Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


ĐỖ DUY KHOA



Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Mã số: 60 38 01


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân - 1

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. PHẠM HỒNG THÁI


HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Đỗ Duy Khoa

MỤC LỤC


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN 6

1.1. Khái niệm, đặc điểm và quy trình áp dụng pháp luật trong việc

giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân 6

1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân 6

1.1.2. Đặc điểm áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân 13

1.1.3. Quy trình áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân 17

1.2. Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng

đất tại Tòa án nhân dân 23

1.2.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng áp dụng pháp luật trong việc

giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất 23

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất 28

Tiểu kết chương 1 31

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI

TÒA ÁN NHÂN DÂN 32

2.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án

nhân dân 32

2.1.1. Tình hình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án

nhân dân 32

2.1.2. Những vấn đế phát sinh trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân 35

2.2. Chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân 39

2.2.1. Những ưu điểm của việc đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân 46

2.2.2. Hạn chế trong việc đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật khi

giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân 48

2.2.3. Nguyên nhân hạn chế chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất 52

Tiểu kết chương 2 68

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA

ÁN NHÂN DÂN 70

3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân 70

3.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của cơ quan tư pháp trong đó có hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân

dân, nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ Thẩm phán 71

3.1.2. Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật gắn với xây dựng nhà

nước pháp quyền 74

3.1.3. Đổi mới công tác xét xử của Tòa án nhân dân theo hướng mở rộng dân chủ, tranh luận tại phiên tòa, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tố tụng 75

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc

giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân 75

3.2.1. Nhóm giải pháp chung 75

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với ngành Tòa án nhân dân 87

Tiểu kết chương 3 97

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trong Nhà nước pháp quyền, các cơ quan tư pháp có vai trò đặc biệt quan trọng, hoạt động của các cơ quan tư pháp thể hiện đầy đủ và toàn diện các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền. Vì vậy, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư pháp được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Trong công cuộc cải cách tư pháp, Tòa án được xác định là trung tâm. Hoạt động của Tòa án là nơi thể hiện rò nhất chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống các cơ quan tư pháp nói riêng và toàn bộ quyền lực nhà nước nói chung. Vì vậy, để cải cách, nâng cao chất lượng hoạt động của Toà án trong đó trọng tâm là hoạt động xét xử là khâu đột phá của quá trình cải cách tư pháp nước nhà trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao thì trong những năm gần đây các vụ, việc dân sự ngày một gia tăng. Số lượng đơn đề nghị Tòa án xem xét vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm ngày một tăng và tính chất ngày càng phức tạp. Trong đó phần lớn là các vụ, việc liên quan đến tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở chiếm tỷ lệ lớn và là loại tranh chấp phức tạp nhất trong số các tranh chấp về dân sự. Do số lượng các vụ án tăng, tính chất ngày càng phức tạp, mặt khác do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hoạt động xét xử của Tòa án đã bộc lộ những hạn chế nhất định như để quá thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án theo quy định của pháp luật, tỷ lệ các bản án, quyết định bị sửa, hủy do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và do áp dụng sai pháp luật về nội dung vẫn còn nhiều. Đáng chú ý có một số vụ

án tranh chấp về nhà, đất kéo dài qua nhiều năm, nhiều cấp xét xử làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như niềm tin của nhân dân vào hệ thống các cơ quan tư pháp. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng một số bản án giải quyết tranh chấp nhà, đất tuyên không rò ràng nên không thể thi hành án được. Trong quá trình giải quyết vụ án, do việc nghiên cứu các văn bản pháp luật chưa đầy đủ dẫn đến việc đánh giá chứng cứ thiếu khách quan toàn diện, áp dụng văn bản pháp luật không đúng dẫn đến việc phán quyết sai hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên Tòa án cấp trên phải hủy hoặc sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới.

Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của ngành Tòa án nhân dân đã và đang đặt ra những yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài để không ngừng nâng cao chất lượng xét xử trong quá trình thực hiện cải cách tư pháp ở nước ta theo đúng đường lối của Đảng. Vì vậy, việc chỉ ra những tồn tại và đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án là một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, thì về mặt lý luận và thực tiễn có nhiều vấn đề đặt ra cần nghiên cứu, trong đó có vấn đề áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân nói chung và áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân nói riêng.

Chính vì ý nghĩa lý luận và thực tiễn như đã nêu trên nên tác giả đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề "Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý. Đặc biệt trong tình hình hiện nay thì số lượng các bài viết, công trình nghiên cứu về cải cách tư pháp và áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án

tăng lên rò rệt. Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử đã được một số nhà khoa học, các bộ, thực tiễn ngành Tòa án thực hiện như:

- Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê Xuân Thân: "Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay", năm 2004.

- Tác giả Lưu Tiến Dũng với bài "Bàn về áp dụng pháp luật trong công tác xét xử", Tạp chí Tòa án nhân dân số tháng 5 năm 2005.

- Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường với bài "Những vấn đề cần trao đổi khi áp dụng Điều 136 Luật đất đai năm 2003", Tạp chí Tòa án tháng 8 năm 2005.

- Ban biên tập Tạp chí Tòa án nhân dân với bài "Những vấn đề trao đổi khi áp dụng Điều 136 Luật đất đai năm 2003", Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 9 năm 2005.

Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật vấn đề áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân - loại tranh chấp gay go nhất, phức tạp nhất trong tất cả các tranh chấp về dân sự hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận áp dụng pháp luật vào việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân, nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, nguyên nhân và những bất cập trong việc áp dụng pháp luật.

* Về phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi một luận văn Thạc sĩ luật học chuyên ngành lý luận Nhà nước và pháp luật, luận văn đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân trong thời gian 05 năm (từ năm 2007 đến năm 2011).

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí