Bài giảng Thuế - 1

LỜI NÓI ĐẦU


Thuế là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ sở trong cơ cấu kiến thức và khung chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.

Tập bài giảng Thuế được xây dựng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập cho đối tượng là giáo viên, sinh viên Khoa Kinh tế của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định và nhiều đối tượng quan tâm khác.

Tập bài giảng được xây dựng với bố cục gồm 7 chương, được trình bày trên 150 trang đánh máy, kết thúc mỗi chương có phần nội dung ôn tập.

Qua 7 chương của tập bài giảng người đọc có thể nắm bắt một cách toàn diện nội dung của các sắc thuế. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn tập bài giảng khó tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Ban biên soạn rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để có thể hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!


BAN BIÊN SOẠN

MỤC LỤC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

LỜI NÓI ĐẦU i

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ 1

Bài giảng Thuế - 1

1.1. Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế 1

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thuế 1

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế 4

1.1.3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế 5

1.2. Các yếu tố cấu thành nên sắc thuế 6

1.2.1. Tên gọi 6

1.2.2. Đối tượng nộp thuế 6

1.2.3. Đối tượng tính thuế 6

1.2.4. Thuế suất 6

1.2.5. Quy trình cơ bản về khai báo và thủ tục nộp thuế 7

1.3. Phân loại thuế 8

1.3.1. Phân loại theo đối tượng chịu thuế 8

1.3.2. Phân loại theo phương thức đánh thuế 8

1.3.3. Phân loại theo phạm vi thẩm quyền ban hành thuế 9

NỘI DUNG ÔN TẬP 9

CHƯƠNG 2. THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 11

2.1. Khái niệm, mục đích ban hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu 11

2.2.1. Khái niệm 11

2.2.2. Mục đích 11

2.2. Vai trò của thuế nhập khẩu trong quá trình Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 11

2.3. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu 12

2.4. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu 13

2.5. Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu 13

2.7. Thuế suất 14

2.8. Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế 15

2.8.1. Đăng ký thuế 15

2.8.2. Kê khai thuế 15

2.8.3. Nộp thuế 16

2.8.4. Miễn thuế, giảm thuế 17

2.8.5. Hoàn thuế 19

NỘI DUNG ÔN TẬP 19

CHƯƠNG 3. THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 24

3.1. Khái niệm, mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt 24

3.1.1. Khái niệm 24

3.1.2. Mục đích 24

3.2. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 24

3.2.1. Đối tượng chịu thuế 24

3.2.2. Đối tượng nộp thuế 25

3.3. Phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt 26

3.3.1. Trường hợp không được khấu trừ thuế 26

3.3.2. Trường hợp được khấu trừ thuế 29

3.4. Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế 30

3.4.1. Đăng ký thuế 30

3.4.2. Kê khai thuế 30

3.4.3. Nộp thuế 31

3.4.4. Chế độ miễn, giảm thuế 31

3.4.5. Hoàn thuế 32

NỘI DUNG ÔN TẬP 32

CHƯƠNG 4. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 37

4.1. Khái niệm, mục đích của thuế giá trị gia tăng 37

4.1.1. Khái niệm 37

4.1.2. Mục đích 37

4.2. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng 37

4.2.1 Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng 37

4.2.1. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng 45

4.3. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 45

4.3.1. Phương pháp khấu trừ thuế 45

4.3.2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng 62

4.4. Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng 65

NỘI DUNG ÔN TẬP 71

CHƯƠNG 5. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 84

5.1. Khái niệm, mục đích của thuế thu nhập doanh nghiệp 84

5.1.1. Khái niệm 84

5.1.2. Mục đích 84

5.2. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 84

5.3. Thu nhập chịu thuế và thu nhập không chịu thuế 85

5.3.1. Thu nhập chịu thuế 85

5.3.2. Thu nhập không chịu thuế 87

5.4. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 88

5.5. Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp 89

5.5.1 Căn cứ tính thuế 89

5.5.2 Phương pháp tính thuế 89

5.6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 89

5.6.1 Các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 89

5.6.2 Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 91

5.7. Thu nhập miễn thuế, xác định lỗ và chuyển lỗ 92

5.7.1. Thu nhập được miễn thuế 92

5.7.2. Xác định lỗ và chuyển lỗ 96

5.8. Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp 99

5.9. Đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế 100

NỘI DUNG ÔN TẬP 101

CHƯƠNG 6. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 114

6.1. Khái niệm, mục đích thuế thu nhập cá nhân 114

6.1.1. Khái niệm 114

6.1.2. Mục đích 114

6.2. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân 114

6.3. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân 114

6.3.1. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân cư trứ 114

6.3.2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân không cư trứ 118

NỘI DUNG ÔN TẬP 125

CHƯƠNG 7. CÁC LOẠI THUẾ KHÁC 134

7.1. Thuế tài nguyên 134

7.1.1. Khái niệm 134

7.1.2. Đối tượng nộp thuế 134

7.1.3. Đối tượng chịu thuế 134

7.1.4. Phương pháp tính thuế 134

7.1.5. Kê khai thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế 138

7.2. Thuế nhà đất 139

7.2.1. Khái niệm 139

7.2.2 . Đối tượng nộp thuế 139

7.2.3. Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế 140

7.2.4. Phương pháp tính thuế 141

7.2.5. Kê khai thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế 144

7. 3. Thuế môn bài 145

7.3.1. Khái niệm 145

7.3.2. Đối tượng nộp thuế 145

7.3.3. Mức thuế môn bài 146

7.3.4. Kê khai thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế 147

7.4. Lệ phí trước bạ 148

7.4.1. Khái niệm 148

7.4.2. Đối tượng nộp thuế 148

7.4.3. Đối tượng chịu thuế 148

7.4.4. Phương pháp tính lệ phí trước bạ 148

7.4.5. Kê khai, nộp, miễn lệ phí trước bạ 149

NỘI DUNG ÔN TẬP 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO vi

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ


1.1. Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thuế

Nước ta, dù đã hình thành từ rất lâu nhưng cho đến đời vua Trần Thái Tông (1225 – 1237) thì việc đánh thuế mới được hình thành 1 cách có tổ chức và có hệ thống.

Vào nửa cuối thế kỉ IX

Vào thời nhà Trần, sử sách ghi nhận có 2 loại thuế chính được áp dụng: thuế thân và thuế điền.

- Thuế thân (thuế đinh)

- Thuế điền (thuế ruộng): đóng bằng thóc. Một mẫu ruộng tư thì chủ điền phải đóng 100 thặng thóc. Còn ruộng công thì: đối với ruộng quốc khố hạng nhất mỗi mẫu đánh thuế 6 thặng; hạng nhì mỗi mẫu 4 thặng; hạng ba mỗi mẫu 3 thặng; đối với thác điền (ruộng thưởng cho quan lại có công): hạng nhất mỗi mẫu đánh thuế 1 thạch thóc; hạng nhì 3 mẫu lấy 1 thạch; hạng ba 4 mẫu lấy 1 thạch. Với ruộng ao thì mỗi mẫu lấy 3 thăng thóc thuế.

Dưới thời nhà Nguyễn, bên cạnh việc quy định lại các loại thuế đinh, thuế điền, vua Gia Long còn đặt ra các loại thuế mới như: thuế sản vật (đánh vào việc khai thác quế ở rừng), thuế yến (đánh vào việc khai thác yến sào), thuế hương liệu, thuế đánh vào các tàu bè ngoại quốc ra vào buôn bán, thuế mỏ,…

Chế độ thuế có từ thời vua Gia Long tiếp tục được duy trì đến thời vua Tự Đức và dấn sâu thêm 1 bước đáng kể nhưng lại không mang quan điểm quốc kế dân sinh như đánh thuế nha phiến (tức là việc đánh vào buôn bán thuốc phiện – việc này hàm ý coi thuốc phiện là 1 hàng hóa được lưu hành).

Sử sách đã ghi nhận 1 số triều đại được coi là tiến bộ (Lý, Trần, Lê Sơ – Tiền Lê): ngoài việc giữ nước, mở mang kinh tế, phát triển dân trí và xây dựng 1 nền văn hóa có bản sắc dân tộc còn theo đuổi 1 số chính sách thuế hợp lòng dân, nêu được các mẫu mực về việc sử dụng chi tiêu công theo quan điểm phục vụ quốc kế dân sinh, ích nước lợi nhà.

Tóm lại, hệ thống thuế trong các triều đại phong kiến ở nước ta có đặc điểm chung là thiếu những chuẩn mực đạo lý và pháp lý cần thiết, đáp ứng về cơ bản và lâu dài ý chí và lợi ích của nhân dân. Việc thu thuế và sử dụng công quỹ trong rất nhiều trường hợp lại do các bậc vua chúa toàn quyền quyết định không phải dựa trên các chính sách của các triều đại, mà xuất phát từ ý thích hoặc tính khí thay đổi rất thất thường của một bậc vua chúa. Bên cạnh chế độ Trung ương tập quyền rất gò bó, lịch

sử còn ghi nhận tình trạng “Phép vua thua lệ làng” đã hình thành tử rất lâu ở các địa phương mà hậu quả tất yếu là đẻ ra một chế độ thuế hà khắc, một tầng lớp quan lại nhũng nhiễu nhân dân trong hang ngàn năm qua. Chế đố phong kiến suy tàn vào cuối thế kỷ XIX, để lại một đất nước kém mở mang rơi vào sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp.

Thời Pháp thuộc

Cơ chế tài chính do Pháp thiết lập ở Đông Dương đầu thế kỷ XX không nằm ngoài mục đích bao trùm là vơ vét của cải của thuộc địa. Dưới thời Pháp thuộc, thuế được huy động vào hệ thống ngân sách thuộc địa gồm nhiều tầng nấc, nhưng chúng lại được chuyển về chính quốc, theo đúng mục tiêu của chủ nghĩa thực dân. Hệ thống Ngân sách của Nhà nước thuộc địa bao gồm:

- Ngân sách Đông Dương và các Ngân sách phụ thuộc của nó là: Ngân sách đặc biệt về tiền nợ vay và Ngân sách riêng của sở hỏa xa.

- Ngân sách các xứ trong thuộc địa: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên, Ai Lao và Quảng Châu Văn (một vùng đất Trung Quốc dưới quyền ủy trị của Pháp trong 99 năm )

- Ngân sách các tỉnh thành phố

- Ngân sách xã ở các làng.

Trên thực tế, một hệ thống ngân sách như vậy đã thể hiện như một hệ thống mang tính chất bóc lột và vơ vét. Nhưng chính nó đã tạo tiền đề quan trọng dẫn đến cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, chấm dứt ách đô hộ của chế độ thực dân Pháp trong gần 100 năm ở nước ta.

Từ cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1975 (ở miền Bắc)

- Giai đoạn từ cách mạng tháng 8 đến năm 1945

Sau khi ghành được chính quyền, chính phủ ta thực hiện một số biện pháp như: bãi bỏ thuế thân, thuế thổ trạch ở nông thôn và một số tạp thuế vô lý; miễn thuế điền thổ cho vùng bị lụt và giảm thuế điền 20% trong toàn quốc, đình chỉ thu thuế ở miền Nam (Nam trung bộ và Nam bộ)…

Sau năm 1946, khi đã ổn định được tình hình, Nhà nước, một mặt, bắt đầu cải biến chế độ thuế, tăng thuế suất nhiều loại thuế; mặt khác, vẫn tiếp tục dựa vào những đóng góp mới như: Quỹ “tham gia kháng chiến” năm 1949, quỹ “Công lương” năm 1950 và bắt đầu chuyển hướng thu một vài thứ thuế bằng hiện vật (thóc, gạo) và thuế điền thổ. Mặt khác, Chính phủ cũng động viên nhân dân cho Nhà nước vay dưới các hình thức công phiếu và công trái, đồng thời còn dựa vào nguồn phát hành tiền tệ.

Đến năm 1951, bên cạnh việc thống nhất quản lý nhà nước, chính phủ còn ban hành chính sách thuế mới được xây dựng trên nguyên tắc: công bằng, thích hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội và hoàn cảnh chiến tranh. Chính sách thuế thống nhất gồm 7

thứ thuế: thuế nông nghiệp, công thương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước bạ, thuế tem. Trong các loại thuế này thì thuế nông nghiệp giữ vai trò quan trọng. Tuy vậy, các loại thuế này vẫn chưa được cấu trúc thành một hệ thống hoàn chỉnh và cũng chưa có tác dụng đáng kể.

- Từ năm 1954 đến năm 1975

Đây là thời kì mà nền tài chính đứng trước nhiều thuận lợi và thử thách mới. Một mặt, Việt Nam đã đánh đuổi được thực dân Pháp ra khỏi bờ còi một cách vĩnh viễn, nhưng mặt khác, đất nước lại bị chia cắt. Sau hiệp định GENEVE, Chính phủ chỉ lần lượt ban hành các loại thuế mới trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các chế độ đã ban hành từ năm 1951 ở vùng tự do cũ để áp dụng thống nhất.

Trong thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa thuế công thương nghiệp được sửa đổi đáng kể: từ một hệ thống thuế suất tương đối ít chuyển sang một hệ thống và nhiều hình thức thuế khác nhau (cả thuế suất tỷ lệ, thuế suất lũy tiến lẫn thuế suất cố định) có sự phân biệt giữa các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, phân biệt kinh tế tập thể và tư nhân và nhiều biện pháp ưu đãi khác.

Trong thời kì thực hiện 5 năm lần thứ nhất, Nhà nước đã áp dụng thí điểm chế độ thu mới gọi là thu quốc doanh. Mức thu quốc doanh được xác định riêng cho từng mặt hàng tùy theo giá cả Nhà nước quy định và chỉ thu ở khâu sản xuất. Năm 1962, Nhà nước còn ban hành chế độ trích nộp và sử dụng lợi nhuận của các xí nghiệp. Theo chế độ này, lợi nhuận của các xí nghiệp quốc doanh phải trích nộp một phần vào Ngân sách Nhà nước; phần lợi nhuận còn lại, xí nghiệp được dùng để lập quỹ xí nghiệp; bổ sung kinh phí chuyên dụng, đầu tư một phần vào việc kiến thiết cơ bản mở rộng của xí nghiệp và bổ sung vốn lưu động. Các xí nghiệp tư nhân, hợp doanh trong thời kì này được chuyển sang làm nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như các xí nghiệp quốc doanh, có nghĩa là phải nộp thu quốc doanh và lợi nhuận chứ không phải nộp thuế như trước. Chế độ thuế này được duy trì ở miền Bắc cho đến ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Giai đoạn 1975 - 1990

- Thời kì 1975 - 1980

Trong thời kì này, miền Bắc vẫn tiếp tục hệ thống thu quốc doanh và thuế như trước năm 1975, có sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Còn miền Nam thì có áp dụng một số thuế cũ của chính quyền Sài Gòn trên cơ sở xóa bỏ một số sắc thuế phản tiến bộ, và sửa đổi bổ sung để thích ứng với điều kiện cả nước thống nhất.

- Thời kì 1980 - 1990

Trong thời kì này cả nước áp dụng hệ thống thu và thuế thống nhất, nhưng hệ thống thuế hiện hành ngày càng tỏ ra có nhiều nhược điểm cản trở sự phát triển các yếu tố của nền kinh tế thị trường đang nảy sinh với các đặc điểm:


3

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí