Phóng Sự Chuyên Đề Về Những Vấn Đề Nổi Cộm

thường tập hợp theo công thức 5W và 1H. Công thức này có thể được diễn giải như sau:

When: khi nào


What: cái gì


Where: ở đâu


Who: ai


Why: tại sao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


How: như thế nào.

Bản tin đầu giờ - Kênh truyền hình thông tấn - Hiện trạng và giải pháp phát triển - 8


Tin tức truyền hình là thể loại thuộc nhóm thông tấn truyền hình có chức năng thông báo cập, ngắn gọn và trung thực về sự kiện, sự việc vừa xảy ra mang tính thời sự mới nhất có giá trị thông tin được nhiều khán giả quan tâm. Thể loại tin tức truyền hình được phát sóng trong phần đầu tiên của chương trình thời sự.

Tin tức phải là thông tin mà công chúng quan tâm và có tác động đến mọi người ngay lúc tiếp nhận thông tin. Việc đưa tin thành công phụ thuộc vào khả năng của phóng viên chuyển thông tin sang ngôn ngữ báo chí. Thông tin quan trọng nhất thường được thể hiện bằng các cảnh mở đầu. Các đoạn cảnh tiếp theo kết nối với nhau hấp dẫn người xem trong suốt nội dung tin.

Tin ngắn là thể thông tin phổ biến nhất, là yếu tố cơ bản trong bản tin thời sự đầu giờ. Nếu dưới dạng lời viết hoặc lời nói thì tin ngắn được chuyển tải mà không cần đến hình ảnh, lý do cho việc sử dụng thể loại này là do tính chất khẩn trương đặc biệt, khi mà tin tức ấy là mối quan tâm tuyệt đối của tất cả mọi người, còn khâu ghi hình do nguyên nhân nào đó không thực hiện được (đường truyền lỗi, điều kiện khách quan…). Ví dụ như chúng ta đưa tin

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi thăm hữu nghị nước Nga, hai vị lãnh đạo nước Nga và Việt Nam có một số thoả thuận về kinh tế mang lại lợi ích chung cho hai đất nước, lẽ ra tin này cần được truyền về ngay lập tức nhưng do không thể truyền được hình ảnh lúc đó nên phóng viên gọi điện hoặc gửi lời (nội dung cuộc nói chuyện) ấy về và phát trên truyền hình có lời nhưng hình ảnh có thể chỉ là một bức ảnh hoặc phát thanh viên đọc trực tiếp.

Công việc chuẩn bị và phát sóng chương trình thời sự, bản tin tập trung, quy tụ vào khâu lựa chọn, biên tập và cắt gọn hình ảnh. Những tin trong bản tin này thường không quá một phút rưỡi, trong chương trình có đan xen một hoặc hai tin dài (được xem là phóng sự) về tin chủ chốt, tin “đinh” của chương trình.

Có thể phân chia một cách ước lệ các nội dung thông tin phản ảnh thành hai loại:

Một là, thông tin về một sự kiện chính thức, có tính chất truyền thống về phương diện hình thức như: Kỳ họp Đại hội Đảng, cuộc họp báo của cơ quan nào đó… người quay phim cần có ngay bản sơ đồ dựng gồm một số cảnh quay hội trường, với kích cỡ chung, cảnh quay người phát biểu với cỡ hình lớn, cận cảnh, quay toàn bộ hội trường, những người tham dự, quay cảnh những người nghe đang ghi chép hoặc chú ý lắng nghe, quay những diễn biến chính của cuộc họp, diễn đàn… làm thành tài liệu hình ảnh và công việc tiếp theo là người phóng viên biên tập là dựng, cắt hình và viết lời bình.

Hai là, loại hình thông tin có kịch bản hay còn gọi là loại hình tác giả. Ở đây, thấy rò hơn sự tham gia của nhà báo trong toàn bộ quá trình sáng tạo, sản xuất và ảnh hưởng của nó đến chất lượng thông tin. Tác giả lựa chọn hình ảnh, suy nghĩ trước tính chất của khâu quay phim và khâu dựng hình, phải có giải pháp tạo hình, mà thường là các tình tiết, về thực chất, nó chính là một phóng sự nhỏ (được coi là tin sâu).

Còn các tin trong một chuyên mục được xem là chùm tin, ví dụ như chương trình “Thể thao 60s” ở cuối một số bản tin đầu giờ, có rất nhiều tin ngắn chuyên về thể thao.

Như vậy, các loại tin tức trong bản tin đầu giờ gồm: Tin ngắn với thời lượng ngắn khoảng 15 giây đến 30 giây. Tin dài với thời lượng dài từ 2-3 phút tuỳ theo giá trị nội dung thông tin đối với khán giả quan tâm theo dòi. Tin tổng hợp đặt cuối chương trình thời sự có thời lượng dài và kết hợp với tin lời, tin điện thoại, tin ảnh… Đặc biệt, dựa trên thế mạnh của TTXVN, bản tin đầu giờ có 2 loại tin được coi như là độc quyền, không một kênh truyền hình nào có.

2.4.1.1. Thông tấn xã được quyền tuyên bố

- Thời lượng: tuỳ thuộc nội dung thông tin.


- Thời gian phát: vào bất cứ thời gian nào khi có yêu cầu.


- Nội dung: Công bố quan điểm chính thức của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Điều chỉnh, phản bác những quan điểm sai lệch, thù địch. Công bố thông tin chính thức, chính xác, đúng định hướng về các vấn đề thu hút sự quan tâm của công luận và chưa có kết luận chính thức.

- Thực hiện: Chuyên mục do lãnh đạo Ban Biên tập Kênh trực tiếp thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo TTXVN.

2.4.1.2. Tin đột xuất

- Thời lượng: tuỳ thuộc nội dung thông tin.


- Thời gian phát: vào bất cứ thời gian nào khi có yêu cầu.


- Nội dung: Phản ánh trực tiếp bằng các hình thức thông tin khác nhau sự kiện thông tin đột xuất thu hút mạnh mẽ dư luận, có tầm quan trọng đặc biệt đối với lợi ích quốc gia, hoặc có thể tác động mạnh tới đời sống cộng đồng.

- Thực hiện: Thông tin do phóng viên TTXVN thường trú tại các phân xã TTXVN ở trong và ngoài nước, các nhóm phóng viên lưu động của Ban biên tập Kênh phối hợp với Phòng Thời sự trực tiếp thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Biên tập Kênh.

Với thực trạng nội dung và cách thể hiện tin bài như hiện nay, bản tin đầu giờ đã bước đầu đạt được mục tiêu đề ra. Sau 3 năm lên sóng, bản tin đầu giờ đã giúp Kênh Truyền hình Thông tấn định vị được thương hiệu là kênh thông tin thời sự chính luận trong lòng khán giả.

Tuy nhiên, trong lộ trình phát triển, hướng tới là kênh thời sự breaking news chuyên nghiệp, bản tin đầu giờ vẫn cần có những sự cải tiến, những giải pháp phát triển mang tính dài hơi hơn.

2.4.2. Phóng sự

Phóng sự truyền hình là một thể loại báo truyền hình thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con người, tình huống, hoàn cảnh

điển hình trong quá trình phát sinh , phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn học bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình.[27, tr.172]

Ở bản tin đầu giờ - Kênh Truyền hình Thông tấn, chất liệu của phóng sự được lấy từ những sự kiện khách quan mang tính thời sự trong đời sống xã hội. Phóng sự không chỉ đảm bảo tính xác thực về nội dung thông tin mà còn góp phần đặt ra hướng giải quyết những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Vì thế phóng sự vừa có tính phát hiện vấn đề vừa có đóng góp tích cực tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Những sự kiện được nêu trong phóng sự thường là những sự kiện đang được dư luận quan tâm tìm hiểu.

Nếu chia loại phóng sự theo mục đích thì bản tin đầu giờ - Kênh Truyền hình Thông tấn thường có 3 loại phóng sự sau đây:

2.4.2.1. Phóng sự thời sự về sự kiện nóng bỏng

Dạng phóng sự thời sự có thời lượng ngắn từ 2 – 3 phút xuất hiện rất phổ biến trong bản tin đầu giờ. Nó thường phản ánh sự kiện vừa mới diễn ra theo kêt cấu đơn giản vào thẳng ra thẳng nhằm cung cấp nhanh chóng diễn biến chớp nhoáng của sự kiện. Phóng sự thời sự rất ngắn cũng là dạng tiêu biểu phù hợp với các sự kiện chớp nhoáng.

Phóng sự truyền thẳng là dạng đặc biệt phản ánh sự kiện xảy ra trên hiện trường được khán giả chứng kiến ngay trên hình mang tính thời sự khách quan trung thực đạt đến “lí tưởng”. Khi làm phóng sự truyền thẳng phải chuẩn bị kĩ lưỡng từ kịch bản đến kĩ thuật. Trong phóng sự truyền thẳng ở bản tin đầu giờ, phóng viên là người dẫn chương trình, người xem tự bình luận trực tiếp sự việc, đòi hỏi phóng viên phải am hiểu sâu sắc về sự kiện chuẩn bị chu đáo để giảm thiểu sự cố.

2.4.2.2. Phóng sự chuyên đề về những vấn đề nổi cộm

Phóng sự chuyên đề hay vấn đề hay xuất hiện trên các chuyên mục chuyên mục như Theo dòng sự kiện, Phản hồi… thuộc bản tin đầu giờ thời lượng dài hơn phóng sự thời sự, thường từ 5-7 phút.

Đối tượng phản ánh trên phóng sự chuyên đề là những vấn đề nổi cộm, chủ yếu phóng sự chuyên đề về một thực trạng đang nảy sinh và phát triển cần giải quyết hoặc cần điều tra vụ việc tiêu cực, cần thu thập số liệu thống kê chính xác nhằm giải quyết thắc mắc cho công chúng khán giả.

2.4.2.3. Phóng sự chân dung

Đối tượng phản ánh của loại phóng sự nay là nhân vật nổi bật điển hình như: anh hùng, ca sĩ, nghệ sĩ, bác học, người lao động trung thực.

Khi làm phóng sự chân dung người phóng viên phải tìm hiểu phân tích để nêu bật được những phẩm chất tốt đẹp điển hình cuả nhân vật. Đánh giá chính xác những phẩm chất ấy góp phần tạo hiệu quả giáo dục cho người xem.

Loại phóng sự chân dung thường xuất hiện trong bản tin đầu giờ vào những ngày kỷ niệm: Ví dụ như 19/5 có phóng sự về các chân dung làm theo lời Bác, 30/4 có phóng sự chân dung về những người làm nên chiến thắng của Đất nước…

2.4.3. Phỏng vấn

Phỏng vấn là một thể loại báo chí, trong đó nhà báo là người chủ động đặt câu hỏi và hỏi chuyện trực tiếp một hoặc một vài nhóm người nhằm khai thác thông tin phục vụ cho yêu cầu và mục đích tuyên truyền của các phương tiện truyền thông đại chúng.[27, tr. 149]

Ở bản tin thời sự đầu giờ - Kênh Truyền hình Thông tấn thường sử dụng 3 loại phỏng vấn: phỏng vấn thời sự, phỏng vấn có tính minh họa.

2.4.3.1. Phỏng vấn thời sự

Loại hình phỏng vấn thời sự xuất hiện trong bản tin đầu giờ nhiều nhất, đối tượng được phỏng vấn liên quan đến một vấn đề như “thời sự”, đóng vai trò “tiên quyết” trong đó hoặc là người có thể phân tích sắc bén vấn đề này. Người được chọn để phỏng vấn thường nằm ở trung tâm thời sự hoặc đứng ngoài nhưng có cái nhìn thích đáng và độc đáo về một vấn đề nào đó. Trong phần tựa ở dạng này nhất thiết phải đặt tin hay sự kiện “thời sự” trong bối cảnh diễn ra và phỏng vấn thời sự cũng ngắn và cô đọng hơn phỏng vấn trao đổi, nó không loại trừ những câu hỏi mang tính cá nhân hay những tình huống hài hước, hóm hỉnh.

Ở bản tin đầu giờ, loại phỏng vấn thời sự vừa cung cấp thông tin chuyên sâu cho khán giả, vừa xử lý nhanh thông tin. Ví dụ: Khi có thông tin cải thảo

Trung Quốc có chất độc hại, phóng viên Truyền hình Thông tấn lập tức phỏng vấn Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc kiểm nghiệm tồn dư chất độc hại trong cải thảo, khuyến cáo cho người dân. Ví dụ khác: Khi giá vàng biến động mạnh, người dân đổ xô đi mua bán vàng, phóng viên Truyền hình Thông tấn lập tức phỏng vấn chuyên gia kinh tế về tình hình giá vàng, khuyến cáo cho người dân…

Như vậy, loại hình phỏng vấn thời sự này rất hữu ích trong bối cảnh cần thông tin chuyên sâu, mang tính thời sự cho khán giả.

2.4.3.2. Phỏng vấn có tính minh họa

Loại hình phỏng vấn có tính minh họa giống với phỏng vấn làm rò hơn vấn đề hoặc để giải thích, đính chính của một nhân vật được trích dẫn hay bị chỉ trích trong phóng sự, tin.

Dạng này có sự liên kết và hài hoà với tin tức, bổ trợ cho nó chứ không tồn tại độc lập được.

Loại hình phỏng vấn này xuất hiện rất phổ biến vì buộc phải có trích dẫn lời phỏng vấn trong phóng sự hoặc tin sâu.

Ngoài ra, bản tin đầu giờ còn có một số dạng phỏng vấn nữa theo nhiều cách chia khác nhau. Chúng có thể tồn tại độc lập hoặc đan xen trong các bài phỏng vấn, các bài phóng sự như: phỏng vấn vỉa hè, mảnh ghép, phát biểu thô, phỏng vấn cực nhanh, phỏng vấn bật hoặc là tập câu hỏi, phỏng vấn ảo.

2.4.4. Ký sự

Phim ký sự truyền hình là thể loại báo chí truyền hình thuộc nhóm chính luận nghệ thuật. Trong đó, các nhân vật, sự kiện, sự vật có thật, được khắc hoạ và khái quát thanh hình tượng thông qua các phương pháp chính luận nghệ thuật nhằm mục đích không những thông tin mà còn tạo ra cảm xúc thẩm mỹ sâu sắc đối với khán giả.[27, tr.219]

Có nhiều dạng ký sự như: Ký sự mang tính phóng sự, ký sự vấn đề, ký sự chân dung, ký sự montage, ký sự mang tính du lịch... Tuy nhiên, ở bản tin đầu giờ, chỉ có 2 loại ký sự xuất hiện.

2.4.4.1. Ký sự mang tính phóng sự

Dựa trên cơ sở một hoặc những sự kiện xảy ra, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, các chất liệu để hình thành ký sự bao gồm cả chất liệu của phóng sự. Tuy nhiên, trong ký sự tác giả phải vượt lên trên các sự kiện không dừng lại ở việc kể lại sự kiện mà còn đưa ra nhận xét, đánh giá, bình luận về sự kiện, sự việc đó. Ví dụ: Ký sự “Người lính xe tăng 390 ngày ấy” kể lại sự kiện mang tính lịch sử và có ý nghĩa lịch sử về bốn người lính lái xe tăng tiến vào Dinh Độc lập năm 1975. Những thước phim mang nhiều chất phóng sự, những hình ảnh về chiến tranh, cảnh vui mừng chiến thắng, những cảnh sinh hoạt trong cuộc sống đời thường của người lính năm xưa.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, những thước phim còn khắc sâu trong lòng khán giả hình tượng những người lính Cụ Hồ. Nếu năm xưa họ là lính lái xe tăng dũng cảm tiến vào Dinh Độc lập, đập tan thành lũy cuối cùng của chế độ Mỹ – Ngụy đem lại độc lập tự do cho dân tộc thì ngày nay trong cuộc sống đời thường họ vẫn làm việc như bất cứ người dân nào. Điều đó đâu chỉ có vậy, đó là niềm tin vào cuộc sống, cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta biết lao động, cống hiến và hy sinh. Trong hoàn cảnh nào họ vẫn tràn đầy niềm tin vào cuộc sống. Đó là ý nghĩa sâu xa của ký sự “Người lính xe tăng 390 ngày ấy”.

Trong ký sự phóng sự ở bản tin đầu giờ, tác phẩm không chỉ dừng lại ở các chi tiết và cũng không phản ánh toàn bộ, nhưng ngược lại đi sâu vào một số chi tiết quan trọng mang tính điển hình giúp người xem suy nghĩ, phán đoán sâu về sự kiện, sự việc xảy ra (tức nó mang sắc thái của sự kiện, sự việc ấy).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022