Tổ Chức Các Lơp Đào Tạo Chuyên Sâu Về Nghiệp Vụ Truyền Hình

biểu bị lạm dụng khi dàn dựng sẽ dẫn đến tình trạng thông tin bị vụn vặt, tiết tấu chung của bài chậm, không hấp dẫn, thiếu sức thuyết phục. Phóng viên, biên tập viên cần phải hiểu rò được các đại lượng trong bảng biểu, nhiều khi phải đơn giản hóa các mối tương quan phức tạp để người xem dễ hiểu hơn.

Sử dụng kỹ xảo khi dàn dựng cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Phóng viên, biên tập viên cần hiểu được tính năng, tác dụng của từng loại kỹ xảo, chuyển cảnh… nhằm sử dụng một cách khoa học và có hiệu quả nhất. Tránh lạm dụng kỹ xảo vì điều đó có thể khiến cho khán giả có cảm giác thiếu chân thực.

Viết lời bình và lồng tiếng


Đây là những khâu cuối cùng trong các công đoạn sản xuất chương trình truyền hình. Viết lời bình cho một chương trình truyền hình luôn gây ra khó khăn cho nhiều phóng viên và biên tập viên của kênh truyền hình TTXVN. Điều này biểu hiện ở những lỗi về ngôn ngữ tiếng Việt và phong cách ngôn ngữ báo hình.

Để khắc phục vấn đề này, phóng viên phải luôn có ý thức một cách sâu sắc rằng, báo hình lấy hình ảnh làm phương tiện truyền tải thông tin chủ đạo, còn lời bình chỉ là phần thông tin thêm để bổ nghĩa cho hình ảnh. Lời bình theo các hình, không có nghĩa là đi vào mô tả hình ảnh mà phải đưa ra các thông tin mà chỉ hình ảnh thôi thì không thể truyền tài hết được. Nếu đã sử dụng hình ảnh như một phương tiện truyền tải thông tin chính, thì việc hình đến đâu, lời đến đấy sẽ có thể dẫn đến trường hợp khán giả bị quá tải thông tin, làm mất đi sự hấp dẫn và lôi cuốn của chương trình.

Giải pháp cho vấn đề này chính là việc tiết kiệm lời bình. Chỉ bình khi thực sự cần thiết, khi hình ảnh không truyền tải hết được thông tin cần đến với

khán giả. Cần đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ. Câu trong báo hình không nên dài quá 18 chữ, để giúp độc giả tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả hơn.

3.3.1.2. Cung cấp đầy đủ phương tiện tác nghiệp

Hiện nay, việc thiếu phương tiện như máy móc, xe cộ đang có ảnh hướng rất lớn đến chất lượng chương trình truyền hình của kênh truyền hình TTXVN. Thiếu máy quay, thiếu bàn dựng, giờ dựng, thiếu phương tiện để làm kỹ xảo… là những nguyên nhân dẫn đến thói quen làm việc không chuyên nghiệp của các phóng viên, biên tập viên. Với quỹ thời gian éo hẹp, khó có thể thực hiện đầy đủ các công đoạn trong quy trình sản xuất một chương trình truyền hình. Do đó chất lượng chương trình chưa được nâng cao là điều hiển nhiên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Máy móc và phương tiện thiếu thốn như vậy, nhưng vẫn có trường hợp chương trình này không thể sử dụng máy móc đã được phân cho chương trình khác, mặc dù phóng viên thực hiện chương trình ấy đã đăng ký bỏ máy. Nguyên nhân do cách thức phân bổ máy cứng nhắc theo lịch công tác. Ngoài ra, một số phóng viên tranh thủ thực hiện trước chương trình. Việc phân bổ máy móc thiết bị cho các phóng viên này khiến cho một số chương trình cần gấp hơn không có máy để sử dụng. Cách làm thiếu khoa học như vậy đang là một trở lực đối với việc đầu tư công sức nâng cao chất lượng chương trình. Điều cốt lòi là cần phải xây dựng được lịch phân bổ máy móc thiết bị linh hoạt hơn, để tận dụng được thời gian máy chết.

Việc đầu tư thêm trang thiết bị là một vấn đề cấp thiết đối với kênh truyền hình TTXVN. Để tạo điều kiện cho các phóng viên có đủ máy móc thiết bị để tập trung sản xuất một chương trình mà không phải vội vàng tận dụng số thời gian sử dụng máy móc quá ít ỏi, giải pháp lâu dài vẫn phải là đầu tư. Hướng đầu tư hiện nay nên tập trung vào công nghệ kỹ thuật số. Điều này sẽ có hai điểm lợi. Thứ nhất, công nghệ kỹ thuật số là công nghệ mũi nhọn của thời đại,

là bước phát triển tất yếu của kỹ thuật truyền hình. Thứ hai, nếu các phương tiện đồng bộ theo công nghệ kỹ thuật số, việc dàn dựng bằng máy tính, thậm chí máy tính cá nhân sẽ trở nên gần gũi với mỗi phóng viên, từ đó có thể tận dụng được những máy tính cá nhân tại nhà mỗi phóng viên, giúp phóng viên có nhiều thời gian để tập trung hơn với công việc.

3.3.2. Đối với công tác đào tạo con người


3.3.2.1. Tổ chức các lơp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ truyền hình

Đào tạo nghiệp vụ truyền hình luôn là một vấn đề cần được quan tâm ở nước ta hiện nay. Trong các trường đại học, việc đào tạo nghiệp vụ truyền hình còn nhiều hạn chế, vì không có phương tiện và thiết bị truyền hình. Việc đầu tư cho các phương tiện này là rất tốn kém. Do đó, chất lượng đào tạo về nghiệp vụ truyền hình ở các trường không cao, chỉ nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Trong khi đó, nghiệp vụ truyền hình là một lĩnh vực kiến thức khá trừu tượng và khó nắm bắt, xuất phát từ yêu cầu tư duy bằng ngôn ngữ hình ảnh, cho nên việc đào tạo nặng về lý thuyết không giúp được nhiều cho các phóng viên mới bước vào sản xuất chương trình truyền hình.

Vì lý do đó, khi nhận các phóng viên mới ra trường, các cơ quan truyền hình nói chung và kênh truyền hình TTXVN nói riêng đều cần phải tổ chức đào tạo lại. Tuy nhiên, việc đào tạo lại cho các phóng viên mới tham gia sản xuất chương trình truyền hình lại không được thực hiện một cách bài bản. Có nhiều người đạt được kết quả khá cao ở các trường đại học chuyên ngành báo chí, nhưng khi tham gia công tác ở truyền hình nhiều năm mà vẫn chưa thể sản xuất được một chương trình truyền hình có chất lượng tốt.

Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc nâng cấp thiết bị cho đào tạo, đầu tư mới máy móc ở các trường nhằm phục vụ hiệu quả hơn công tác đào tạo

phóng viên báo hình, thì ngay ở các đài truyền hình trung ương và địa phương cũng cần phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu.

Gần đây, mô hình đào tạo hợp tác với các tổ chức quốc tế đã tổ chức được nhiều khóa đào tạo về nghiệp vụ truyền hình. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ trong đội ngũ phóng viên ở các đài truyền hình. Nhưng do các khóa học này lại chỉ tổ chức trong thời gian ngắn nên chất lượng của các chương trình truyền hình nói chung vẫn chưa có những thay đổi đáng kể. Trong thời gian tới, cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp đào tạo chuyên sâu. Các lớp học cần được tổ chức theo trình độ từ thấp đến cao, và cần tạo cơ hội cho tất cả các phóng viên tham dự khóa học này.

3.3.2.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm của phóng viên đối với chất lượng chương trình

Có một điều đáng chê trách là ngay cả với một số phóng viên có kinh nghiệm và được tham dự các lớp đào tạo bài bản, nhưng chương trình do họ thực hiện vẫn chưa có chất lượng cao. Tình trạng này có rất nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do phóng viên chưa thực sự có tinh thần trách nhiệm cao đối với chất lượng chương trình. Hiện tượng lạm dụng hình ảnh cũ để xây dựng phóng sự mới ngày càng trở nên phổ biến, làm cho chất lượng chung của chương trình giảm sút đáng kể. Nhiều phóng viên viết lời bình tối nghĩa, bài viết chung chung, thậm chí có nhiều lỗi về ngôn ngữ, không phải do trình độ không có, mà thực chất bắt nguồn từ sự cẩu thả, thiếu ý thức trách nhiệm đối với chất lượng chương trình.

Do vậy, việc nâng cao chất lượng chương trình bằng cách nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của phóng viên là hết sức cần thiết. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của phóng viên, cơ chế tổ chức của kênh truyền hình TTXVN cần có sự đổi mới. Các cuộc họp giao ban cần đề cập sâu hơn đến

chất lượng chương trình, phê phán những chương trình chất lượng kém, đề cao những chương trình có nội dung và hình thức thể hiện sáng tạo, phong phú. Đặc biệt, trong các cuộc giao ban này, người lãnh đạo phải tổng kết và đưa ra được các ý kiến cải tiến chương trình, hướng dẫn để các phóng viên trẻ học tập. Điều này vừa giúp các phóng viên trẻ có cơ hội tiếp cận nhanh hơn với nghiệp vụ truyền hình, lại vừa kích thích các phóng viên lâu năm, có trình độ tự nâng cao chất lượng để không thua kém lớp trẻ.

3.3.3. Đối với đầu tư thiết bị công nghệ

Để thực hiện tin cho bản tin đầu giờ một cách nhanh chóng nhất, phóng viên cần được trang bị những thiết bị chuyên dụng, tối ưu.

Mỗi nhóm làm tin di động cần thiết được cung cấp một máy tính xách tay với phần mềm dựng biên tập tin thực hiện biên tập tin, bài ngay tại hiện trường thông qua giao tiếp Video I-Link IEEE 1349, nhằm đảm bảo tính gọn nhẹ và tác nghiệp di động. Mỗi máy tính xách tay này được cấu hình với chức năng mã hóa Video nén xuống Codec với dải thông thấp để đảm bảo truyền dẫn Realtime thông qua truyền dẫn File tin, bài về Trung tâm SXCT. Các nhóm phóng viên lưu động có thể thực hiện truyền dẫn tin bài, ảnh trực tiếp thông qua mạng Internet tại hiện trường hoặc thông qua kết nối vệ tinh.

Toàn bộ hệ thống SXCT được kết nối mạng chia sẻ chung dữ liệu tin bài lưu trữ trên bộ lưu trữ trung tâm. Sơ đồ hệ thống này như sau:


Thiết bị lưu trữ để lưu hình ảnh âm thanh tin tức từ các nguồn khác nhau 1

Thiết bị lưu trữ để lưu hình ảnh, âm thanh (tin tức) từ các nguồn khác nhau, từ các phân xã gửi về hàng ngày. Trung tâm lưu trữ lấy tin nguồn trực tiếp từ hệ thống Video Server của hệ thống truyền dẫn. Có phần mềm quản lý để phân tách các nguồn tin theo các chương trình của ban biên tập. Hệ thống lưu trữ cho phép truy cập online từ các bộ dựng phi tuyến tính tại trung tâm, có khả năng lưu trữ tối thiểu 100h video cấp chất lượng nén MPEG 2, 15 Mb. Có khả năng dự phòng nóng tốt (ổ cứng back up dữ liệu cũng như nguồn điện song song) để đảm bảo tính liên tục của hệ thống.

Có được sự kết nối thông suốt như trên, tính cập nhật của bản tin đầu giờ sẽ đáp ứng được tiêu chí đặt ra.

Tiểu kết chương 3

Trong toàn bô ̣chương 3 người viết đã nêu lên m ột số ưu điểm, hạn chế, thách thức của bản tin đầu giờ đặt ra trong tình hình hiện nay. Đồng thời, chương 3 cũng nêu ra những nguyên nhân tạo nên ưu nhược điểm đó. Có thể thấy, để bản tin đầu giờ phát triển và có những bước tiến vượt bậc, cần làm phong phú nội dung tin bài, chuyên nghiệp hóa đội ngũ phóng viên, sắp xếp

tin phát lại một cách hợp lý hơn, tránh nhàm chán cho người xem. Đặc biệt, để bắt kịp với xu thế truyền hình, cần thực hiện trực tiếp các bản tin đầu giờ. Việc thực hiện trực tiếp giúp cho cập nhật tin bài được nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn.

Và cuối cùng là môt

số giải pháp để nâng cao hiêu

quả thông tin của bản

tin đầu giờ: Nâng cao trì nh đô ̣nhân

thứ c , nghiêp

vu ̣báo chí và công nghệ

thông tin cho đôi

ngũ phóng viên, biên tập viên, đặc biệt việc đào tạo phóng

viên có nghiệp vụ truyền hình chuyên sâu là điều hết sức cần thiết; nâng cao ý thức trách nhiệm của phóng viên đối với tin bài của mình; đặc biệt là đầu tư công nghệ để phục vụ cho tác nghiệp của phóng viên tại hiện trường.


KẾT LUẬN

Truyền hình Thông tấn là kênh thông tin phổ biến mới, mang tính chính thống, tạo điều kiện mở rộng hơn nữa quyền được thông tin của người dân, phát huy dân chủ trong đời sống xã hội nước ta, góp phần cũng với toàn bộ ngành TTXVN thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó trong công tác thông tin tuyên truyền đối nội và đối ngoại, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

Truyền hình Thông tấn là phương tiện quảng bá mạnh mẽ vai trò của TTXVN với tư cách là một hãng Thông tấn quốc gia, bởi toàn bộ thông tin của TTXVN (trừ những tin không phổ biến), bằng hình thức này hay hình thức khác, sẽ được công bố rộng rãi tới công chúng, đảm bảo chính xác về nội dung, đúng định hướng về chính trị, phù hợp với lợi ích quốc gia, nhanh nhạy, trúng những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, vừa phản ánh mọi vấn đề một cách rộng khắp, đa chiều, sâu sắc và hấp dẫn trong cách trình bày.

Với hệ thống bản tin đầu giờ, Truyền hình Thông tấn tạo ra bước đột phá quan trọng không chỉ trong hệ thống sản phẩm thông tin của TTXVN, mà sẽ tác động tích cực tới việc thay đổi phương thức tác nghiệp thông tin của phóng viên TTXVN nói chung và của hệ thống phân xã TTXVN trong và ngoài nước nói riêng.

Truyền hình Thông tấn đã tạo ra một hình ảnh TTXVN mới, năng động và hiện diện trên tất cả các lĩnh vực và hình thức thông tin, góp phần mạnh mẽ vào việc củng cố, nâng cao vị thế TTXVN trong thị trường thông tin trong nước cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tiến tới là của cả khu vực.

Việc xây dựng một Kênh Truyền hình Thông tấn với những đặc điểm nêu trên nhằm đáp ứng nhu cầu có thực của xã hội vừa là trách nhiệm vừa

hoàn toàn phù hợp với năng lực thực tiễn của TTXVN, đồng thời lại không trùng lặp với các kênh truyền hình đang có ở Việt Nam.

Bản tin đầu giờ nhận nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống thông tin của Truyền hình Thông tấn, đó là cập nhật và thông tin liên tục, chính xác, đúng định hướng thông tin về các sự kiện thời sự nỏi bật trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế xã hội, giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ, văn hóa, nghệ thuật, thể thao vv…

Phản ánh tức thời, trực tiếp bằng các hình thức thông tin khác nhau (truyền hình, âm thanh, ảnh, văn bản, đồ hoạ v v…) từ nơi diễn ra sự kiện thông tin bất thường thu hút mạnh mẽ dư luận, có tầm quan trọng đặc biệt đối với lợi ích quốc gia, hoặc có thể tác động mạnh tới đời sống cộng đồng. Mở rộng thông tin tư liệu liên quan đến sự kiện thông tin đang phản ánh để công chúng hiểu rò, hiểu đúng và có đầy đủ thông tin về sự kiện cũng như những tác động của nó đối với xã hội, đối với cộng đồng.

Đây là mảng thông tin rất quan trọng của Truyền hình thông tấn và được thực hiện chủ yếu bới hệ thống phóng viên TTXVN thường trú trong và ngoài nước và các nhóm phóng viên lưu động. Tin bất thường được phát ngay nên khi có sự kiện đột xuất diễn ra, có thể một số chương trình thông thường phải tạm dừng phát để nhường sóng.

“Bản tin đầu giờ - Kênh Truyền hình Thông tấn: Thực trạng và giải pháp phát triển” là một đề tài mới. Riêng khái niệm bản tin đầu giờ là một khái niệm hoàn toàn mới, chưa xuất hiện ở Việt Nam. Chưa có một công trình nghiên cứu nào ở cấp tương đương về vấn đề bản tin đầu giờ, cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu về bản tin thời sự truyền hình ở Việt Nam. Chọn một đề tài mới, ít tài liệu tham khảo khiến người viết gặp không ít khó khăn, nhưng bởi nhận thấy đây là vấn đề nóng, đang nhận được sự quan tâm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022