Tình Hình Thực Hiện Đề Phòng Hạn Chế Tổn Thất Ở Pjico


Từ bảng số liệu ta có nhận xét rằng hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biểnPJICO đạt kết quả khá cao. Trước hết là số đơn bảo hiểm cấp hàng năm tăng, nếu như năm 2000 số hợp đồng khai thác được 2.896 đơn cấp thì đến năm 2004 con số này đạt tới 4.250 đơn và gấp 1,5 lần. Cùng với số đơn bảo hiểm tăng dần qua các năm thì tổng doanh thu phí bảo hiểm cũng tăng rất nhanh qua các năm từ năm 2000 đến năm 2004. Doanh thu phí tăng từ 21.193.438(1000đ) lên 44.000.000(1000đ), tăng 22.806.562 (1000đ),

tương đương với 106,7%. Chỉ trong vòng hai năm từ năm 2003 đến năm 2004 tổng doanh thu tăng 5.753.460 (1000đ), tăng 15,4% trong đó hàng xuất khẩu tăng 5.000.000 (1000đ), tăng 86,9%. Còn hàng nhập tăng 753460( 1000đ) tăng 13,1%. Cùng với việc tăng doanh thu thì số tiền bảo hiểm bình quân mỗi một đơn bảo hiểm cũng tăng, năm 2000 số tiền bình quân là 7.318.000đ nhưng đến năm 2004 thì số tiền này là 10.352.940đ. Điều này chứng tỏ PJICO ngày càng thu hút được nhiều hợp đồng bảo hiểm có giá trị cao của các khách hàng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, PJICO còn tồn tại rất nhiều khó khăn và hạn chế trong chiến lược khai thác của mình. Trước tiên ta có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đang tăng dần qua các năm song tỷ lệ kim ngạch hàng hoá XNK tham gia bảo hiểm hàng hoá lại rất thấp. Điều này không chỉ của riêng PJICO mà còn là vấn đề chung của toàn thị trường bảo hiểm. Ngoài số lượng khách hàng cổ đông, PJICO chưa thực sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đơn vị kinh doanh XNK có vốn đầu tư nước ngoài vì vậy họ chủ yếu tham gia bảo hiểm ở các công ty nước ngoài có uy tín. Sự phối hợp của PJICO và các công ty bảo hiểm khác để khai thác mở rộng thị trường thu hút khách còn nhiều hạn chế.

Những khó khăn tồn tại trên ở PJICO một phần cũng là khó khăn của toàn bộ thị trường bảo hiểm, do vị thế nền kinh tế nước ta chưa cao nên trong quan hệ ngoại thương ta thường phải chịu sức ép của đối tác nước ngoài trong việc dành quyền mua bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm nước ngoài lớn. Mặt khác do trình độ nghiệp vụ của các khai thác viên bảo hiểm chưa đáp ứng đòi hỏi thực tế về bảo hiểm của khách hàng trong nền kinh doanh tế đang phát triển. Công tác

thống kê nghiệp vụ, quản lý và đánh giá rủi ro, xác định tỷ lệ phí, điều kiện, điều khoản áp dụng còn nhiều hạn chế làm cản trở đến khâu khai thác. Do vậy trong thời gian tới không chỉ riêng PJICO mà toàn ngành bảo hiểm nước ta cần phải đưa ra các biện pháp chiến lược khai thác phù hợp mới mẻ và thực hiện một cách tích cực, triệt để nhằm đạt được kết quả cao hơn.

2.2. Đề phòng hạn chế tổn thất

Đề phòng và hạn chế tổn thất rất quan trọng, trước hết là để giảm tổn thất đối với hàng hoá từ đó làm giảm trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm, hơn nữa nó còn giúp cho công ty tăng được hiệu quả kinh doanh của mình. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất không phải chỉ là công việc riêng của người bảo hiểm mà nó còn là trách nhiệm của các bên liên quan như người chuyên chở, người được bảo hiểm.

Nếu các bên có liên quan không có biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất thì có thể sẽ bị nhà bảo hiểm khước từ một phần hoặc toàn bộ tổn thất xảy ra.

ở PJICO công tác này được thực hiện khá tốt, ăn khớp và đạt hiệu quả tương đối cao trong thời gian qua. Ta có thể nhận thấy điều này qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 5: Tình hình thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất ở PJICO


Năm

Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

Số vụ tổn thất

161

182

218

173

161

Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất


173.245


0,244


255.410


0,297


342.715


0,382


364.972


0,164


392.720


0,152

Tỷ lệ tổn thất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Bàn về công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm PJICO - 7

(Nguồn: Phòng hàng hải)

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy tỷ lệ tổn thất đối với hàng hoá XNK tham gia bảo hiểm ở PJICO từ 2000-2004 có sự biến động khác nhau qua các năm, cao nhất là năm 2002 và giảm dần trong các năm 2003, 2004. Tỷ lệ tổn

thất trung bình giai đoạn 2000- 2004 khoảng 0,25% nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ tổn thất bình quân toàn thị trường (0,35%). Mặc dù tình hình tổn thất hàng hoá trên thị trường vẫn đang có xu hướng gia tăng nhưng ở PJICO, hai năm gần đây tình hình tổn thất có xu hướng ổn định hơn. Điều đó chứng tỏ công tác đề phòng, hạn chế tổn thất vẫn phát huy tác dụng và có hiệu quả. Ta có thể thấy chi phí đề phòng hạn chế tổn thất của công ty tăng dần qua các năm, ảnh hưởng đến doanh thu, nhưng điều này là không thể tránh khỏi khi PJICO đang có dự án hỗ trợ chi phí đề phòng hạn chế tổn thất cho khách hàng nhằm phối hợp hạn chế tối đa rủi ro xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm.

2.3. Giám định, giải quyết bồi thường và khiếu nại đòi bồi thường.

2.3.1. Giám định hàng hoá

Bên cạnh những thành tựu đạt được, PJICO còn tồn tại rất nhiều khó khăn và hạn chế trong chiến lược khai thác của mình. Trước tiên ta có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đang tăng dần qua các năm song tỷ lệ kim ngạch hàng hoá XNK tham gia bảo hiểm hàng hoá lại rất thấp. Điều này không chỉ của riêng PJICO mà còn là vấn đề chung của toàn thị trường bảo hiểm. Ngoài số lượng khách hàng cổ đông, PJICO chưa thực sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đơn vị kinh doanh XNK có vốn đầu tư nước ngoài vì vậy họ chủ yếu tham gia bảo hiểm ở các công ty nước ngoài có uy tín. Sự phối hợp của PJICO và các công ty bảo hiểm khác để khai thác mở rộng thị trường thu hút khách còn nhiều hạn chế.

Những khó khăn tồn tại trên ở PJICO một phần cũng là khó khăn của toàn bộ thị trường bảo hiểm, do vị thế nền kinh tế nước ta chưa cao nên trong quan hệ ngoại thương ta thường phải chịu sức ép của đối tác nước ngoài trong việc dành quyền mua bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm nước ngoài lớn. Mặt khác do trình độ nghiệp vụ của các khai thác viên bảo hiểm chưa đáp ứng đòi hỏi thực tế về bảo hiểm của khách hàng trong nền kinh doanh tế đang phát triển. Công tác thống kê nghiệp vụ, quản lý và đánh giá rủi ro, xác định tỷ lệ phí, điều kiện, điều khoản áp dụng còn nhiều hạn chế làm cản trở đến khâu khai thác. Do vậy trong

thời gian tới không chỉ riêng PJICO mà toàn ngành bảo hiểm nước ta cần phải đưa ra các biện pháp chiến lược khai thác phù hợp mới mẻ và thực hiện một cách tích cực, triệt để nhằm đạt được kết quả cao hơn.

Công tác chuẩn bị hiện trường:

+Thời gian và địa điểm yêu cầu giám định

+Sự có mặt của các bên liên quan

Tuỳ từng cảng mà công ty sẽ có những quy định cụ thể để làm việc thuận

lợi đối với đại diện người được bảo hiểm và phải tuân theo những quy tắc sau:

+Chỉ giám định trường hợp những tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm

và trong khi hợp đồng bảo hiểm đang còn hiệu lực.

+Hàng bị hư hỏng,mất mát cần được giám định ngay mà không phụ thuộc

vào thời hạn bảo hiểm để chậm trễ yêu cầu giám định.

+Hàng có tổn thất xảy ra sau khi rời khỏi tàu phải được giám định ngay tại cảng dỡ hàng, hoặc tại kho cuối cùng trước khi di chuyển. Từ tàu trở về kho cuối cùng đã có biên bản ký kết với tàu, với cảng, ghi rõ số lượng và trạng thái hàng hoá bị tổn thất.

+ Đối tượng giám định là hàng hoá được bảo hiểm có tổn thất rõ rệt hoặc có hiện tượng nghi vấn tổn thất nguyên nguyên đai nguyên kiện, có nghi vấn về số lượng hoặc phẩm chất không do ảnh hưởng của những rủi ro bên ngoài tác động vào.

+ Giám định bảo hiểm là giám định đối định giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm hoặc tuỳ trường hợp có thể có mặt của người thứ ba có trách nhiệm đối với tổn thất (đại diện cho người chuyên chở) người mua hàng của ngoại thương không có quyền cản trở hoặc tranh chấp những vấn đề có liên quan tới công việc giám định bảo hiểm.

2.3.2. Giải quyết bồi thường ở PJICO

Công tác bồi thường tổn thất về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận

chuyển bằng đường biển ở PJICO trong những năm gần đây đã có sự chuyển

biến tích cực, đảm bảo giải quyết kịp thời, ổn định kinh doanh cho khách hàng gặp rủi ro.

Trong thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tổn thất thuộc trách nhiệm

bảo hiểm của công ty như vụ đắm tàu chở hàng VOSCO, vụ cháy xăng dầu…


Bảng 6: Tình hình bồi thường ở PJICO


Chỉ tiêu

Năm

Doanh thu phí BH

(1000 VNĐ)

Số tiền bồi thường

(1000 VNĐ)

Tỷlệ (BT/DT)

(%)

2000

21.193.548

10.899.842

51,43

2001

26.851.362

7.217.296

26,9

2002

30.478.533

12.500.000

41

2003

34.246.540

22.450.055

65,6

2004

44.000.000

17.546.320

39,88

(Nguồn: Phòng hàng hải PICO)

Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ lệ bồi thường liên tục giảm trong các năm từ 2001- 2003, điều này thể hiện số kim ngạch xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm ở công ty liên tục tăng. Tỷ lệ bồi thường ở năm 2003 cao là do trong năm đã xảy ra những vụ tổn thất lớn thuộc trách nhiệm của Công ty như vụ đắm tàu hàng VOSCO, Vụ nổ kho xăng dầu, vụ bị ẩm ướt làm hỏng hàng tấn cà phê … giá trị bồi thường lên tới hàng tỷ đồng.

Riêng trong năm 2004 tỷ lệ bồi thường của PJICO là 39,88% với việc

thực hiện tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất thì tỷ lệ bồi thường đã thấp hơn

rất nhiều so với tỷ lệ bồi thường chung của toàn thị trường bảo hiểm hàng hoá là 60%.

Đạt được kết quả này là do sự hỗ trợ của công tác đánh giá và quản lý rủi ro, công tác giám định trong việc ngăn ngừa và hạn chế tổn thất nên đã giảm số tiền bồi thường cho mỗi vụ. Đồng thời việc xác định đúng nguyên nhân gây ra tổn thất, đánh giá chính xác mức độ tổn thất đã hạn chế được sư gian lận, trục lợi bảo hiểm do vậy cũng làm giảm số tiền bồi thường. Tuy nhiên rủi ro gây ra tổn thất xảy ra là khách quan và tổn thất có thể nhiều hay ít tuỳ thuộc vào hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua việc tách riêng bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu và bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu.


Ta có tình hình bồi thường hàng hoá xuất nhập khẩu ở PJICO

Bảng 7: Tình hình bồi thường hàng hoá xuất nhập khẩu ở PJICO


Chỉ tiêu

Năm

Doanh thu phí bảo hiểm

Số tiền bồi thường (1000 VNĐ)


Tỷ lệ bồi thường

(%)


Hàng NK


Hàng XK


Hàng NK


Hàng XK

Hàng

NK

Hàng

XK

2000

19.266.890

1.926.658

9.259.998

1.639.779

48,06

85,11

2001

24.481.572

2.396.790

5.416.957

1.800.339

22,13

75,11

2002

27.759.162

2.719.371

4.417.294

1.302.744

15,91

47,91

2003

35.000.000

3.246.540

8.971.815

1.440.756

25,63

44,38

2004

40.000.000

3.246.540

15.043.067

1.406.988

37,61

43,34

Cộng

146.507.624

13.535.899

43109131

7.590.606

29,42

56,08

(Nguồn: Phòng hàng hải)

Từ số liệu của bảng trên ta có thể thấy rằng tỷ lệ bồi thường của hàng xuất và hàng nhập có khác nhau, trong đó tỷ lệ bồi thường của hàng hoá nhập khẩu cao hơn và thường xuyên thay đổi qua các năm.Đối với hàng xuất thì tỷ lệ bồi thương năm 2000 là cao nhất sau đó giảm dần qua các năm, năm 2004 tỷ lệ

bồi thường thấp nhất là 43,34%, tuy vậy tỷ lệ bồi thường bình quân từ năm 2000- 2004 vẫ còn khá cao là 56,08%. Còn đối với hàng nhập khẩu thì tỷ lệ bồi thường cao nhất là vào năm 2000 và sau đó tỷ lệ này cũng giảm qua các năm. Tỷ lệ bồi thường giảm qua các năm là do công ty đã có những biện pháp trước khi khai thác và ky kết hợp đồng được thực hiện rất hiệu quả.

2.2.3. Khiếu nại đòi bồi thường

Hồ sơ chứng từ khiếu nại đòi bồi thường bao gồm:

- Hợp đồng bảo hiểm và giấy điều khoản bổ sung (Bản gốc)

- Kháng nghị hàng hải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy

ra tổn thất hoặc nơi cảng đến đầu tiên nếu có sự cố xảy ra trên đường hành trình.

- Vận đơn (bản gốc)

- Hoá đơn mua hàng (bản gốc)

- Biên bản giám định (bản gốc)

- Phiếu đóng gói hàng hoá (bản gốc)

- Chứng từ giao nhận hàng của cảng

- Giấy thông báo tổn thất.

- Công văn khiếu nại của chủ hàng

- Những tài liệu liên quan đến người thứ 3

- Hoá đơn,biên lai các chi phí khác.

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, công ty phải tiến hành kiểm tra xem hồ sơ có hợp lý và hợp pháp không, đảm bảo đúng thời hạn khiếu nại theo quy định của hợp đồng. Nếu hồ sơ khiếu nại hợp lệ thì bắt đầu xét giải quyết bồi thường. Quá trình này gồm ba bước:

Bước 1: Xác định trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm, cần xem xét tổn

thất có thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp đồng không.

- Người khiếu nại có quyền lợi bảo hiểm hay không

- Tổn thất xảy ra có trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng không.

-Tổn thất có vi phạm các điều khoản riêng không

-Tổn thất có thuộc phạm vi các điều khoản bảo hiểm thoả thuận không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2024