Khảo sát phương pháp bảo quản thóc gạo tại Chi cục Dự trữ Nhà nước thành phố Thái Nguyên - 7


xuống còn 13,4% sau 9 tháng bảo quản. Nguyên nhân chủ yếu do thời gian bảo quản dài, hiện tượng lại ẩm trong khối hạt xảy ra do sự dịch chuyển ẩm từ trong ra ngoài. Độ ẩm không khí và nhiệt độ trong khối hạt giảm dẫn đến độ ẩm cân bằng trong khối hạt cũng giảm theo. Mặc dù độ ẩm lớp trên khối hạt thay đổi phụ thuộc điều kiện môi trường bên ngoài. Trong khi đó, độ ẩm của mẫu thóc bảo quản trong điều kiện áp suất thấp giảm ít hơn gần như không có sự thay đổi từ 13,8% xuống 13,7% sau 9 tháng bảo quản.

Tạp chất: chỉ tiêu tạp chất của thóc nằm trong giới hạn cho phép (≤2%). Tạp chất trong mẫu đối chứng khi áp dụng phương pháp bảo quản thoáng tự nhiên tăng dần từ 1,2% lên 1,32% sau 9 tháng bảo quản. Nguyên nhân lượng tạp chất tăng là do trong quá trình bảo quản khi cào đảo, đánh luống trong kho có sự cọ sát giữa các hạt thóc nên phần lớn các mày thóc rụng ra làm tăng lượng tạp chất, vỏ hạt bị côn trùng phá hại lẫn vào thóc... Trong khi đó tạp chất trong mẫu thóc bảo quản trong điều kiện áp suất thấp không thay đổi, giữ ở mức 1,2%.

Hạt vàng: tỷ lệ hạt vàng ở mẫu đối chứng tăng lên khá nhanh từ 0,2% lên 0,27 sau 9 tháng bảo quản nằm trong giới hạn cho phép (≤ 0,5%). Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hạt vàng tăng là giai đoạn chín sau thu hoạch thóc bị tích tụ ẩm nhiệt trong lòng khối hạt nhưng không được nhanh chóng giải phóng ẩm, có sự tham gia của một số loài nấm mốc phát triển trên bề mặt khối hạt kết hợp với điều kiện môi trường độ ẩm và nhiệt độ cao. Trong khi đó tỷ lệ hạt vàng ở mẫu thóc bảo quản trong điều kiện áp suất thấp tăng ít hơn, từ 0,2% lên 0,22% nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Điều này cho thấy tỷ lệ hạt vàng đã được kiểm soát một cách đáng kể trong quá trình bảo quản áp suất thấp. Tỷ lệ hạt vàng càng ít thì chất lượng bảo quản càng tốt.

Sau 9 tháng bảo quản thóc đổ rời trong điều kiện áp suất thấp các chỉ tiêu như: độ ẩm, tạp chất, hạt vàng giữ được chất lượng tốt hơn so với bảo quản thóc đổ rời thoáng tự nhiên.


4.2.3. Sự biến động về côn trùng trong quá trình bảo quản

Bảng 4.4: Sự biến động côn trùng trong quá trình bảo quản (con/kg)



Thời gian

Bảo quản trong điều kiện áp suất thấp

Bảo quản thoáng tự nhiên

Ban đầu (kế thừa)

0

0

Sau 4 tháng (kế thừa)

0

5

Tháng thứ 5

0

6

Tháng thứ 6

0

6

Tháng thứ 7

0

8

Tháng thứ 8

0

10

Tháng thứ 9

0

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Khảo sát phương pháp bảo quản thóc gạo tại Chi cục Dự trữ Nhà nước thành phố Thái Nguyên - 7


Từ bảng 4.4 cho thấy sau 9 tháng bảo quản, phương pháp bảo quản thoáng tự nhiên có xuất hiện côn trùng và tăng dần theo thời gian, sau 9 tháng bảo quản số lượng côn trùng là 10 con/kg. Nguyên nhân là do côn trùng xâm nhập vào kho từ bên ngoài trong quá trình nhập kho. Mặc dù kho được xử lý hoá chất trước và sau khi nhập kho. Tuy nhiên một số côn trùng nhờn thuốc hoặc quá trình xử lý không triệt để nên sau thời gian bảo quản số côn trùng này xuất hiện và sinh trưởng ở trong kho. Trong khi đó phương pháp bảo quản trong điều kiện áp suất thấp không xuất hiện côn trùng. Như vậy bảo quản trong điều kiện áp suất thấp đã hạn chế lượng oxy làm cho côn trùng không có khả năng hô hấp và phát triển. Chất lượng thóc sau 9 tháng bảo quản không có mùi hôi, mốc do côn trùng thải ra.


4.3. Khảo sát quy trình bảo quản gạo bằng Nitơ tại Chi cục Dự trữ thành phố Thái Nguyên

4.3.1. Quy trình bảo quản gạo đóng bao sử dụng khí N2 trong điều kiện áp suất thấp



Chuẩn bị kho

Chuẩn bị vật tư, thiết bị,

dụng cụ Kiểm tra số

lượng, chất lượng gạo trước khi nhập kho

Trải tấm sàn, xếp palat vào đúng vị trí quy định

Xếp lô gạo đúng quy cách


Phủ, dán kín và kiểm tra độ kín của lô gạo

Lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng gạo nhập

Bảo quản gạo theo phương thức nạp khí N2

Lấy mẫu kiểm nghiệm trước khi xuất

Xuất kho


Hình 4.3: Sơ đồ quy trình bảo quản gạo đóng bao có nạp khí N2 [7].


4.3.2. Thuyết minh quy trình

4.3.2.1. Kho bảo quản

* Yêu cầu về nhà kho:

Là loại kho kín, có tường bao, mái che chống nắng, mưa, gió, bão.

Nền nhà kho cao ráo, mặt nền kho phẳng nhẵn, chịu tải trọng tối thiểu 3 tấn/m2, tường và nền kho không bị ngưng tụ ẩm.

Không bị thấm dột, đảm bảo thoáng, mát đồng thời có thể chủ động hạn chế được ảnh hưởng bất lợi của môi trường (nhiệt độ xuống thấp đột ngột, gió lạnh lùa vào kho và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào trong kho).

Đảm bảo ngăn ngừa động vật gây hại và côn trùng, vi sinh vật hại lây nhiễm.

Toàn bộ trong, ngoài ngăn, ô kho, palet kê lót phải được vệ sinh sạch sẽ và xử lý sát trùng trước khi nhập gạo.

4.3.2.2. Chuẩn bị vật tư – thiết bị - dụng cụ

Tất cả vật tư, thiết bị, dụng cụ cần được chuẩn bị, kiểm tra trước lúc nhập gạo. Riêng khí N2 đảm bảo cung cấp đủ số lượng sau khí các lô gạo hoàn tất việc kiểm tra độ kín khí.

* Bao bì đóng gói

Bao chứa gạo là bao PP (polyproppylen) trắng, mới, bền chắc, khô sạch (không mốc, không nhiễm sâu mọt, hóa chất, không có mùi lạ).

Gạo được đóng có khối lượng 50kg mỗi bao. Miệng được khâu bằng máy với hai đường chỉ song song đảm bảo không bị tuột, đứt chỉ trong khi bốc xếp.

*Khí N2

Loại N2 kỹ thuật có hàm lượng khí N2 cao nhất quy định theo TCVN 3286-79 Nitơ kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật.

*Túi PVC

Túi bọc kín lô gạo được gia công từ màng PVC bao gồm tấm phủ (bao gồm mặt trên và bốn mặt xung quanh lô gạo) và tấm sàn.

Màng PVC phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, hàm lượng kim loại nặng phải trong giới hạn an toàn cho phép

Ghép nối dán màng PVC tạo túi bảo quản:


- Tấm sàn nền dán ghép nối lại với nhau. Mối dán ghép có bề rộng 50mm.

- Tấm phủ dán ghép nối với nhau. Mối dán ghép rộng 50mm.

Về kích thước: Căn cứ kích thước lô gạo để định hình kích thước tấm phủ, cho phép chiều cao tấm phủ lớn hơn chiều cao lô gạo 400mm, chiều dài và chiều rộng của tấm phủ đều lớn hơn chiều dài và rộng của lô gạo mỗi bên 150mm.

Túi bọc kín lô gạo được gia công từ màng PVC bao gồm tấm phủ và tấm sàn. Màng PVC có độ dày (0,5 ± 0,03)mm, đảm bảo trong suốt, không có lỗi kỹ thuật. Các tấm màng PVC được gắn kết với nhau (bằng keo dán PVC hoặc nhiệt) đảm bảo độ kín trong quá trình bảo quản.

*Palet

Palet phải khô, sạch và được sử lý sát trùng trước khi kê xếp gạo, chịu tải trọng tối thiểu 3 tấn/m2, đảm bảo không xây xước làm rách túi PVC.

*Thiết bị hút khí (Nhật Bản)

Thiết bị có công suất đảm bảo hút được không khí trong lô hàng đạt áp suất âm tối thiểu là 1000 Pa (Pascan).

*Áp kế (Manomet)

Đảm bảo đo được áp suất trong lô gạo với mức sai số cho phép ± 2%.

*Vòi dẫn khí

Là một ống nhựa dẻo đường kình từ 0,5 cm đến 1 cm. Một đầu gắn vào đỉnh lô gạo, đầu còn lại ở chân lô để gắn vào áp kế khi đo áp lực trong lô gạo và để lấy mẫu khí khi kiểm tra nồng độ.

*Ống dẫn khí

Nạp vào lô gạo là một ống cao su hoặc nhựa dẻo chịu áp lực đường kính khoảng 3cm để dẫn khí từ bình chứa vào trong lô gạo, được gắn một van khóa khí cách đầu ống từ 10cm đến 15cm để dẫn khí từ bình chứa vào lô gạo.

*Thiết bị đo nồng độ khí

Sử dụng thiết bị đo chuyên dùng với mức sai số cho phép ± 2% (Đức).

*Các dụng cụ khác

Chuẩn bị các dụng cụ khác: xiên lấy mẫu, thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm lô gạo, cân kiểm nghiệm...thích hợp để sử dụng với gạo.


Các sự cố xảy ra trong quá trình xử lý nguyên liệu trước khi nhập kho:

- Mức xát: chưa kỹ, đánh bóng chưa hết cám

- Tạp chất: nhiều tạp chất lạ, mùi vị lạ

- Gạo nhập kho bị men mốc, côn trùng xâm hại...

- Vòi dẫn khí, ống dẫn khí: có thể bị tắc, ống dẫn khí có thể bị hở khí ra ngoài.

- Túi PVC: bị thủng, không chắc chắn..

Cách xử lý: Kiểm tra kỹ đầu vào, cảm quan chất lượng gạo. Các thiết bị - vật tư cần được xử lý và khắc phục nhanh chóng phục vụ cho công tác bảo quản.

4.3.2.3. Kiểm tra số lượng, chất lượng gạo trước khi nhập kho

*Kiểm tra số lượng

Gạo phải được qua cân 100% hoặc cân theo hình thức giám định theo thỏa thuận của các bên.

*Kiểm tra chất lượng gạo

Gạo đưa vào bảo quản phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trên cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5644-1999 nay là TCVN 5644-2008, bao gồm các nội dung: Phân loại gạo, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử. Trong đó, yêu cầu chất lượng phải đảm bảo (bảng 4.5):

Độ ẩm hạt không lớn hơn 14% Mức sát đánh bóng kỹ

Các chỉ tiêu chất lượng bắt buộc khác căn cứ mục đích, yêu cầu Dự trữ thực hiện theo quy định của Cục Dự trữ Quốc gia, ngoài ra tùy theo điều kiện thực tế Cục Dự trữ Quốc gia sẽ quy định các chỉ tiêu khuyến khích áp dụng.

Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu gạo nhập kho


STT

Chỉ tiêu

Chỉ số

1

Thủy phần trung bình

13,8 %

2

Thủy phần cao nhất

14,0 %

3

Thủy phần thấp nhất

13,6 %

4

Tỷ lệ tạp chất

0,2%

5

Tỷ lệ hạt vàng

0,5 %

6

Hạt bạc phấn

7,0 %

7

Thóc lẫn

25 hạt/kg


Bao bì, đóng gói : gạo đóng trong bao PP mới, sạch, và khâu miệng chắc chắn với trọng lượng 50kg.

4.3.2.4. Trải tấm sàn, xếp palet vào đúng vị trí quy định Kiểm tra kỹ mặt nền và các mối dán của tấm sàn. Trải phẳng tấm sàn theo vị trí lô gạo đã xác định. Xếp Palet (trường hợp nền kho ẩm thấp).

Palet được xếp chắc chắn lên tấm sàn cách đều các cạnh tấm sàn từ 25cm đến 30cm. Yêu cầu khi xếp, điều chỉnh Palet phải nhẹ tay, không được rê, kéo, làm xước,

rách màng. Trong lúc chưa dán kín lô gạo, phần màng nền xung quanh Palet cần cuộn lại tránh bị dẫm đạp và bụi bẩn.

4.3.2.5. Chất xếp bao gạo

Các bao gạo cần được xếp ngay ngắn, thẳng hàng để mặt lô không bị lồi lòm lượn sóng. Lớp bao đầu tiên xếp nhô ra ngoài cạnh palet từ 5cm đến 10cm (không để các cạnh palet cửa vào màng khi hút khí). Các hàng bao phía trên xếp thu dần vào sao cho đỉnh lô tạo với chân lô theo phương thẳng đứng một góc từ 3º đến 5º. Các đầu miệng bao không để quay ra phía ngoài lô.

Không xếp gối các đầu bao lên nhau nhằm tạo ra các khe hở để khí nạp vào nhanh chóng phân bố đều trong toàn lô.

Trong cùng một lớp các bao được xếp đan khoa vào nhau (xem hình vẽ). Toàn bộ lô gạo khi xếp xong đảm bảo vững chắc không bị nghiêng, đổ trong quá trình bảo quản.

Gạo được xếp thành lô, mỗi lô có khối lượng từ 100 tấn đến 150 tấn tùy theo kích thước, loại hình kho. Chiều cao lô gạo không xếp lớn hơn 20 hàng bao đảm bảo cách trần kho không nhỏ hơn 1.5m. Lô gạo cách tường không nhỏ hơn 0.5m. Các lô cách nhau không nhỏ hơn 0,8m. Trường hợp không sử dụng palet, các bao gạo thuộc lớp sát nền xếp cách nhau từ 3cm đến 5cm để đảm bảo độ thông thoáng.


Lớp thứ nhất (lớp lẻ) Lớp thứ hai (lớp chẵn)


Hình 4.4: Kiểu xếp các bao gạo trong bảo quản gạo


4.3.2.6. Phủ và dán kín lô gạo

* Phủ lô:

- Sau khi gạo được chất xếp đủ khối lượng quy định, tiến hành chỉnh sửa lớp bao trên đỉnh lô; vệ sinh quét sạch lô gạo bị rơi vãi, bụi, rác trong phạm vi lô.

- Tấm phủ cần đưa lên đỉnh lô trước khi lô gạo được xếp hoàn chỉnh.

- Để việc phủ lô thuận tiện và đảm bảo an toàn cho tấm phủ, bố trí 4 người thao tác tại 4 góc đỉnh lô, phía dưới bố trí 2 người. Các mặt bên các tấm phủ được thả từ từ nhẹ nhàng xuống chân lô.

- Thao tác nhẹ nhàng trùm tấm phủ lô theo đúng vị trí các cạnh lô gạo và phối hợp điều chỉnh để tấm phủ phân bố cân đối cả 4 mặt lô gạo.

* Dán kín:

- Việc dán kín lô có thể thực hiện từ giữa lô về 2 góc hoặc ngược lại.

- Điều chỉnh để tấm phủ tiếp xúc khớp với tấm sàn.

- Mối dán đảm bảo kín và chắc (nếu dán bằng keo thì vệt dán rộng khoảng 5 cm)

- Kỹ thuật dán giống như dán tấm sàn.

Chú ý khi dán phải điều chỉnh để tấm phủ phân bố đều trên tấm sàn và xử lý để mối dán ở 4 góc không bị bong do màng phủ bị dồn keo đã quá hạn dùng.

* Kiểm tra:

Sau khi lô gạo đã được dán kín, cần kiểm tra lại toàn bộ mối dán chú ý kiểm tra kỹ ở 4 góc lô. Những vị trí chưa đảm bảo phải xử lý gia cố ngay.

*Lắp đặt ống hút nạp khí:

Tại vị trí cửa hút đã xác định, làm kín chỗ tiếp xúc giữa màng và ống hút nạp

khí.

4.3.2.7. Nạp khí N2

Nồng độ Nitơ trong lô gạo sau khi nạp cần đạt 95% trở lên tương đương khối lượng N2 từ 0,7kg N2/tấn gạo đến 0,8kg N2/tấn gạo.Thông thường nồng độ N2 trong lô gạo sau 6 tháng bảo quản ở mức không nhỏ hơn 60%; nồng độ N2 giảm nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào độ kín của lô gạo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022