Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con tại trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên - 2


protein của thức ăn, vì lúc này dịch vị dạ dày của lợn con chưa có HCl tự do. Khi có HCl tự do sẽ kích hoạt men pepsin hoạt động và men này mới có khả năng tiêu hóa. Do thiếu HCl tự do nên lợn con rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hóa gây bệnh. Chúng ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl tự do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con.

- Men amylaza và maltaza: Hai men này có trong nước bọt và trong dịch tụy lợn con từ lúc mới đẻ, nhưng dưới 3 tuần tuổi hoạt tính còn thấp, do đó có khả năng tiêu hóa của tinh bột của lợn con còn kém, chỉ tiêu hóa được 50% lượng tinh bột ăn vào. Sau 3 tuần tuổi, hai men này mới có hoạt tính mạnh, nên khả năng tiêu hóa tinh bột của lợn con tốt hơn.

- Men saccaraza: Lợn con dưới 2 tuần tuổi men saccaraza hoạt tính còn thấp, nếu cho lợn con ăn đường saccarose thì rất dễ bị ỉa chảy. Lợn con dưới 3 tuần tuổi chỉ có một số men tiêu hóa có hoạt tính mạnh như men tryspin, catepsin, lactase, lipase và chymosin.

- Men tryspin: Là men tiêu hóa protein của thức ăn.

- Men catepsin: Là men tiêu hóa protein trong sữa.

- Men lactaza: Có tác dụng tiêu hóa đường lactose trong sữa. Men này có hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn con mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2, sau đó hoạt tính của men này giảm dần.

- Men lipaza và chymosin: Hai men này có hoạt tính mạnh trong 3 tuần đầu và sau đó hoạt tính giảm dần.

Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [17], chức năng tiêu hóa của lợn con mới sinh chưa có họat lực cao, trong giai đoạn theo mẹ, chức năng tiêu hóa của một số men tiêu hóa được hoàn thiện dần.

Tiêu hóa ở miệng: Lợn con mới sinh những ngày đầu hoạt tính amylaza nước bọt tăng nhanh và đạt đỉnh cao vào ngày thứ 14 và giảm dần theo tuổi của lợn đối với lợn con tách mẹ sớm, nhưng đối với lợn con tách mẹ trễ hoạt tính này duy trì đến ngày tuổi thứ 21. Nước bọt ở tuyến mang tai chứa 0,6% - 2,6% vật

chất khô. Tùy lượng thức ăn lượng tiết khác nhau, thức ăn có phản ứng acid yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy, cần lưu ý không cho lợn con ăn thức ăn lỏng (Trương Lăng, 1999) [13].

Tiêu hóa ở dạ dày: Theo Trương Lăng (1999) [13], khi lợn con mới sinh, dịch vị tiết ra ít và sau đó tăng theo sự tăng dung tích của dạ dày. Lượng dịch vị tăng nhanh nhất vào 3% - 4% tuần tuổi và sau đó giảm dần. Trước khi cai sữa, ban đêm lợn con tiết nhiều dịch vị hơn do lợn mẹ ban đêm nhiều sữa kích thích sự tiết dịch vị của lợn con. Khi cai sữa lượng dịch vị tiết ra ngày và đêm gần bằng nhau. Lượng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm.

Tiêu hóa ở ruột: Tiêu hóa ở ruột của lợn con nhờ vào dịch ruột và dịch tụy, enzyme trypsin trong dịch tụy thủy phân protein thành axit amin (Trương Lăng, 1999) [13]. Trypsin được sản xuất rất sớm, ngay trong giai đoạn thai, ở thai 2 tháng tuổi và thai càng lớn thì hoạt tính trypsin càng cao. Khi mới sinh hoạt tính trypsin tăng dần đến 20 ngày và sau đó giảm theo tuổi.

2.2.1.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt

Theo Nguyễn Thiện và cs (1998) [29], lợn con mới đẻ có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống so với ở bên trong cơ thể lợn mẹ có nhiệt độ ổn định 39°C, ra bên ngoài điều kiện nhiệt độ thay đổi tùy theo từng mùa khác nhau. Do vậy lợn con rất dễ bị nhiễm lạnh, giảm đường huyết và có thể dẫn đến chết.

Khả năng điều tiết thân nhiệt ở lợn con chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt của lợn con chưa ổn định.

Trung khu điều tiết thân nhiệt của lợn con nằm ở vỏ não, mà não là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả 2 giai đoạn trong thai và ngoài thai.

Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng chênh lệch tương đối cao nên khi bị lạnh lợn con mất nhiệt nhanh.

Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và glycozen dự trữ trong cơ thể lợn con còn thấp, trên cơ thể lợn con lông còn thưa nên khả năng cung cấp nhiệt và khả năng giữ nhiệt kém.

Bảng 2.1. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con theo mẹ

Ngày tuổi

1

2

3

4

5

6

7

8 - cai sữa

Nhiệt độ (oC)

35

34

33

31 - 32

30 - 31

28 - 29

27 - 26

23 - 25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 33 trang tài liệu này.

Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con tại trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên - 2

(Nguồn: Kỹ thuật trại)

Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, (2005) [20]: Để đảm bảo được nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt vào những tháng mùa đông, ngoài ô úm lợn con ra thì phải có bóng đèn sưởi ấm nên dùng bóng đèn hồng ngoại hoặc bón điện có công suất 100W (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005) [20]

Từ những lý do nêu trên ta thấy khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi là rất kém, nhất là tuần đầu mới đẻ. Vì vậy phải tạo điều kiện thuận lợi nhất về nguồn nhiệt để lợn con sơ sinh sinh trưởng và phát triển tốt nhất, tránh sự xâm nhập mầm bệnh vào cơ thể.

2.2.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch của lợn con

Ở cơ thể lợn con, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, chúng chưa có khả năng tạo kháng thể chủ động mà chỉ có được kháng thể từ mẹ truyền sang qua nhau thai hay sữa đầu. Bộ máy tiêu hóa và các dịch tiêu hóa ở gia súc non hoạt động rất yếu. Lượng enzym tiêu hóa và HCl tiết ra chưa đủ nên dễ gây rối loạn tiêu hóa, vì vậy mầm bệnh (Salmonella, E.coliClperfringens…) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.

Theo Trần Thị Dân (2008) [4]: Lợn con mới đẻ trong máu không có γ - globulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu. Lượng γ - globulin sẽ giảm sau 3 - 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 - 6 lại tăng lên và đạt giá trị bình thường 65mg/100ml máu. Các yếu tố miễn dịch như bổ thể, lyzozyme, bạch cầu…được tổng hợp còn ít, khả năng miễn dịch đặc hiệu của lợn con kém. Vì vậy, cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh nhất là bệnh phân trắng lợn con.

+ Hệ vi sinh vật đường ruột

Theo Nguyễn Như Thanh và cs. (2001) [27], hệ vi sinh vật đường ruột gồm hai nhóm:

- Nhóm vi khuẩn đường ruột (vi khuẩn bắt buộc) gồm: E.coli, Salmonella, Shigella, Klesiella, Proteus… Trong nhóm vi khuẩn này, người ta quan tâm nhiều nhất đến trực khuẩn E.coli. Đây là vi khuẩn phổ biến nhất hành tinh, chúng có mặt ở mọi nơi và khi gặp điều kiện thuận lợi, các chủng E.coli trở nên cường độc và gây bệnh. Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp. Người ta đã phát hiện có ít nhất 170 kháng nguyên O, 80 kháng nguyên K, 86 kháng nguyên H và kháng nguyên F.

- Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng là bạn đồng hành của thức ăn, nước uống vào hệ tiêu hoá gồm: Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Bacillus subtilis… Ngoài ra, trong đường tiêu hóa của lợn con có các trực khuẩn yếm khí gây thối rữa: Clostridium perfringens, Bacillus sporogenes, Bacillus fasobacterium, Bacillus puticfus

2.2.2. Khái niệm của bệnh phân trắng ở lợn con

Bệnh lợn con ỉa phân trắng là hội chứng hoặc là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc điểm là viêm dạ dày - ruột, đi ỉa, gầy sút rất nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, nhiều loại Salmonella (S. choleraesuis, S. typhisuis...) và đóng vai trò phụ là: Proteus, trực trùng sinh mủ, song liên cầu khuẩn. Bệnh xuất hiện những ngày đầu sau khi sinh do E.coli hoặc khi cai sữa (Salmonella).

Bệnh lợn con ỉa phân trắng có tên khoa học là: "Neonatal di ar hoea", theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [14], bệnh này là bệnh đặc trưng đối với lợn con ở giai đoạn từ 1 - 3 tuần tuổi, thì bệnh phát triển mạnh mẽ và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất khi lợn con ở độ tuổi 10 - 20 ngày tuổi. Bệnh này xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới và cả ở Việt Nam. Do nước ta có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch giữa các thời gian trong năm cao…) Đây là điều kiện lý

tưởng cho các nguyên nhân gây bệnh phát triển làm bùng phát bệnh dịch và sự kiểm soát bệnh này theo đó cũng khó khăn hơn.

Đặc điểm dễ nhận thấy khi lợn con mắc bệnh là lợn phân có mà trắng đục, xám, vàng lẫn bọt khí... lượng phân nhiều rơi vãi khắp chuồng, phân dính ở hậu môn và chân sau. Lợn bệnh thường giảm bú, gầy sút, lông xù, thể nặng dẫn đến tử vong. Nếu qua khỏi thì cũng để lại hậu quả và thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến năng xuất chất lượng đàn lợn sau này.

2.2.3. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh phân trắng lợn con

Bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng lâm sàng đa dạng, đặc điểm là viêm dạ dày, ruột, đi ỉa dẫn tới vật nuôi gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do E.coli và nhiều loại Salmonella, đóng vai trò quan trọng là Proteus, Streptococus. Bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau khi sinh (do E.coli) và trong suốt thời kỳ bú mẹ.

- Bệnh có quanh năm, nhiều nhất vào thời điểm cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè.

- Thời gian nào độ ẩm cao, thì bệnh phát triển nhiều.

- Chuồng nái ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

- Tỷ lệ mắc bệnh các cơ sở chăn nuôi miền trung du, miền núi ít hơn, thời gian mắc bệnh ngắn hơn so với đồng bằng.

2.2.4. Nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con

2.2.4.1. Vi sinh vật

- Do vi khuẩn

Vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cho lợn thường gặp như E.Coli, Salmonella, Shigella, Clostridium perfringens… Lợn con sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh do vi khuẩn từ chuồng nuôi, da, phân lợn mẹ. Do đó, trong điều kiện vệ sinh kém hoặc trong hệ thống nuôi liên tục, mầm bệnh E.coli tồn tại trong môi trường có thể dẫn đến dịch tiêu chảy trên lợn con sơ sinh. Lợn con được sinh ra từ những lợn mẹ chưa được tiêm phòng hoặc không có kháng thể

chống lại E.coli trong sữa đầu sẽ rất nhạy cảm với bệnh. Ở lợn cai sữa, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, nếu cho ăn quá nhiều, thức ăn không tiêu hóa kịp sẽ tích tụ trong đường ruột tạo chất nền cho E.coli phát triển. Do đó, ở giai đoạn này lợn rất dễ nhiễm bệnh. Stress và việc thay đổi khẩu phần thức ăn đột ngột cũng là yếu tố quan trọng làm cho bệnh tiêu chảy gia tăng.

- Do virus

Đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định Rotavirus, EnteravirusAndenovirus, Coronavirus, Pestivirus là nguyên nhân chủ yếu gây viêm ruột với triệu chứng tiêu chảy đặc trưng ở lợn. Các virus này tác động gây viêm loét niêm mạc ruột ở nhiều mức độ khác nhau, chính từ đó quá trình tiêu hóa hấp thụ ở lợn bị rối loạn, cuối cùng là triệu chứng ỉa chảy.

2.2.4.2. Ký sinh trùng

Ký sinh trùng ký sinh trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy. Khi ký sinh trong đường tiêu hóa ngoài việc chúng cướp đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc cơ thể vật chủ, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho một quá trình nhiễm trùng. Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra hội chứng tiêu chảy như: Sán lá ruột lợn (Fasciolopsis busky), giun đũa lợn (Ascaris suum)

Giun sán ở đường tiêu hóa có vai trò rõ rệt trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sau cai sữa. Ở lợn bình thường và lợn bị tiêu chảy đều nhiễm các loại giun đũa, giun lươn, giun tóc và sán lá ruột, nhưng ở lợn tiêu chảy nhiễm tỷ lệ cao hơn và nặng hơn (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2009) [12].

Khi nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Thái Nguyên, Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2006) [11] đã có kết luận cầu trùng và một số loại giun tròn (giun đũa, giun tóc, giun lươn) là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn con.

2.2.4.3. Nấm mốc

Thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản không đúng kỹ thuật dễ bị nấm mốc.

Một số loài nấm mốc như: Aspergillus, Penicillium, Fusarium… có khả năng sản sinh nhiều loại độc tố, nhưng quan trọng nhất là nhóm độc tố Aflatoxin (Aflatoxin B1, B2, G1, G2, M1).

Độc tố Aflatoxin gây độc cho người và gia súc, gây bệnh nguy hiểm nhất cho con người là ung thư gan, huỷ hoại gan, độc cho thận, sinh dục và thần kinh.

2.2.4.4. Nguyên nhân khác

- Do thời tiết

Theo Sử An Ninh và cs. (1981) [15]: Lạnh ẩm là nguyên nhân hàng đầu của hội chứng tiêu chảy của lợn con theo mẹ. Như vậy, nguyên nhân thường xuyên tác động đến hội chứng tiêu chảy ở lợn con là các yếu tố thời tiết.

Nguyễn Thiện và cs. (1996) [28], cho biết tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng trong chăn nuôi hộ gia đình là rất cao 30 - 40%, nguyên nhân do môi trường mở, điều kiện thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường trong chuồng nuôi. Trong khi đó, chăn nuôi trang trại môi trường trong chuồng nuôi là môi trường nhân tạo có thể điều chỉnh để phù hợp với từng điều kiện cụ thể như nóng ẩm thì dùng quạt thông gió, hệ thống dàn mát và nhiệt độ thấp dùng bóng sưởi. Lợn con không phải nằm trực tiếp xuống nền chuồng xi măng mà nằm trên đan nhựa cách nền chuồng một khoảng theo từng chuồng nuôi nên lợn con cũng không bị mất nhiều nhiệt năng cho sưởi ấm cơ thể và tỏa ra môi trường xung quanh như chăn nuôi hộ gia đình.

Theo Đào Trọng Đạt và cs. (1996) [6], những tháng mưa nhiều kèm theo khí hậu lạnh, tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy tăng rõ rệt, có khi 80

- 100% cá thể trong đàn bị tiêu chảy.

- Do stress

Sự thay đổi yếu tố khí hậu thời tiết, mật độ chuồng nuôi, vận chuyển đi xa đều là các tác nhân gây stress quan trọng trong chăn nuôi dẫn đến hậu quả

giảm sút sức khỏe vật nuôi và bệnh trong đó có tiêu chảy (Đoàn Thị Băng Tâm,1987) [22].

- Do chăm sóc nuôi dưỡng lợn con không đúng kỹ thuật

Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con không đảm bảo kỹ thuật như: Nghèo dinh dưỡng, thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc, chứa nhiều aflatoxin, thuốc trừ sâu, thiếu hoặc không cân đối các loại axit amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng, nhất là Fe, Co, Ca, vitamin B12... Do đó lợn mới sinh dễ bị mắc hội chứng tiêu chảy lợn con.

Trong điều kiện ẩm thấp, thiếu ánh sáng tự nhiên thiếu vận động sẽ sinh ra những con dễ mắc bệnh hơn những con được nuôi trong điều kiện chuồng trại tốt mặc dù chúng được ăn cùng loại thức ăn như nhau.

Phải tiêm phòng cho lợn mẹ các bệnh mà lợn con dễ mắc phải như: Dịch tả, thương hàn, E.coli... nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn con và từ đó chất miễn dịch mới được có trong cơ thể. Không úm cho lợn con hoặc úm không đúng quy cách làm lợn con bị lạnh, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động yếu, thể hiện qua sự giảm nhu động ruột, giảm phân tiết dịch tiêu hóa, dẫn đến tình trạng không tiêu, viêm ruột, tiêu chảy.

2.2.5. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích bệnh phân trắng lợn con

2.2.5.1. Triệu chứng lâm sàng

Theo Phạm Ngọc Thạch, Đỗ Thị Nga (2006) [26], triệu chứng của bệnh như sau: Thân nhiệt ít khi cao, cá biệt có con lên 40,5 - 41oC nhưng chỉ sau một ngày là xuống. Đặc trưng chủ yếu là phân lỏng, màu trắng như vôi, trắng xám màu xi măng hoặc hơi vàng như mủ, đôi khi trong phân có bột hoặc lổn nhổn hạt như vôi, có khi lầy nhầy, cá biệt có lẫn máu. Phân từ màu vàng trắng lỏng, chuyển thành mầu xi măng và có khuôn là biểu hiện chuyển biến tốt.

Phân có mùi tanh đặc biệt khó ngửi, kiểm tra dưới kính hiển vi thấy những hạt mỡ chưa tiêu hoặc tế bào niêm mạc ruột bị tróc ra.

Khi bắt đầu bị bệnh lợn con vẫn như thường, sau bú ít dần đi. Bắt đầu bụng hơi sưng, bệnh kéo dài thì tóp bụng lại, lông xù, đuôi rủ, đít dính phân be bét, hai chân sau dúm lại và run lẩy bẩy. Lợn bị bệnh hay khát nước, thường tìm nước bẩn trong chuồng để uống nếu không đảm bảo có nước uống đầy đủ, đôi khi có lợn bệnh nôn oẹ ra sữa chưa tiêu có mùi chua.

2.2.5.2. Bệnh tích

Niêm mạc nhợt nhạt, xung huyết hoặc xuất huyết. Niêm mạc ruột xung huyết hay xuất huyết từng đám hoặc viêm cata nhẹ. Gan hơi sưng hoặc không sưng, màu nâu vàng nhạt. Túi mật thường căng, phổi thường ứ huyết, đôi khi có hiện tượng sưng phổi nhẹ.

Theo Phạm Ngọc Thạch (2006) [25], nhu động ruột của lợn ở thời kì đầu của bệnh giảm yếu, thời kỳ sau lại tăng. Nhiệt độ 39,5 - 40,5oC, buổi chiều thường cao hơn buổi sáng 1 - 2oC. Đi ỉa chảy một ngày 15 - 20 lần, con vật rặn nhiều lưng uốn cong, bụng thót lại, thể trạng đờ đẫn, bú chút ít hoặc không bú hoàn toàn, nằm nhiều hơn đi lại. Các niêm mạc mắt, mũi, miệng nhợt nhạt vì thiếu máu và mất nước quá nhiều, chân lạnh. Con vật chết trong tình trạng co giật bởi nhiễm độc. Dù bệnh khỏi, sau khi cai sữa nuôi rất chậm lớn, khi bệnh nặng con vật mệt lử bỏ bú hoàn toàn, chân và toàn thân run rẩy, đi lại không được, nằm một chỗ, đặc biệt là hai chân sau liệt, mắt sâu lõm, khô, khát nước nhiều, thở dốc, mạch nhanh, phản xạ các bắp thịt và gân yếu, không điều trị kịp thời con vật chết trong 3 - 6 ngày, trước khi chết nhiệt độ hạ xuống chỉ còn 35 - 36,5oC. Sau giai đoạn bệnh dữ dội nếu được điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn lành bệnh. Lúc này phân chuyển từ màu trắng hoặc trắng xám đen, phân đặc dần thành khuôn như phân của lợn khoẻ.

Theo Phạm Ngọc Thạch, Đỗ Thị Nga (2006) [26], bệnh tích khi mổ khám cho thấy: Xác gầy niêm mạc nhợt nhạt máu loãng hơi đen, dạ dày chứa đầy hơi, còn sữa hoặc thức ăn chưa tiêu, màng treo ruột sưng mềm, đỏ tấy sung huyết, niêm mạc ruột, dạ dày sưng, ở ruột già cũng có một số đám máu,

ở ruột non có chất màu vàng, lỏng, tanh. Nhìn bề ngoài xác lợn gầy khô thót bụng, bẩn.

2.2.6. Biện pháp phòng và trị bệnh phân trắng lợn con

2.2.6.1. Biện pháp phòng bệnh

Có rất nhiều biện pháp phòng bệnh như (vệ sinh chuồng trại, chống lạnh, ẩm, nuôi dưỡng tốt mẹ và con, bổ sung các thành phần dinh dưỡng con thiếu vào khẩu phần), Sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh, thảo mộc để phòng bệnh.

- Dùng chế phẩm sinh học: Là dùng các vi khuẩn có lợi để phòng trị bệnh. Các nhóm vi khuẩn thường dùng là Bacillus suptilis, Colibacterium, Lactobacillus… các vi khuẩn này khi đưa vào đường tiêu hoá của lợn sẽ có vai trò cải thiện tiêu hoá thức ăn, lập lại cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế và khống chế vi sinh vật có hại.

- Phòng bệnh bằng nguyên tố vi lượng: Lợn con bú sữa mẹ thường thiếu sắt vì sữa mẹ không cung cấp đủ cho lợn con. Dẫn đến, lợn con thường rối loạn tiêu hoá và ỉa phân trắng. Vì vậy, lợn con cần được tiêm bổ sung dextran Fe để phòng bệnh thiếu máu và nâng cao sức đề kháng cho lợn con.

- Cải thiện các điều kiện nuôi dưỡng lợn nái và lợn con: Nuôi dưỡng lợn nái đúng khẩu phần quy định bao gồm đủ lượng đạm, vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng… sẽ đảm bảo cho thai phát triển tốt và lợn con sau khi sinh có sức đề kháng với bệnh. Dùng đèn hồng ngoại để sưởi ấm cho lợn con vào mùa đông có thể giảm thiểu được bệnh.

- Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, uống, dụng cụ chăn nuôi: Là một khâu hết sức quan trọng để phòng bệnh phân trắng lợn con, hạn chế mầm bệnh trong môi trường, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Việc vệ sinh được tiến hành hằng ngày đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, chuồng nuôi được thiết kế sao cho luôn thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt lịch khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi theo định kì. Xử lý phân, rác thải, xác chết…đúng quy định.

- Phòng bệnh bằng vắc xin: Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vắc xin để phòng bệnh phân trắng lợn con do vi khuẩn gây ra, do đó các nghiên cứu tập trung chế tạo vắc xin từ vi khuẩn E.coli và Salmonella. Sử dụng vắc xin cho lợn nái mang thai bằng cách tiêm hoặc cho uống trước khi đẻ 4 - 6 tuần để kích thích lợn mẹ đáp ứng miễn dịch, sản sinh kháng thể đặc hiệu trong máu, truyền qua sữa đầu, cung cấp cho lợn con sau khi bú sữa (Nguyễn Thị Nội và cs, 1998 [16] và Lê Văn Tạo, 1993 [21]).

Gần đây một số nhà nghiên cứu còn dùng hỗ hợp vi khuẩn đường ruột E.coli và salmonella phân lập được từ cơ sở chăn nuôi để chế tạo vắc xin với mục đích ngăn cản sự xâm hại của 2 loại vi khuẩn này. Kết quả cho thấy vắc xin chế tạo được có khả năng cản trở sự bám dính và xâm nhập của E.coli và Salmonella vào các tế bào biểu mô ruột. Hiệu lực miễn dịch của kháng sinh này tương đương với hiệu lực của kháng sinh sống, cao hơn vắc xin chết hoặc vắc xin lipopolisaccharid chiết xuất.

Lê Văn Tạo và cs. (1993) [21], đã chọn các chủng vi khuẩn kết hợp ít nhất 2 yếu tố gây bệnh khác nhau là ent và hly để sản xuất vắc xin cho uống và tiêm phòng bệnh phân trắng lợn con.

Theo Nguyễn Thị Hồng Thắm (2010) 23, đã nghiên cứu và chế tạo thành công chế phẩm kháng thể đặc hiệu E.coli Pili F4. Liều điều trị của chế phẩm lòng đỏ trứng KT04 với đối tượng lợn con tiêu chảy tại thực địa là 1g/ kg TT và liều điều trị dự phòng là 0,5g/ kg TT. Đã bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị trong điều kiện thực địa khỏi bệnh trên 70%, dự phòng làm giảm 60,45% so với đối chứng không can thiệp thuốc dự phòng. Sinh phẩm là an toàn, không ảnh hưởng đến tăng trọng khi lành bệnh.

Mặt khác có thể phòng bệnh bằng việc bổ sung sắt: Ở lợn con giai đoạn bú sữa thường có triệu chứng thiếu sắt, do đó lợn con thường bị rối loạn tiêu hóa, còi cọc, giảm sức đề kháng của cơ thể với các vi sinh vật gây bệnh và gây ra ỉa chảy.

Bảng 2.2. Lịch phòng bệnh áp dụng tại trại trong 6 tháng thực tập

Tuổi

Vắc xin

Phòng bệnh

Liều lượng

Lần

Vị trí

02

ngày tuổi

Inrondextran

Thiếu máu

2ml

Mũi 1

Tiêm bắp

Clamoxom

Viêm vết thương

0.5ml

Mũi 1

Tiêm bắp

Hamcolifor

Tiêu chảy

2g/20ml/10

con

 

Uống

3 ngày

Newcocin

Cầu trùng

1ml

1 lần

Uống

4 ngày

Clamoxom

Viêm vết thương

0.5ml

Mũi 1

Tiêm bắp

6 ngày

Clamoxom

Viêm vết thương

0.5ml

Mũi 1

Tiêm bắp

12 - 15

ngày

Hylogen

Suyễn

2ml

Mũi 1

Tiêm bắp

26 - 30

ngày

Cercovac

Cerco

0.5ml

Mũi 1

Tiêm bắp

5-6 tuần

Clapest

Dịch tả

2ml

Mũi 1

Tiêm bắp

6-7 tuần

Tai xanh

Tai xanh

2ml

Mũi 1

Tiêm bắp

(Nguồn:Kỹ thuật trại)

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mạn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất.

2.2.6.2. Điều trị bệnh

Phạm Ngọc Thạch, Đỗ Thị Nga (2006) [26] đã dùng các thuốc hoá học có độ mẫn cảm cao với vi khuẩn E.coli và Salmonella gây bệnh như: neomycin; antidia, đặc trị tiêu chảy, hay một số loại kháng sinh có nguồn gốc thảo dược: viên tô mộc, becberin, palmatin, ngũ bội tử, nước sắc của các lá, quả chát chứa nhiều tanin như hồng xiêm, lá ổi… Dùng các chế phẩm sinh học: Complex-subtilit, bột subtilit, bổ sung các nguyên tố vi lượng: Fe, Cu…

2.2.7. Một số loại thuốc được dùng để điều trị bệnh phân trắng lợn con tại trại

2.2.7.1. Nova - amcoli

Thành phần: Ampicillin 10mg

Cơ chế tác dụng: Là kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm betalactam, tức là nhóm kháng sinh có cấu trúc phân tử gồm khung beta-lactame. Cùng trong nhóm betalactam với ampicillin, còn có các loại thuốc kháng sinh khác là: penicillin, amoxycillin, augmentin, unacyl,

cloxacillin, oxacillin,.Ampicillin thực chất là một penicillin bán tổng hợp nhóm A có hoạt phổ rộng với nhiều chủng vi khuẩn gram (+) và vi khuẩn gram (-). Ampicillin có tác dụng chống lại những vi khuẩn mẫn cảm gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, dẫn mật, tiêu hoá, tiết niệu, một số bệnh ngoài da như viêm bì có mủ, áp xe, đầu đinh... viêm tai giữa, bàng quang và thận...

Ampicillin tác động vào quá trình nhân lên của vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. Để đạt được hiệu quả, ampicilin phải thấm qua thành tế bào và gắn với các protein. Các protein gắn ampicilin chịu trách nhiệm nhiều bước trong quá trình sinh tổng hợp của thành tế bào và có mặt trong hàng trǎm đến hàng nghìn phân tử trên một tế bào vi khuẩn. Các protein gắn ampicilin rất khác nhau giữa các chủng vi khuẩn. Các kháng sinh beta-lactam cản trở việc tổng hợp thành tế bào qua trung gian PBP, cuối cùng dẫn đến ly giải tế bào. Sự ly giải diễn ra qua trung gian là các enzym tự ly giải thành tế bào vi khuẩn, kháng sinh beta-lactam gây cản trở bằng một chất ức chế autolysin.

Tính kháng với các ampicilin có được phần lớn là nhờ sản sinh beta- lactam. Để khắc phục điều này, người ta đã tạo ra một số chất ức chế beta- lactamase: axit clavulanic và sulbactam. Các hợp chất này cũng là các phân tử beta-lactam nhưng bản thân chúng ít hoặc không có hoạt tính kháng khuẩn. Chúng làm bất hoạt enzym beta-lactam bằng cách gắn vào vị trí hoạt động của enzym. Trong quá trình đó, chúng bị phá huỷ; vì vậy, chúng còn được gọi là

các ức chế "tự sát". Việc bổ sung chất ức chế, như: acid clavulanic hoặc sulbactam, sẽ tái lập hoạt tính của ampicilin chống lại vi sinh vật sản sinh beta-lactamase. Tuy nhiên, các cơ chế khác với sản sinh beta-lactam có vẻ là trung gian tạo ra tính kháng của S.aureus kháng methicillin.

Công dụng: Điều trị tiêu chảy, sưng phù đầu, viêm phổi, viêm rốn

Cách dùng: Tiêm bắp thịt hoặc dưới da Dùng liên tục trong 3 - 5 ngày

Lợn con: 1ml/ 5 - 7kgTT/ ngày.

2.2.7.2. B.complex

Thành phần: Vitamin C, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B12.

Cơ chế tác dụng: Tăng sức đề kháng của cơ thể khi nhiễm bệnh.

Phòng chống hội chứng stress do vận chuyển, thay đổi thời tiết, thay đổi thức ăn. Bổ sung trong các trường hợp bệnh truyền nhiễm, bệnh đường tiêu hóa, bị stress...., thời kỳ hồi phục sau khi mắc bệnh.

Công dụng: Kích thích ăn nhiều, tiêu hóa tốt giúp tăng trọng nhanh, mau lớn, da hồng hào, chống còi cọc, xù lông.

Cách dùng: Pha vào nước uống hoặc trộn thức ăn. Dùng liên tục trong 5 ngày

Gà,vịt, ngan (vịt xiêm): 100g/100 lít nước hoặc 100g/50-80 kg thức ăn. Lợn, trâu, bò: 1g/10kg TT/ ngày 2 lần

2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Bệnh phân trắng lợn con ở nước ta đã được nghiên cứu từ năm 1959 tại các cơ sở chăn nuôi tập trung (trại chăn nuôi và các nông trường quốc doanh)

Theo Đặng Xuân Bình và cs. (2002) [2] đã nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của các chủng E.coli, chọn chủng E.coli để chế tạo vắc xin chết dưới dạng cho uống. vắc xin dùng cho lợn con sau đẻ 2 giờ, uống với liều

1ml/con, liên tục trong 3 - 5 ngày. Kết quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con từ 30 - 35% so với đối chứng.

Theo Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004) [14], cho biết qua nghiên cứu cho rằng tỷ lệ nhiễm vi khuẩn môi sinh trong các trại chăn nuôi tập trung cao và có liên quan đến tình hình dịch bệnh của đàn lợn. Trong đó: E.coli có tỷ lệ nhiễm cao từ 28,5 - 44,1%; Staphylococcus spp. từ 29,8 - 38,9%; Streptococcus spp. từ 24,3 - 41,3%; giảm xuống khi cơ sở chăn nuôi được cải tạo chuồng trại và nguồn nước cấp.

Theo Nguyễn Việt Thái (2005) [24], hội chứng tiêu chảy lợn con là một hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc biệt là dạng viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus. Bệnh xảy ra quanh năm ở những nơi tập trung nhiều gia súc, bệnh thường phát mạnh từ mùa đông sang mùa hè (tháng 11 đến tháng 5) đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ khô ẩm chuyển sang rét). Tỷ lệ mắc bệnh tới 50% và tỷ lệ chết tới 30 - 45%.

Theo Đặng Minh Phước và Dương Thanh Liêm (2006) 18, bổ sung chế phẩm axit hữu cơ có thành phần axit lactic, formic, photphoric với tỷ lệ 0,3 - 0,5 vào thức ăn lợn con sau cai sữa ở giai đoạn 42 - 56 ngày tuổi đã có tác dụng cải thiện về tăng khối lượng từ 4,57% - 10,29%. Tiêu tốm thức ăn/kg tăng khối lượng giảm từ 7,57% - 8,11%. Tỷ lệ tiêu chảy giảm từ 33,78% - 49,23% so với đối chứng.

Theo Nguyễn Nguyệt Cầm (2008) [3] đã phân lập được vi khuẩn E.coli trong 89,1% số mẫu phân của lợn con bị tiêu chảy tại trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. 100% mẫu phủ tạng của lợn tiêu chảy đều phân lập được vi khuẩn E.coli.

Các chủng vi khuẩn E.coli được kiểm tra đặc biệt mẫn cảm với amikacin và certiofur, tỷ lệ đạt 100%. Một số loại kháng sinh khác như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/04/2022