Một Số Vấn Đề Đặt Ra Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng, Hiệu Quả Thông Tin Của Bản Tin Đầu Giờ - Kênh Truyền Hình Thông Tấn

Ví dụ: Ký sự: Sóng thần, nổ bom, bắt cóc... bằng những chi tiết điển hình cũng cho khán giả cảm nhận về sự kiện.

2.4.4.2. Ký sự chân dung

Ký sự chân dung phản ánh một cách sinh động, sắc nét, dễ hiểu, kịp thời trước sự kiện, hé mở hình ảnh một con người thú vị, vẽ nên chân dung một tập thể, kể về sinh hoạt, truyền thống, tâp tục của con người một vùng đất. Cơ sở của ký chân dung là câu chuyện về con người, về cuộc sống, ý kiến của người đối thoại. Nhưng không phải số phận nào cũng có thể là đề tài để làm ký sự, mà chỉ số phận nào phản ánh rò nét nhất về thời đại về hiện thực xã hội, về nhân cách, ý nghĩa của nó trong từng hoàn cảnh cụ thể mới có thể là chất liệu để làm ký sự. Phân tích tính biện chứng của cá thể đó trong quá trình hoạt động của tập thể cho phép nhà báo tìm thấy quy luật phát triển, đưa ra những biện pháp giải quyết mâu thuẫn, ý nghĩa của sự vận động đi lên.

Trong ký sự chân dung cần tập trung vào:


- Con người đó phải là con người có thực, thể hiện bằng những việc làm, hành động cụ thể được thể hiện trong đời sống ở một lĩnh vực nào đó (sản xuất, lao động, học tập, nghiên cứu khoa học...) về những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội.

- Nội dung phản ánh là phải tạo nên đời sống nội tâm phong phú và nêu bật lên được số phận cuộc đời có tính tiêu biểu.

- Phải có tính cách (phẩm chất): cái tốt, cái xấu. - Việc làm của con người hoặc tập thể ấy có vai trò và ảnh hưởng gì trong đời sống xã hội.

- Ngoài những hình ảnh nói về một nhân vật hoặc nhóm tập thể của một đơn vị thì những chi tiết trong phim là để mở ra các ý tưởng, vấn đề gắn chặt với nhân vật, cuộc đời và sự kiện của họ phải phản ánh được tính chất của thời đại, hoàn cảnh, điều kiện lịch sử.

- Trong phim ký sự, lời bình rất quan trọng, lời bình phải mang tính biểu cảm cao và phải có sự liên tưởng: quá khứ – hiện tại – tương lai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Trong bản tin đầu giờ, ký sự chân dung thường được sử dụng trong những ngày lễ kỷ niệm. Ví dụ ký sự chân dung về người khuyết tật nhân ngày khuyết tật, ký sự chân dung về một bác sỹ nhân ngày Thầy thuốc…

Tiểu kết chương 2‌‌

Bản tin đầu giờ - Kênh truyền hình thông tấn - Hiện trạng và giải pháp phát triển - 9


Như vây

trong pham

vi chương 2 này tác giả đã đề cập đến nội dung và

hình thức thể hiện, kết cấu của bản tin đầu giờ. Trong 18.284 bản tin đầu giờ, Truyền hình Thông tấn đã phản ánh tương đối đầy đủ hiện trạng từ khi phát sóng. Khó khăn thách thức lớn nhất đặt ra là tốc độ cập nhật tin bài. Cũng từ hiệu ứng cập nhật nhanh, số lượng thông tin sẽ được cải thiện. Phóng viên thực hiện bản tin đầu giờ phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố: bản lĩnh chính trị, chịu được áp lực công việc cao, am hiểu về công nghệ khi tác nghiệp, tác phong làm việc nhanh nhạy.

Chương 2 cũng đề cập đến tỷ lệ thông tin xuất hiện trong các bản tin đầu giờ, độ phủ quát của bản tin, các thể loại tin bài được sử dụng nhiều trong bản tin đầu giờ. Cơ sở của những tỷ lệ này một phần xuất phát từ nhiệm vụ của Truyền hình Thông tấn nói riêng và TTXVN nói chung. Thông tin nội chính ngoại giao xuất hiện nhiều, độ phủ quát rộng khắp trên cả nước, tin bài mang bản sắc mọi miền Đất nước.

Việc nêu ra những thể loại tin bài đặc trưng của bản tin đầu giờ cũng là để nhấn mạnh vào thế mạnh của Truyền hình Thông tấn. “TTXVN được quyền tuyên bố” là loại hình thông tin độc quyền của Truyền hình Thông tấn, cũng là loại hình duy nhất chỉ xuất hiện ở bản tin đầu giờ. Mặc dù loại hình thông tin này không nhiều, nhưng có sức nặng về mặt thông tin chính luận, đồng thời khẳng định vai trò, vị thế của bản tin đầu giờ - Kênh Truyền hình Thông tấn.

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ THÔNG TIN CỦA BẢN TIN ĐẦU GIỜ - KÊNH TRUYỀN HÌNH THÔNG TẤN

3.1. Đánh giá ưu, nhược điểm của Bản tin thời sự đầu giờ - Truyền hình Thông tấn

3.1.1. Ưu điểm của Bản tin thời sự đầu giờ - Truyền hình Thông tấn


3.1.1.1. Thông tin cập nhật liên tục

Mỗi ngày, Truyền hình Thông tấn có 24 bản tin đầu giờ, với thời lượng 10 phút hoặc 30 phút hoặc 45 phút. Như vậy, 2 bản tin đầu giờ liên tiếp chỉ cách nhau tối đa là 50 phút, tối thiểu là 15 phút. Xác suất khán giả mở vô tuyến gặp bản tin thời sự là rất cao.

Với định hướng thông tin cập nhật liên tục, khán giả theo dòi bản tin đầu giờ sẽ theo dòi được những thông tin nóng hổi nhất, mới mẻ nhất. Đặc biệt, đây là nguồn thông tin chính thống, chuẩn xác, tạo sự tin tưởng cho khán giả.

3.1.1.2. Tạo thói quen cho khán giả theo dòi thời sự qua truyền hình

Trong các loại hình báo chí, báo điện tử luôn có thế mạnh về tốc độ thông tin. Chính thế mạnh này đã tạo cho công chúng thói quen truy cập mạng internet, đọc báo điện tử mỗi khi muốn tìm thông tin mới.

Bản tin thời sự đầu giờ ra đời với định hướng cập nhật thông tin liên tục bằng nhiều hình thức: tin hình, tin lời, tin teletex… để tạo thói quen theo dòi tin tức nóng hổi qua truyền hình. Dựa trên thế mạnh chuyên biệt về hình ảnh so với loại hình báo điện tử, bản tin đầu giờ mong muốn sẽ cung cấp những thông tin mới nhất cho khán giả của mình.

3.1.1.3. Mở ra hướng đi mới cho truyền hình Việt Nam

Trước khi Truyền hình Thông tấn ra đời, VTV1 – ĐTH Việt Nam là kênh chuyên biệt về thời sự - chính luận duy nhất. Tuy nhiên, 1 ngày, VTV1

chỉ phát sóng 18/24h, có 3 bản tin thời sự (chiếm thời lượng 80p/ngày), thời lượng còn lại dành cho các chuyên mục, chuyên đề.

Tháng 6/2010, Truyền hình Thông tấn ra đời, phát sóng 24/24h, với 24 bản tin thời sự mỗi ngày. Dù nội dung chưa thực sự hấp dẫn, nhưng cách thức cập nhật thông tin liên tục đã tạo một dấu ấn cho bản tin thời sự truyền hình trong nước.

Với sự cạnh tranh lành mạnh về thông tin, VTV1 liên tục tăng số lượng bản tin. Từ ngày 2/4/2013, VTV1 tăng thêm 4 bản tin mỗi ngày, nâng số lượng bản tin lên 18. Bản tin của VTV1 không đơn thuần là bản tin thời sự, mà đa dạng về các lĩnh vực như: Bản tin tài chính kinh doanh, bản tin chào buổi sáng…

Sự ra đời của bản tin đầu giờ - Kênh Truyền hình Thông tấn đã định hướng truyền hình trong nước hướng dần tới mô hình làm tin breaking news đang rất thịnh hành trên thế giới.



tấn

3.1.2. Nhược điểm của Bản tin thời sự đầu giờ - Truyền hình Thông


3.1.2.1. Nội dung chưa phong phú

Định vị của kênh Truyền hình Thông tấn là chuyên biệt tin tức, đặc biệt là

tin tức chính luận, mang tính định hướng dư luận xã hội, tham gia thực hiện chức năng, nhiệm vụ của hãng thông tấn nhà nước của nước CHXHCN Việt Nam, theo tinh thần Nghị định 24 CP, ngày 03/3/2008, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của TTXVN.

Chính vì những định vị trên, bản tin đầu giờ của Truyền hình Thông tấn có phần khô cứng, chưa hấp dẫn với người xem. Bên cạnh đó, chất lượng

thông tin khi đưa lên sóng chưa cao, kém sức hấp dẫn. Nội dung thông tin còn

nghèo nàn, kém phong phú, 47% thông tin phát lại, khai thác lại, hạn chế tính thời sự của thông tin.

Thể loại là cơ sở để những người làm báo sáng tạo ra tác phẩm. Truyền hình với đặc trưng là hình ảnh và âm thanh, vì vậy, thế mạnh của truyền hình là các thể loại như tin, phóng sự, bình luận… Nếu như các thể loại tin, bình luận truyền hình, bản tin đầu giờ đã phát huy được vai trò tương đối tốt, thì thể loại phóng sự vẫn còn rất mờ nhạt. Thế mạnh của phóng sự, theo tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng Giám đốc ĐTH VN thì: “Là cái nhìn tươi rói của một mảnh sinh động từ cuộc sống” thì phóng sự ở các bản tin đầu giờ thiếu nhất lại chính là “cái nhìn tươi rói” ấy.

Hơn nữa, xu hướng của truyền hình là hầu khu trú vào những chuyện rất nhỏ. Nói theo cách nói chuyên môn là đề tài rất hẹp. Chính đề tài hẹp đã là yếu tố giúp khán giả dễ xem bởi người xem không bị đưa vào ma trận và không bị cảm giác xem những thứ chung chung to tát, quá xa xôi và nhàm

chán. Chính chuyện nhỏ mới dễ kể trọn vẹn trong vài ba phút và người xem nhận rò nhà đài muốn nói gì với khán giả. Thời lượng “khôn ngoan” một câu chuyện là 3 phút - 3 phút rưỡi hoặc trên một chút, bởi dài hơn người xem không muốn ngồi lại lâu dù chuyện hay thế nào, nhất là trong bối cảnh thông tin dư dả như hiện nay; Tuy nhiên, ở các bản tin đầu giờ, tình trạng phóng sự dài trên 4 phút, thậm chí là 5,6 phút vẫn còn rất phổ biến. Đề tài chưa khu biệt, còn dàn trải khiến người xem khó tiếp nhận thông tin.

Hiện nay, trên phương diện lý luận, vẫn chưa có sự thống nhất về thể loại phóng sự truyền hình. Ngay trong nội bộ ekip sản xuất bản tin đầu giờ, nhiều người quan niệm đơn giản phóng sự chỉ là sự kéo dài của tin và khu biệt với

các thể loại tác phẩm khác bằng thời lượng của sản phẩm. Điều này dẫn tới sự dễ dãi trong cách xử lý đề tài, lựa chọn nhân vật, cách phỏng vấn, viết lời

bình, tiếng động…. Hậu quả tất yếu là hiệu quả thông tin, sức lay động của tác phẩm tới khán giả bị hạn chế.

3.1.2.2. Sắp xếp thông tin phát sóng lại chưa khoa học

Thông tin thời sự là mảng thông tin rất quan trọng của Truyền hình thông tấn và được thực hiện chủ yếu bới hệ thống phóng viên TTXVN thường trú trong và ngoài nước và các nhóm phóng viên lưu động. Mặc dù đội ngũ phóng viên trải rộng khắp Đất nước và 27 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng lượng thông tin vẫn chưa đáp ứng được 24 bản tin đầu giờ mỗi ngày. Theo khảo sát 18.264 bản tin đầu giờ phát sóng trong 2 năm, có 47%

lượng thông tin phát sóng lại.


Phát sóng lại tin bài nào, phát lại bao nhiêu lần phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Lượng thông tin mới có trong ngày. Nếu thông tin mới quá ít thì số lượng tin phát lại, số lần phát lại sẽ nhiều.

- Thông tin quan trọng sẽ phát lại nhiều lần trong ngày.


- Các bản tin đầu giờ tổng hợp (6h, 7h, 11h, 12h, 6h, 7h, 22h) phát lại thông tin tiêu biểu trong các đầu giờ trước đó.

- Tuy nhiên, tin phát lại vào các đầu giờ nào, phát lại liên tiếp trong các đầu giờ liền kề hay phát lại cách xa nhau thì phụ thuộc vào sự ngẫu nhiên.

Ngoài ra, trong 1 bản tin đầu giờ, tin mới hay tin phát lại không có sự phân biệt rạch ròi. Thứ tự thông tin trong 1 bản tin vẫn phụ thuộc vào các yếu tố như mục 2.1.2.

Như vậy, nếu xem 2 bản tin đầu giờ liên tiếp, khán giả rất dễ có cảm giác nhàm chán. Đôi khi thông tin phát lại nằm ngay đầu bản tin gây hiểu lầm là bản tin phát lại, dẫn tới hành vi chuyển kênh của khán giả.

Với số lượng 24 bản tin đầu giờ và thời lượng phát sóng lớn, việc lặp lại thông tin là đương nhiên. Đã có nhiều giải pháp đưa ra, ví dụ như: cùng trên 1 thông tin, có thể triển khai nhiều cấp độ khác nhau, nhiều hình thức khác nhau để phát sóng: tin hình hiện trường, tin MC đọc off, tin chạy chữ, tin tóm tắt lại, tin làm sâu… Tuy nhiên, sau 3 năm phát sóng, tình trạng này chưa được cải thiện nhiều.

Đây là một trong những hạn chế lớn nhất của bản tin đầu giờ.


3.1.2.3. Bản tin đầu giờ chưa lên sóng trực tiếp

Làm thời sự trực tiếp là xu hướng của nhiều nước trên thế giới nhưng ở nước ta, đa số các đài truyền hình vẫn tiếp tục duy trì cách làm bản tin thời sự ghi băng. Làm thời sự trực tiếp để bản tin thời sự luôn nóng là yêu cầu đang đặt ra cho truyền hình toàn quốc.

Các chương trình thời sự của truyền hình Việt Nam từ những năm 70 thế kỷ trước chỉ được làm trực tiếp do điều kiện phương tiện chưa cho phép ghi băng trước.

Đến đầu những năm 80, Đài THVN mới chuyển sang ghi băng các bản tin thời sự để đảm bảo không xảy ra sai sót và an toàn hơn khi phát sóng. Bắt đầu từ năm 1997, THVN trở lại phương thức làm các bản tin trực tiếp nhưng với những yêu cầu và mục đích hoàn toàn khác trước.

Cho đến nay cả 5 bản tin trong ngày và các chuyên mục "Sự kiện và bình luận", "Đối thoại", "Hội nhập kinh tế quốc tế" của Đài THVN đều được thực hiện trực tiếp tại trường quay.

Do đó, để cạnh tranh tốt hơn, bản tin đầu giờ cần phải được thực hiện trực tiếp. Lợi ích trước hết ở tính cập nhật thông tin. Có thể cập nhật nhiều lần ngay trong một bản tin, ví như những tuyên bố của một nhân vật quan trọng, những con số về thiệt hại mới nhất... mà đầu bản tin chưa có thông tin đó. Đối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022