4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Về mục đích: Để làm rò những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết các tranh chấp, chỉ rò đặc thù của việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân.
* Về nhiệm vụ của luận văn: Phân tích cơ sở lý luận của việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án đối với các tranh chấp quyền sử dụng đất. Đánh giá chất lượng áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân từ năm 2007 đến năm 2011, rút ra những ưu điểm, thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đặc biệt là các quan điểm của Đảng chỉ đạo về cải cách tư pháp.
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Mác xít, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp của các bộ môn khoa học khác như thống kê, so sánh.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn phân tích khái niệm, đặc điểm, quy trình áp dụng pháp luật, xác định tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng
pháp luật trong việc xét xử của Tòa án nhân dân nói chung và trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân nói riêng.
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân - 1
- Đặc Điểm Áp Dụng Pháp Luật Trong Việc Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất Tại Tòa Án Nhân Dân
- Tiêu Chí Đánh Giá Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Áp Dụng Pháp Luật Trong Việc Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất Tại Tòa Án Nhân
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Áp Dụng Pháp Luật Trong Việc Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Đánh giá thực trạng chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân.
Đề xuất giải pháp phù hợp thực tiễn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất.
7. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và phát triển lý luận phục vụ yêu cầu thực tiễn của việc không ngừng nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân nói riêng trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Nội dung của luận văn cũng có thể góp phần xây dựng kỹ năng nghề nghiệp của người Thẩm phán, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, đặc biệt là đối với các Thẩm phán chuyên giải quyết án dân sự, giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất và các vụ án có liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tư liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu giảng dạy khoa học pháp lý nói chung và đào tạo chức danh Tư pháp nói riêng
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn chia thành 3 chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.1. Khái niệm, đặc điểm và quy trình áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
1.1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Trong khoa học luật học, theo quan niệm có tính phổ biến hiện nay thì thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật là: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể [4, tr. 496].
Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật thì áp dụng pháp luật là hình thức cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất, phần lớn các quy định của pháp luật chỉ có thể được thực hiện trong thực tế thông qua hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền. Vì vậy, hình thức này cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện hơn và sâu sắc hơn các hình thức khác. Theo Từ điển Black/s Law,
từ áp dụng (apply) có thể được hiểu theo nghĩa đưa vào sử dụng với một vụ việc của một chủ thể riêng biệt (áp dụng pháp luật trong thực tế) [21, tr. 96]. Trong tiếng Việt, từ áp dụng có thể được hiểu là “Đem dùng trong thực tế điều đã nhận thức được” [20, tr. 9]. Từ các cách hiểu về từ áp dụng trong hai từ điển trên, có thể hiểu một cách nôm na rằng áp dụng pháp luật là đem pháp luật ra dùng trong thực tế. Nếu hiểu theo cách này thì áp dụng pháp luật có thể dùng để chỉ tất cả các hình thức thực hiện pháp luật mà không phải là một hình thức thực hiện pháp luật cụ thể.
Trong thực tế đã có nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ áp dụng pháp luật theo nghĩa này. Trong các sách báo pháp lý của Việt Nam, khái niệm áp dụng pháp luật được đề cập đến trong nhiều tác phẩm với nội dung khác nhau, tuy nhiên có thể phân ra 2 quan điểm khác nhau như sau:
Quan niệm 1: Được nêu trong giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của cả Trường Đại học Luật Hà Nội và của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Cả hai giáo trình này cùng nêu lên định nghĩa về áp dụng pháp luật, đó là:
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể [18, tr. 468, tr. 503].
Các tác giả của hai giáo trình trên đều cho rằng thực hiện pháp luật có bốn hình thức, trong đó áp dụng pháp luật là một trong bốn hình thức.
Quan niệm 2: Tác giả của quan niệm này nhìn nhận về áp dụng pháp luật theo nghĩa rộng hơn các quan niệm trên, đó là: “Áp dụng pháp luật là toàn bộ những việc làm, những hoạt động những phương thức nhằm thực
hiện những yêu cầu đặt ra trong pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội” [19, tr. 227]. Quan niệm này ngược hoàn toàn với các quan niệm trên ở chỗ không coi áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật mà coi nó là thực hiện pháp luật nói chung, phù hợp với cách hiểu về từ áp dụng trong từ điển đã nêu ở trên. Vì thế, tác giả của quan niệm này cho rằng:
Áp dụng pháp luật được thể hiện thông qua những hình thức (phương pháp) gồm: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật. Những hình thức áp dụng pháp luật này tuy đều là những phương pháp áp dụng pháp luật, nhưng khác nhau về cách thực hiện thủ tục của quá trình áp dụng, chủ thể và mục đích áp dụng pháp luật [19].
Tác giả đã giải thích cụ thể về từng hình thức áp dụng pháp luật, song sự giải thích ấy chưa thực sự rò ràng và hầu như không hoàn toàn thống nhất với quan niệm về áp dụng pháp luật và các hình thức áp dụng pháp luật mà tác giả đã nêu ở trên.
Trên cơ sở tìm hiểu những quan niệm trên về áp dụng pháp luật, tôi hoàn toàn ủng hộ quan niệm của đa số các tác giả, tức là coi áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật và đó là hình thức thực hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước, song tôi cho rằng có thể diễn đạt định nghĩa áp dụng pháp luật cụ thể hơn một chút theo hướng đề cập đến tất cả các đặc điểm của nó. Theo hướng đó, có thể định nghĩa về áp dụng pháp luật như sau: Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt, là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể
1.1.1.2. Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân
Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nói chung và áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân hiện nay là việc thực hiện pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án để ban hành các bản án, quyết định nhân danh Nhà nước, phán xét, phân xử đúng, sai, xác định tính có căn cứ hay không có căn cứ, có hợp pháp hay không hợp pháp đối với các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất được giao quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và hành chính nên hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân chính là hoạt động áp dụng pháp luật trong các lĩnh vực giải quyết vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và hành chính. Khi giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất, Hội đồng xét xử có quyền và nghĩa vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án và tiến hành xét xử, đánh giá tính hợp pháp, tính có căn cứ đối với việc yêu cầu của đương sự có căn cứ pháp lý hay không? Ai là người có quyền sử dụng đất đó? Có quyền lựa chọn các văn bản, quy phạm pháp luật phù hợp, chính xác và ban hành các bản án, quyết định nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể pháp luật hoặc buộc các chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp quyền sử dụng đất trước hết được hiểu là những xung đột, mâu thuẫn giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau, khi họ cho rằng, các quyền và lợi ích hợp pháp gắn liền với đất đai của mình bị xâm hại. Khi các tranh chấp quyền sử dụng đất xảy ra, nếu các đương sự không tự giải quyết được thì họ có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Sau khi nhận được đơn khởi kiện của người khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý
vụ án và giải quyết theo trình tự mà pháp luật tố tụng dân sự quy định như thẩm tra, xác minh các tình tiết liên quan đến vụ án; lựa chọn quy phạm pháp luật điều chỉnh để giải quyết vụ án và cuối cùng là ra bản án, quyết định buộc các đương sự thi hành bằng các hình thức tự nguyện thi hành hoặc có sự cưỡng chế thi hành của cơ quan thi hành án dân sự.
Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, ngoài cơ quan Tòa án còn có sự tham gia của cơ quan Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng giữ vai trò là chủ thể của hoạt động áp dụng pháp luật. Nếu thiếu sự tham gia của các chủ thể này thì có thể sẽ dẫn tới việc áp dụng pháp luật không chính xác, khách quan và triệt để. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân luôn là chủ thể chủ yếu trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất.
Qua sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân là hình thức thực hiện pháp luật mang tính tổ chức, tính quyền lực của Nhà nước được thực hiện thông qua Hội đồng xét xử, do Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa chủ trì nhằm xác định sự thật khách quan, phân xử đúng, sai, xác định tính có căn cứ hay không có căn cứ để ban hành các bản án, quyết định nhân danh Nhà nước giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, góp phần ổn định trật tự xã hội và củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân.
Áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân và tổ chức, góp phần to lớn vào việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân.
Tòa án nhân dân áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong một số trường hợp sau:
Thứ nhất, khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Xem xét nội dung các quy định cụ thể của pháp luật, ta thấy, mặc dù trong nhiều quy phạm pháp luật đã quy định rò quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể, song các chủ thể không thể tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ đó mà cần phải có sự can thiệp của Tòa án nhân dân. Có thể thấy, nếu không có sự can thiệp của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật thì nhiều quan hệ pháp luật cụ thể không thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Chính hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ, khi Tòa án công nhân cha cho con.
Thứ hai, khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể mà họ không tự giải quyết được với nhau và yêu cầu có sự can thiệp của Tòa án nhân dân. Nếu như trong trường hợp trên, phải nhờ hoạt động áp dụng pháp luật mới làm phát sinh một quan hệ pháp luật cụ thể thì trường hợp này khác ở chỗ một quan hệ pháp luật cụ thể đã phát sinh, các bên chủ thể đã có quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau, nhưng một trong các bên hoặc tất cả các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình nên dẫn đến tranh chấp mà họ không tự giải quyết được với nhau và yêu cầu có sự can thiệp của Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Tòa án nhân dân có thẩm quyền áp dụng pháp luật sẽ đóng vai trò là trọng tài để giải quyết tranh chấp đó. Ví dụ, một người cho thuê đất kiện ra toà án đòi lại đất cho thuê, toà án thụ lý và giải quyết vụ án đó tức là áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp giữa người cho thuê với người thuê đất.
Thứ ba, khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và tự giác bởi mọi chủ thể trong xã hội, nhiều quy phạm pháp luật đã quy định các biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng với