

33,20

27,80

0,90

23,00

24,20

4,50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Bàn về công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm PJICO - 6


Chính sự phát triển của hoạt động ngoại thương đã mở ra một cơ hội cho

sự phát triển của thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.

Trong vài năm trở lại đây, theo đà phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, thị trường bảo hiểm hàng hoá việt nam cũng có những bước tiến đáng kể. Tổng phí bảo hiểm hàng năm tăng khoảng 15% - 20%. Kim ngạch xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 1999 – 2004 tăng khoảng 58,84%. Năm 2003 so với năm 2002, kim ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm tăng 0,33 tỷ USD (tăng 78,57%). Kim ngạch nhập khẩu tham gia bảo hiểm tăng 3,13 tỷ USD (tăng 33,76%) năm 2004 so với năm 2003, kim ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm chỉ tăng 20% và giảm 5% với kim ngạch nhập khẩu song nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm tăng khoảng 6%.

Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tham gia bảo hiểm của

Việt Nam (2000 - 2003).


Năm

Chỉ tiêu

Đơn vị

2000

2001

2002

2003

Kim ngạch xuất khẩu

Tỷ USD

9,35

11,50

14,30

15,10

Kim ngạch xuất khẩu bảo hiểm

Tỷ USD

0,31

0,42

0,75

0,90

Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu bảo hiểm

%

3,31

3,65

5,24

5,91

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bảo

hiểm

%

30,48

35,48

78,57

20,00

Kim ngạch nhập khẩu

Tỷ USD

11,40

11,50

15,20

16,00

Kim ngạch nhập khẩu bảo hiểm

Tỷ USD

2,28

2,34

5,47

5,20

Tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu bảo hiểm

%

20,00

20,41

36,00

-5,00

Tôc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bảo

hiểm

%

20,70

21,63

33,76

32,48

(Nguồn tổng hợp thông tin thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm số1/2003)

Có thể nói thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nước ta đầy tiềm năng. Đúng vậy, thực tế cho thấy, hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm nước ta chỉ bảo hiểm được khoảng 3,2% kim ngạch xuất khẩu và 20% kim ngạch nhập khẩu. Còn lại 96,8% kim ngạch xuất khẩu và 80% kim ngạch nhập khẩu rơi vào tay của các công ty bảo hiểm ở thị trường nước ngoài. Đồng nghĩa với việc này là hàng năm, hàng triệu USD chẩy ra nước ngoài từ các Công ty xuất nhập khẩu nước ta và Nhà nước ta thất thu một khoản thuế lớn.

Nguyên nhân của tình trạng này là gì?. Theo các chuyên gia, đó là do phương thức phục vụ của các công ty bảo hiểm trong nước chưa theo kịp với cơ chế thị trường của loại hình dịch vụ mang tính Quốc tế này, chưa cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng do đó chưa chiếm được lòng tin của họ, thiếu phương pháp nghiên cứu thị trường và khách hàng, trình độ khai thác còn hạn chế...... Vì vậy đã bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Mặt khác, do thói quen từ thời bao cấp, cùng với sự nhận thức chưa đầy đủ, cũng như chưa có cán bộ theo dõi bảo hiểm nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thiên hướng nhập

CIF, xuất FOB, theo hai cách thức giao hàng này của InCoTerm thì đều gây thiệt

hại cho doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là nghiệp vụ đem lại nguồn thu khá lớn cho các Công ty bảo hiểm. Vì vậy, hầu hết các Công ty Bảo hiểm thương mại Việt Nam đều triển khai nghiệp vụ này và coi nó là nghiệp vụ truyền thống. Cũng chính điều này, đã khiến cho thị trường Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam càng trở nên sôi động và mang tính cạnh tranh cao.

Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển

bằng đường biển ở PJICO có những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi

Thứ nhất: Hiện nay, xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ, Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình để hoà nhập vào xu thế chung đó. Việt Nam là thành viên của Hiệp Hội các nước Đông nam á, tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế châu á thái bình dương, phấn đấu để trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới và gần đây hiệp dịnh thương mại Việt - Mỹ được ký kết... Đây là những nhân tố hết sức thuận lợi cho sự gia tăng kim nghạch xuất nhập khẩu

Thứ hai: Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu hàng nhập chủ yếu là: Máy móc, thiết bị vật tư phục vụ cho sản xuất, linh kiện phụ tùng phục vụ cho việc lắp giáp. Cơ cấu hàng xuất chủ yếu là nông hải sản, nguyên liệu thô. Những mặt hàng này do tính chất của hàng hoá buộc các nhà xuất nhập khẩu phải tham gia bảo hiểm

Thứ ba : Với thế mạnh tài chính của mình có thể tham gia ký kết các hợp đồng với số tiền bảo hiểm lớn phù hợp với khả năng tài chính của mình

Thứ tư: Việt nam với ba mặt tiếp giáp là biển nên việc hàng hoá vận chuyển bằng đường biển rất thuận tiện. Đây là một trong những yếu tố quyết định đẩy mạnh công tác vận chuyển bằng đường biển

Thứ năm: Nước ta đang có nền kinh tế tăng trưởng ổn định và có một nền chính trị ổn định. Đặc biệt là hiện bay khi mà nhà nước đang có những

chính sách thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và mở rộng thị trường vận chuyển

hàng hoá bằng đường biển.

*

Khó khăn

Thứ nhất: Nghiệp vụ bảo hiểm này có giá trị bảo hiểm rất lớn, trong khi đó năng lực bảo hiểm trong nước còn hạn chế cả về vốn, chuyên môn, năng lực khai thác cũng như đề phòng hạn chế tổn thất. Nên thật sự chưa tạo được niềm tin đối với khách hàng nhất là đối tác nước ngoài.

Thứ hai: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước, một mặt thường phụ thuộc vào đối tác nước ngoài trong việc lựa chon điều kiên xuất nhập khẩu, mặt khác do thói quen cũ để lại là xuất CIF, nhập FOB. Do vậy, gây khó khăn rất lớn cho các công ty Bảo hiểm trong nước.

Thứ ba: Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nước ta còn nhỏ bé, có nhiều tiềm năng phát triển, song đã có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty Bảo hiểm trong nước để dành khách hàng thông qua tỷ lệ phí chào hàng làm cho tỷ lệ phí liên tục bị giảm. Sự hạ thấp phí quá mức này một mặt gây ra nguy cơ tiềm tàng về mất khả năng thanh toán cho Công ty bảo hiểm, mặt khác làm cho các công tác như đề phòng hạn chế tổn thất, đánh giá rủi ro,cũng như dịch vụ sau bán hàng bị coi nhẹ. Việc này dẫn tới giảm hiệu quả kinh doanh và gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của các công ty bảo hiểm trong nước.

Thứ tư: Do tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các công ty cũng là một khó khăn cho công ty PJICO

2. Thực tế triển khai

Nghệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu được công ty coi đây là nghiệp vụ truyền thống của công ty, doanh thu của hoạt động này thường chiếm khoảng 40% doanh thu chung của toàn công ty. Vì vậy đây được coi là một nghiệp vụ mũi nhọn của Công ty và nó thường được triển khai theo các khâu sau:

- Khâu khai thác

- Khâu đề phòng hạn chế tổn thất

- Khâu giám định, giải quyết bồi thường và khiếu nai đòi bồi thường

- Khâu tái bảo hiểm

Việc triển khai ở PJICO được thực hiện rất tốt qua các khâu và cũng đã đạt được những kết quả rất tốt, cụ thể

2.1. Khâu khai thác

Khâu khai thác là một khâu cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển nói riêng, bởi Trong điều kiện một thị trường cạnh tranh với sự có mặt của nhiều công ty bảo hiểm thì việc xây dựng và phát triển một thị trường bảo hiểm hàng hoá XNK ổn định, lâu dài chính là mục tiêu được đặt ra trong hoạt động khai thác của PJICO. Hoạt động khai thác phải có kế hoạch, chiến lược hết sức cụ thể và chặt chẽ. Nó phải dựa trên cơ sở các số liệu, chỉ tiêu về liên ngạch XNK của các mặt hàng cũng như kế hoạch XNK của từng đơn vị kinh doanh XNK hàng hoá. Đối với khách hàng cũ, công ty luôn phải đảm bảo giữ uy tín, thuyết phục tiếp tục hợp đồng, hướng dẫn mua bảo hiểm đúng thời hạn. Các khách hàng cũ mà ít có xảy ra rủi ro tổn thất, có các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất tốt thì PJICO có thể giảm tỷ lệ phí cho họ nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài. Đối với khách hàng tiềm năng, PJICO sẽ có các phương pháp chào phí riêng dưới nhiều hình thức nhằm khuyến khích, thu hút họ tham gia bảo hiểm tại công ty. Ngoài ra khâu chăm sóc phục vụ khách hàng cũng không ngừng được nâng cao.

Quá trình khai thác bảo hiểm ở PJICO được triển khai theo một quy trình khai thác bảo hiểm hàng hoá XNK của PJICO - ban hành kèm theo quyết định của Tổng giám đốc PJICO số 115/bh-HH /95 ngày 15/7/1995( như đã trình bày ở phần IV chương I).Việc khai thác bảo hiểm ở công ty PJICO chủ yếu là dựa vào mối quan hệ của các cổ đông trong công ty, bởi các cổ đông trong công ty toàn là các cổ đông lớn như Tổng công ty xăng dầu việt nam, Tổng công ty thép việt nam, Vietcombank… Cho lên ngay từ những năm đầu hoạt động, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của PJICO. Từ đó tới nay nghiệp vụ này không ngừng tăng trưởng và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, doanh

thu phí trung bình chiếm từ 15-20% tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn công ty và chiếm 2% tổng doanh thu phí thị trường bảo hiểm hàng hải. Điều đó được thể hiện ở bảng sau


Bảng 4: Tình hình khai thác bảo hiểm ở PJICO


ST

T

Chỉ

tiêu

Đơn vị

2000

2001

2002

2003

2004


1

Số đơn

cấp


Đơn


2.896


3.270


3.599


4.056


4.250


2

Doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá

XK


1000Đ


19.266.890


24.481.572


27.759.162


35.000.000


40.000.000


3

Doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá

NK


1000Đ


1.926.548


2.369.790


2.719.371


3.246.540


4.000.000

4

Tổng

doanh thu phí bảo hiểm


1000Đ


21.193.438


26.851.362


30.478.533


38.246.540


44.000.000

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2024