Bài giảng Thuế - 2

- Sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Xí nghiệp quốc doanh thì thực hiện chế độ thu quốc doanh, thu trích nộp lợi nhuận cùng các hình thức thu khác, trong khi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác lại chịu sự tác động của thuế.

- Thu quốc doanh đã bộc lộ nhiều nhược điểm căn bản. Về thực chất, đây là một loại thuế đa thuế suất, lên tới hàng trăm thuế suất; điều này đặc biệt gây khó khăn cho việc quản lý và thu.

Giai đoạn từ năm 1990

Từ giữa những năm 80, cùng với công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế, hệ thống thuế Việt Nam đã được nghiên cứu và đến năm 1990 một hệ thống thuế mới được hình thành bao gồm hệ thống chính sách thuế và hệ thống quản lý thuế. Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự hình thành một hệ thống thuế hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay, bao gồm 9 sắc thuế: thuế nông nghiệp; thuế doanh thu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế lợi tức; thuế xuất, nhập khẩu (thuế mậu dịch và phi mậu dịch); thuế tài nguyên; thuế thu nhập; thuế nhà đất; thuế vốn (khoản thu do việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước). Ngoài ra còn một số phí, lệ phí. Tuy có nhiều loại thuế nhưng mỗi doanh nghiệp chỉ áp dụng phổ biến từ 2 đến 3 loại thuế.

Đến nay, trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung trong khuôn khổ cuộc cải cách thuế, hệ thống pháp luật về chính sách thuế bao gồm:

- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Luật thuế thu nhập cá nhân

- Luật thuế giá trị gia tăng

- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

- Pháp lệnh thuế tài nguyên

Bài giảng Thuế - 2

- Pháp lệnh thuế nhà đất

- Các quy định về phí, lệ phí

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế

1.1.2.1. Khái niệm

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân hoặc pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.

1.1.2.2. Đặc điểm

Thuế có 3 đặc điểm:

- Tính bắt buộc: Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia, khi những khoản chuyển giao khác là tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc, Chính phủ phải sử dụng hệ thống pháp luật để ban hành các sắc thuế, vì vậy thuế

thường được ban hành dưới dạng văn bản luật hay pháp luật. Tính chất cưỡng bức bắt buộc của việc chuyển giao thu nhập bắt nguồn từ những lý do sau:

+ Hình thức chuyển giao thu nhập dưới dạng thuế không gắn với lợi ích cụ thể của người nộp thuế.

+ Trong xã hội văn minh nhu cầu của các thành viên trong cộng đồng về hàng hoá công cộng ngày càng tăng mà phần lớn hàng hoá này lại do Nhà nước cung cấp.

- Tính không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trực tiếp: Tính không hoàn trả trực tiếp ở chỗ thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các dịch vụ công cộng của Nhà nước.

- Tính pháp lý cao: Đặc điểm này thể hiện thuế là 1 công cụ tài chính có tính chất pháp lý cao được quyết định ở quyền lực chính trị của Nhà nước là một tổ chức chính trị đại diện cho quyền lợi của một giai cấp thống trị thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để cai trị xã hội. Vì vậy để bắt buộc các công dân tự nguyện nộp thuế Nhà nước phải sử dụng đến quyền lực của mình, quyền lực ấy được thể hiện bằng luật pháp, các thể nhân và pháp nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế đã được pháp luật quy định.

1.1.3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế

- Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước

Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước thể hiện ở phạm vi thu thuế rất rộng, đối tượng nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế và phát sinh nguồn thu nhập phải nộp thuế. Nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Đồng thời hệ thống thuế được quy định dưới hình thức pháp luật.

- Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô phù hợp với sự phát triển kinh tế của từng thời kỳ.

Nhà nước có khả năng sử dụng chính sách thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Điều đó xuất phát từ chức năng điều chỉnh của thuế. Vì lợi ích xã hội, Nhà nước có thể tăng thuế hoặc giảm thuế đối với thu nhập của các tầng lớp dân cư và với doanh nghiệp, để kích thích hoặc hạn chế sự phát triển các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau của nền kinh tế: Khi kinh tế rơi vào khủng hoảng hoặc suy thoái Nhà nước có thể hạ thấp mức thuế để kích thích tiêu dùng, tăng đầu tư mở rộng sản xuất, ngược lại khi kinh tế phát triển quá mức Nhà nước tăng thuế thu hẹp đầu tư. Ngoài ra thuế được sử dụng như một công cụ có hiệu quả để góp phần thực hiện chính sách đối ngoại và bảo hộ sản xuất trong nước thúc đẩy sự hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới thông qua thuế xuất nhập khẩu.

- Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối

Thuế đã tham gia trực tiếp vào phân phối thu nhập xã hội từ kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Khi các tổ chức, cá nhân có điều kiện kinh doanh và có thu nhập giống nhau đều phải nộp thuế như nhau (bình đẳng theo chiều ngang), người có thu nhập quá thấp không đủ đảm bảo đời sống thì không phải nộp thuế (bình đẳng theo chiều dọc). Thuế còn thực hiện vai trò phân phối lại thu nhập xã hội thông qua việc Nhà nước sử dụng tiền thuế đã nộp vào Ngân sách để chi tiêu cho các hoạt động chức năng, sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ công cộng, để trợ cấp nhằm phục vụ lợi ích của toàn xã hội.

- Thuế là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thông qua khai báo thuế cuả các doanh nghiệp, cơ quan thuế có thể kiểm tra, kiểm soát và nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phát hiện ra những vấn đề gian lận của các doanh nghiệp góp phần chấn chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2. Các yếu tố cấu thành nên sắc thuế

1.2.1. Tên gọi

Mỗi sắc thuế đều có tên gọi nhằm phân biệt giữa các hình thức thuế khác nhau nhằm phản ánh nội dung chính của hình thức thuế đó. Vì vậy các nhà làm luật thường chọ tên ngắn, gọn, dễ hiểu. Đặt tên cho thuế ngoài mục đích quản lý còn nhằm bảo vệ dân chúng không nộp thuế trùng lắp.

Cách đặt tên thuế được sử dụng phổ biến là:

- Đặt tên theo đối tượng đánh thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, …

- Đặt tên theo nội dung như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, …

1.2.2. Đối tượng nộp thuế

- Trong 1 luật thuế thường quy định rò ai phải nộp thuế và người đó được gọi là

đối tượng nộp thuế.

- Đối tượng nộp thuế có thể là thể nhân hoặc pháp nhân có trách nhiệm phải nộp thuế cho nhà nước, gọi chung là người nộp thuế. Người nộp thuế không nhất thiết là người chịu gánh nặng thuế.

1.2.3. Đối tượng tính thuế

Đối tượng tính thuế là những căn cứ để xác định số tiền thuế phải nộp, đối tượng tính thuế chỉ rò thuế đánh vào cái gì: hàng hoá, dịch vụ hay tài sản, mỗi luật thuế có một đối tượng tính thuế riêng.

1.2.4. Thuế suất

- Trong 1 luật thuế, thuế suất là linh hồn của một sắc thuế, là căn cứ quan trọng của thuế, thể hiện nhu cầu cần tập trung nguồn tài chính và biểu hiện chính sách điều

tiết kinh tế xã hội của Nhà nước đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế.

- Mức thuế thể hiện dưới hai hình thức:

+ Mức thuế tuyệt đối: hay còn gọi là định suất thuế là mức thuế được tính bằng số tuyệt đối theo một đơn vị vật lý của đối tượng chịu thuế.

+ Mức thuế tương đối: Hay còn gọi là thuế suất là mức thuế được tính bằng tỷ lệ

% trên một đơn vị giá trị đối tượng chịu thuế.

- Tuỳ theo từng sắc thuế mà người ta áp dụng các phương pháp tính thuế khác nhau cho tương ứng, thông thường có 4 loại nộp thuế sau đây:

+ Mức nộp thuế thống nhất: Là mức nộp thuế cố định như nhau cho tất cả các đối tượng chịu thuế.

+ Mức nộp thuế ổn định: Là mức nộp thuế được quy định theo 1 tỷ lệ quy định như nhau trên cơ sở tính thuế.

+ Mức thuế luỹ tiến: Là mức thuế phải nộp tăng dần theo mức độ tăng của cơ sở tính thuế. Thông thường có 3 loại biểu thuế suất luỹ tiến: Giản đơn, từng phần, toàn phần.

+ Mức thuế luỹ thoái là mức thuế phải nộp giảm dần theo mức độ tăng của sơ sở tính thuế.

1.2.5. Quy trình cơ bản về khai báo và thủ tục nộp thuế

- Về khai thuế

+ Theo mẫu quy định

+ Theo định kỳ quy định (bao lâu 1 lần)

+ Thời hạn phải nộp tờ khai thuế (chậm nhất là ngày nào)

- Về nộp thuế

+ Nộp ở đâu (nơi mà cơ quan thuế chỉ định)

+ Nộp bằng gì

+ Thời gian nộp thuế

+ Xử lý vi phạm

- Về chế độ miễn giảm thuế:

+ Có thể miễn giảm thuế trong thời gian đầu mới thành lập.

+ Theo vùng, miền khó khăn.

+ Theo ngành nghề ưu đãi…

Ngoài những yếu tố cấu thành cơ bản nói trên, tùy từng sắc thuế cụ thể mà các sắc thuế còn có thể có những yếu tố cấu thành cần thiết khác như: giá tính thuế, chế độ ưu đãi, thời gian nộp thuế …

1.3. Phân loại thuế

Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định.

Phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng trong quản lý thu thuế từ khâu xây dựng chính sách đến triển khai thực hiện. Phân loại thuế nhằm làm rò những điểm đặc thù của từng loại thuế và ảnh hưởng của chúng trong hệ thống thuế nói chung để vận dụng đúng đắn trong quá trình hoạch định chính sách thuế.

Phân loại thuế có thể được thực hiện dựa trên những tiêu thức sau đây:

1.3.1. Phân loại theo đối tượng chịu thuế

Nếu căn cứ vào đối tượng chịu thuế, có thể chia sắc thuế thành 3 loại:

- Thuế thu nhập: bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập được nhận. Thu nhập được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công; thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức, cổ phần… Do vậy, thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập doanh nghiệp…

- Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là các giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng hiện tại. Trong thực tế loại thuế tiêu dùng được thể hiện dưới dạng thuế như doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…

- Thuế tài sản là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản. Tài sản có nhiều hình thức biểu hiện: tài sản tài chính gồm có tiền mặt, tiền gửi, chứng khoán, thương phiếu…; tài sản cố định gồm nhà cửa, đất đai, máy móc, nhà máy, xe cộ…, tài sản vô hình như nhãn hiệu, kỹ thuật và lợi thế thương mại. Nói chung thuế tài sản thường đánh trên tài sản cố định gọi là thuế bất động sản, đánh trên tài sản khác gọi là thuế động sản.

1.3.2. Phân loại theo phương thức đánh thuế

Các hình thức thuế, suy cho cùng đều đánh vào thu nhập của người nộp thuế. Tuy nhiên tùy thuộc vào phương thức đánh thuế - đánh một cách trực tiếp hay gián tiếp và thu nhập mà người ta chia hệ thống thuế thành 2 loại:

Thuế trực thu là loại thuế đánh vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Vì người nộp thuế trực thu là người trả thuế cuối cùng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh nên khả năng và cơ hội chuyển dịch gánh nặng thuế của người nộp thuế cho người khác trở nên khó khăn hơn.

Thuế trực thu thường bao gồm các sắc thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhập nhận được. Chúng có thể gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất…

Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua hàng hóa, dịch vụ. Người sản xuất

hàng hóa và cung ứng dịch vụ cộng thêm phần thuế và trong giá bán hàng hóa và dịch vụ của mình. Khi hàng hóa và dịch vụ được bán, người sản xuất thay người tiêu dùng nộp khoản thuế gián thu cho Nhà nước.

Thuế gián thu mang tính chất lũy thoái vì mức thuế không phụ thuộc vào thu nhập có khả năng nhận được của người nộp thuế. Thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và nhập khẩu.

1.3.3. Phân loại theo phạm vi thẩm quyền ban hành thuế

Theo phạm vi và thẩm quyền trng việc ban hành chính sách, chế độ thuế, hệ thống thuế có được chia thành thuế Trung ương và thuế địa phương. Thuế Trung ương là các hình thức thuế do các cơ quan đại diện chính quyền Nhà nước ở Trung ương ban hành. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuế Trung ương đều nộp hết vào ngân sách Trung ương mà một phần của thuế Trung ương có thể trích vào ngân sách địa phương.



CÂU HỎI TỰ LUẬN

NỘI DUNG ÔN TẬP


1. Nêu khái niệm về thuế, vai trò của thuế trong nền kinh tế, các yếu tố cấu thành nên sắc thuế.

2. So sánh thuế trực thu và thuế gián thu. Có trường hợp nào một săc thuế vừa là thuế trực thu, vừa là thuế gián thu không ? Tại sao?

3. Phân biệt các khái niệm: đối tượng nộp thuế, người nộp thuế, đối tượng chịu thuế và người chịu thuế.

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Anh (chị) hãy chọn đúng hoặc sai và giải thích

1. Trong thuế trực thu, đối tượng nộp thuế luôn là người chịu thuế.

2. Người nộp thuế là chủ thể có nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế theo quy

định của pháp luật.

3. Đối tượng chịu thuế là tổ chức, cá nhân trực tiếp trả tiền thuế cho NN.

4. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế là chủ thể không phải thực hiện nghĩa vụ thuế cho NN.

5. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế đều trở thành đối tượng nộp thuế.

6. Các trường hợp giảm thuế theo chế độ miễn giảm thuế, giảm thuế suất đều nhằm giảm thuế cho người chịu thuế.

7. Một tổ chức, cá nhân chỉ có thể là đối tượng nộp thuế của một sắc thuế.

8. Một tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế từ hai sắc thuế trở lên được coi là

đánh thuế hai lần.

9. Trong thuế trực thu, đối tượng chịu thuế và người chịu thuế là giống nhau.

10. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách NN.

11. Biện pháp tốt nhất để tăng nguồn thu là tăng thuế suất.

12. Trường hợp hưởng thuế suất 0%, đối tượng nộp thuế không có nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế.

13. Trong thuế gián thu, đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ.

CHƯƠNG 2. THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU


2.1. Khái niệm, mục đích ban hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu

2.2.1. Khái niệm

Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển dẫn đến các quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia diễn ra ngày càng tăng. Mỗi một quốc gia độc lập có chủ quyền đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới nước mình. Thuế này được gọi chung là thuế quan.

Thuế quan ở Việt Nam có tên gọi là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào các mặt hàng

được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

2.2.2. Mục đích

- Là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước.

- Là hàng rào thuế quan nhằm bảo hộ hàng trong nước, hạn chế xuất khẩu những mặt hàng quý hiếm, thiết yếu.

- Khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa trong nước.

- Việc đánh thuế hàng nhập khẩu nhằm tạo mặt bằng chung về giá.

2.2. Vai trò của thuế nhập khẩu trong quá trình Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, thuế nhập khẩu là một công cụ huy động nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Cũng như các loại thuế khác, thuế nhập khẩu là nguồn thu quan trọng cho Ngân sách nhà nước. Tùy thuộc vào thời kỳ, giai đoạn lịch sử, sự phát triển kinh tế đối ngoại và quan điểm sư dụng mà thuế nhập khẩu có vai trò khác nhau ở những quốc gia khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu Ngân sách nhà nước. Ở những nước đang phát triển thuế nhập khẩu được coi là công cụ động viên nguồn thu rất quan trọng của Ngân sách nhà nước.

Thứ hai, thuế nhập khẩu là công cụ của chính sách thương mại, là một trong những lá chắn bảo hộ nền sản xuất trong nước. Trong điều kiện hiện nay, để thực hiện điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu theo định hướng phát triển kinh tế xã hội, thì Nhà nước sẽ sử dụng công cụ thuế nhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế, là một chính sách phù hợp, góp phần cân bằng cán cân thương mại và ổn định cán cân thanh toán quốc tế. Hơn thế nữa, sử dụng công cụ thuế tốt hơn là sử dụng công cụ hạn ngạch nhập khẩu vì khi thuế nhập khẩu tăng thì lượng hàng hóa nhập khẩu giảm, hàng hóa trở nên khan hiếm và giá hàng hóa sẽ gia tăng tạo thu nhập cho nhà sản xuất và cũng tạo ra nguồn thu thuế, trong khi sử dụng công cụ hạn ngạch chỉ có lợi cho các doanh

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí