Khái Niệm, Mục Đích Của Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

2. Nêu các đối tượng chịu thuế, đối tượng không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

3. Trình bày phương pháp tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu

4. Nêu các trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trong trường hợp nào thì nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu không được hoàn thuế.

5. Trình bày các quy định về thời hạn nộp thuế nhập khẩu.

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Anh (chị) hãy chọn đúng hoặc sai và giải thích

1. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa, dịch vụ dịch chuyển hợp pháp qua biên giới Việt Nam.

2. Doanh nghiệp trong khu chế xuất có thể là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Mọi hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới Việt Nam đều phải nộp chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của doanh nghiệp khu chế xuất thì không phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu hay thuế nhập khẩu.

5. Thuế nhập khẩu là thuế gián thu nên đối tượng nộp thuế nhập khẩu và người chịu thuế nhập khẩu khác nhau.

6. Giá tính thuế nhập khẩu là giá ghi trên hợp đồng mua bán ngoại thương.

7. Mọi hàng hóa xuất khẩu đều được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu bằng 0%.

8. Hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan ra nước ngoài là đối tượng chịu thuế xuất khẩu.

9. Số lượng làm căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ trên hợp đồng mua bán ngoại thương.

10. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thời điểm hàng hóa cập cảng xuất, cảng nhập đầu tiên.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Anh (chị) hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Thuế xuất nhập khẩu là

A. Thuế đánh trên hàng hóa xuất khẩu qua biên giới quốc gia

B. Thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước

C. Đáp án (A) và (B) đều đúng

D. Đáp án (A) và (B) đều sai

Câu 2. Mục đích của chính sách thuế xuất nhập khẩu là nhằm

A. Huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách Nhà nước

B. Hạn chế xuất khẩu các mặt hàng cần thiết, quý hiếm và nhập khẩu các mặt hàng không hoặc chưa cần thiết

C. Khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 3. Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định là

A. Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu

B. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu

C. Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam

D. Tất cả câu trên đều đúng

Câu 4. Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp các thuế sau

A. Thuế xuất khẩu

B. Thuế tiêu thụ đặc biệt

C. Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt

D. Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT

Câu 5. Thuế xuất nhập khẩu là loại

A. Thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu qua biên giới Việt Nam, kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước

B. Thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước

C. Đáp án (A) và (B) đều đúng

D. Đáp án (A) và (B) đều sai

Câu 6. Thuế nhập khẩu ban hành đã có tác dụng như thế nào đối với nền kinh tế quốc dân

A. Thúc đẩy kinh tế ngoại thương, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

B. Lập lại hàng rào thuế quan đối với sự gia tăng buôn bán ở biên giới

C. Lập lại hành lang thúc đẩy ngoại thương chính ngạch phát triển

D. Bảo hộ nền sản xuất trong nước tồn tại và phát triển

Câu 7. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu theo luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam là

A. Hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu hoặc biên giơi Việt Nam.

B. Hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

C. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

D. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu hoặc biên giới Việt Nam.

Câu 8. Thuế nhập khẩu đã ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của Nhà nước

(1) Tăng chi phí sản xuất

(2) Tăng giá bán

(3) Tăng chi cho ngân sách

(4) Tăng thu cho ngân sách A. (2) và (3)

B. (2) và (4)

C. (1) và (4)

D. (1) và (3)

Câu 9. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kê khai như thế nào để tính thuế xuất nhập khẩu

A. Kê khai gộp nhiều lần có hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu

B. Kê khai hàng tháng

C. Kê khai hàng hóa từng chuyến xuất khẩu, nhập khẩu

D. Kê khai mỗi lần có hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu

Câu 10. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu được xác định là

A. Tất cả hàng hóa vận chuyển quá cảnh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam

B. Tất cả hàng hóa chở đến cảng Việt Nam rồi đi luôn sang nước nhập khẩu

C. Tất cả hàng hóa được phép xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, ra vào khu phi thuế quan

D. Tất cả hàng hóa vận chuyển qua đường Việt Nam

II. BÀI TẬP

Bài 1: Cho tài liệu về tình hình nhập khẩu tại một công ty như sau :

- Xuất khẩu trực tiếp 10.000 sản phẩm giá CIF quy đổi 450.000 đồng/ sản phẩm.

- Xuất khẩu trực tiếp 15.000 sản phẩm giá FOB 420.000 đồng/ sản phẩm.

- Nhận ủy thác xuất khẩu 12.000 sản phẩm giá CIF 420.000 đồng/ sản phẩm, I+F=20.000đ /sản phẩm.

- Nhập khẩu trực tiếp 16.000 sản phẩm giá CIF = 360.000 đồng/ sản phẩm

- Nhận ủy thác nhập khẩu 15.000 sản phẩm giá CIF 370.000 đồng/ sản phẩm.

- Tính thuế xuất nhập khẩu phải nộp biết : phí vận tải, bảo hiểm đối với hàng công ty xuất khẩu là 25.000đồng/ sản phẩm, thuế xuất khẩu 2%, thuế nhập khẩu 5%.

Bài 2: Tính thuế xuất nhập khẩu phải nộp của công ty X như sau:

- Hàng xuất khẩu: Sản phẩm A: 15.000 sản phẩm, theo giá CIF là 550.000 đồng/ sản phẩm; Sản phẩm B: 12.000 sản phẩm, theo giá CIF là 650.000 đồng/ sản phẩm;

Sản phẩm C: 10.000 sản phẩm, theo giá CIF là 680.000đồng/ sản phẩm. Thuế suất thuế xuất khẩu sản phẩm A: 0%, sản phẩm B và C là 3%. Chi phí I+F của lô hàng trên là 120 triệu.

- Nhập khẩu 5.000 sản phẩm D, giá CIF=1,6 triệu/ sản phẩm, theo giám định Vinacontrol có 3.000 sản phẩm bị hư hỏng hoàn toàn do thiên tai trong quá trình vận chuyển, thuế suất thuế nhập khẩu là 5%

- Nhập khẩu 32.000kg nguyên liệu E theo giá CIF là 300.000 đồng/kg, trong kỳ xuất 20.000 kg sản xuất được 50.000 sản phẩm F. Trong kỳ xuất bán cho công ty trong khu chế xuất 30.000 sản phẩm F, giá bán 500.000 đồng/ sản phẩm; Bán cho công ty thương mại 20.000 sản phẩm, giá bán chưa thuế GTGT 510.000 đồng/ sản phẩm. Thuế nhập khẩu nguyên liệu 10%, thuế suất thuế xuất khẩu 0%.

Bài 3:

Để tiến hành nhập khẩu 1.000 chiếc máy lạnh (có công suất 75.000 BTU) về tiêu thụ tại thị trường trong nước, ngày 15/01/2014, Công ty cổ phần M ký hợp đồng với Đại lý hải quan N với nội dung: N có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nộp thế và tiến hành làm thủ tục cần thiết để thông quan lô hàng nói trên; M có nghĩa vụ trả tiền thuế theo biên lai nộp thuế do N cung cấp. Ngày 20/1/2014, lô hàng nói trên cập cảng Sài Gòn. N tiến hành làm tờ khai hải quan 1.000 chiếc máy lạnh theo đúng số lượng mà M cung cấp và tiến hành các thủ tục để thông quan hàng hóa. Khi thông quan, cán bộ hải quan kiểm kê hàng hóa và phát hiện số lượng thực tế là 1.100 máy lạnh. Cơ quan hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với N. Hỏi:

1. Hành vi nhập khẩu 1.000 máy lạnh phải chịu những loại thuế nào?

2. Hãy xác định đối tượng nộp thuế trong tình huống trên? Tại sao?

3. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với N là đúng hay sai? Tại sao?

CHƯƠNG 3. THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT


3.1. Khái niệm, mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt

3.1.1. Khái niệm

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt có tính chất xa xỉ, cao cấp nằm trong danh mục Nhà nước quy định.

3.1.2. Mục đích

- Tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Đồng thời thực hiện quản lý Nhà nước đối với một số hàng hóa và dịch vụ đặc biệt.

- Hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ được coi là đặc biệt thông qua hệ thống thuế suất cho phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước.

- Điều tiết thu nhập của người tiêu dùng các hàng hóa này, thực hiện phân phối lại thu nhập công bằng hơn.

3.2. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

3.2.1. Đối tượng chịu thuế

Các hàng hóa được phép nhập khẩu, sản xuất và các hoạt động dịch vụ thuộc phạm vi

điều chỉnh của luật thuế tiêu thụ đặc biệt là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

a. Những đối tượng chịu thuế theo Luật hiện hành

Hàng hóa

- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

- Rượu;

- Bia;

- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

- Tàu bay, du thuyền;

- Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;

- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

- Bài lá;

- Vàng mã, hàng mã.

Dịch vụ

- Kinh doanh vũ trường;

- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

- Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

- Kinh doanh đặt cược;

- Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

- Kinh doanh xổ số.

b. Những đối tượng không chịu thuế

Hàng hóa không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:

- Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;

- Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

+ Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;

+ Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

+ Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;

- Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch;

- Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;

- Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

3.2.2. Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Như vậy đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải có đầy đủ hai điều kiện: đối tượng đó hoặc là người sản xuất hàng hóa kinh doanh dịch vụ hoặc là người nhập khẩu hàng hóa nằm trong danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cơ sở chỉ nộp thuế một lần ở

khâu sản xuất, khâu nhập khẩu, khâu cung ứng dịch vụ mà không chịu thuế ở những khâu tiếp theo của quá trình luân chuyển hàng hóa. Hàng hóa dịch vụ đặc biệt vẫn phải chịu cả thuế GTGT.

3.3. Phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt

3.3.1. Trường hợp không được khấu trừ thuế

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất

a. Giá tính thuế:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra.



Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt


=

Giá bán chưa có thuế GTGT

-

Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)


1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Bài giảng Thuế - 4


- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt

= Giá tính thuế nhập khẩu

+ Thuế

nhập khẩu

- Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng.

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hóa đó không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;

- Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh. Giá cung ứng dịch vụ đối với một số trường hợp được quy định như sau:

+ Đối với kinh doanh gôn là giá bán thẻ hội viên, giá bán vé chơi gôn bao gồm cả tiền phí chơi gôn và tiền ký quỹ (nếu có);

+ Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược là doanh thu từ hoạt động này trừ số tiền đã trả thưởng cho khách;

+ Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê là doanh thu của các hoạt

động kinh doanh trong vũ trường, cơ sở kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê;

- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này bao gồm cả khoản thu thêm, được thu (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.

b. Thuế suất:

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ được quy định Luật thuế TTĐB - Luật số 27/2008/QH12 ban hành ngày 14/11/2008 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2010 đến hết ngày 31/12/2015 và được quy định Luật thuế TTĐB - Luật số 70/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2016 như sau:

BIỂU 3.1: BIỂU THUẾ SUẤT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT


STT

Hàng hoá, dịch vụ

Thuế suất (%)

I

Hàng hoá


1

Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá



Từ ngày 01/ 01 /2010 đến hết ngày 31/ 12 /2015

65


Từ ngày 01/ 01 /2016 đến hết ngày 31/ 12 /2018

70


Từ ngày 01/ 01 /2019

75

2

Rượu



a) Rượu từ 20 độ trở lên



Từ ngày 01/ 01 /2010 đến hết ngày 31/ 12 /2012

45


Từ ngày 01/ 01 /2013

50


Từ ngày 01/ 01 /2016 đến hết ngày 31/ 12 /2016

55


Từ ngày 01/ 01 /2017 đến hết ngày 31/ 12 /2017

60


Từ ngày 01/ 01 /2018

65


b) Rượu dưới 20 độ



Từ ngày 01/ 01 /2010 đến hết ngày 31/ 12 /2015

25


Từ ngày 01/ 01 /2016 đến hết ngày 31/ 12 /2017

30


Từ ngày 01/ 01 /2018

35

3

Bia


Hàng hoá, dịch vụ

Thuế suất (%)


Từ ngày 01/ 01 /2010 đến hết ngày 31/ 12 /2012

45


Từ ngày 01/ 01 /2013

50


Từ ngày 01/ 01 /2016 đến hết ngày 31/ 12 /2016

55


Từ ngày 01/ 01 /2017 đến hết ngày 31/ 12 /2017

60


Từ ngày 01/ 01 /2018

65

4

Xe ô tô dưới 24 chỗ



a. Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại

điểm 4đ, 4e và 4g Điều này



Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống

45


Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3

50


Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3

60


b. Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này

30


c. Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này

15


d. Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại

điểm 4đ, 4e và 4g Điều này

15


d. Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng.

Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d Điều này


e. Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học

Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d Điều này


g. Xe ô tô chạy bằng điện



Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

25


Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

15


Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

10


Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

10

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022