Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội - 15

KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể rút ra một số kết luận chủ yếu như sau:

Thứ nhất, khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, và pháp luật, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ XHCN. Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục của Luật khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý và sử dụng đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính về đất đai đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Khiếu nại về đất đai là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong lĩnh vực quản lý đất đai. Do đó, công tác GQKN về đất đai không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ máu thịt, gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua GQKN về đất đai, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật về khiếu nại và về đất đai do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Vì vậy, về nhận thức phải coi công tác GQKN về đất đai là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị.

Thứ hai, GQKN về đất đai được hiểu là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai có đúng pháp luật hay không, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp. GQKN về đất đai bao gồm các công việc: Xác minh để làm rò các tình tiết sự việc; kết luận về nội dung khiếu nại, trong đó xác định rò khiếu nại

của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; căn cứ vào quy định của pháp luật xử lý từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại từ đó quyết định giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính bị khiếu nại, chấm dứt quyết định hành chính bị khiếu nại; quyết định việc bồi thường thiệt hại cho người khiếu nại (nếu có) hoặc giải quyết các vấn đề cụ thể khác trong nội dung khiếu nại liên quan đến đất đai.

Thứ ba, áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai là hình thức thực hiện pháp luật mang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua cơ quan có thẩm quyền theo luật định nhằm kiểm tra, xác minh làm rò sự thật khách quan, phân tích, đánh giá đúng, sai, xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp để ban hành quyết định GQKN về đất đai nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và sự ổn định trật tự, xã hội.

Áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân và tổ chức, góp phần to lớn vào việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân.

Thứ tư, áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai chịu ảnh hưởng của một số yếu tố bao gồm: Quy định pháp luật về GQKN, Quy định pháp luật về đất đai, các quy định pháp luật khác có liên quan; năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền trong GQKN về đất đai và sự hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức thực hiện khiếu nại về đất đai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Trong quá trình GQKN về đất đai, UBND thành phố Hà Nội cần nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai ở một số địa phương để rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích.

Thứ năm, tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng diễn biến phức tạp, tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy và

Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội - 15

UBND thành phố Hà Nội, các cơ quan có thẩm quyền GQKN về đất đai trên địa bàn TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản để quy định (50 văn bản), chỉ đạo việc GQKNTC của các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thành ủy, UBND thành phố thường xuyên chỉ đạo Thanh tra Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các quận, huyện chú trọng đến công tác GQKNTC trong đó bao gồm cả lĩnh vực GQKNTC liên quan đến đất đai.

Tuy nhiên, áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai ở thành phố Hà Nội vẫn còn một số hạn chế, trong đó đáng lưu ý nhất là tồn tại các vụ khiếu nại đông người, trong đó, đa số các vụ việc liên quan đến vấn đề đền bù, bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi, giải phóng mặt bằng, tranh chấp quyền sử dụng đất.

Có hạn chế này là do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, trong đó quan trọng nhất là do: Hệ thống pháp luật về khiếu nại, GQKN và về đất đai còn nhiều bất cập; ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức GQKN về đất đai còn thiếu và yếu; chưa có cơ chế để thu hút người tài tham gia công tác GQKN; ý thức pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của người khiếu nại còn nhiều yếu kém; thực hiện việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và về GQKN về đất đai chưa nghiêm minh nên tính răn đe chưa cao.

Thứ sáu, muốn nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong GQKN về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm: Hoàn thiện các quy định pháp luật về GQKN, quy định pháp luật về đất đai và các quy định pháp luật khác có liên quan. Bên cạnh đó phải nâng cao năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền trong GQKN về đất đai; nâng cao sự hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức thực hiện khiếu nại về đất đai. Đồng thời phải xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật về đất đai và vi phạm pháp luật trong GQKN về đất đai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Tiến Bình (Chủ nhiệm đề tài) (2005), Vấn đề đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính, Đề tài khoa học cấp Cơ sở, Thanh tra Chính phủ, Hà Nội.

2. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11 về thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, Hà Nội.

3. Chính phủ (1999), Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07/8 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.

4. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10 hướng dẫn thi hành luật đất đai, Hà Nội.

5. Chính phủ (200 ), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.

6. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8 Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội

7. Nguyễn Văn Cường (2005), "Những vấn đề cần trao đổi khi áp dụng Điều 136 Luật đất đai năm 2003", Tòa án nhân dân, (8).

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Bùi Xuân Đức (2008), "Đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay", Dân chủ và pháp luật, (5).

11. Phạm Thanh Hải (2005), "Trao đổi thêm về việc áp dụng Điều 136 Luật đất đai năm 2003", Tòa án nhân dân, (5).

12. Ngô Đăng Huynh (Chủ nhiệm đề tài) (2003), Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai, nhà ở hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, Thanh tra Chính phủ, Hà Nội.

13. Phạm Văn Khanh (Chủ nhiệm đề tài) (2004), Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng - thực trạng và kiến nghị, Đề tài khoa học cấp Bộ, Thanh tra Chính phủ, Hà Nội.

14. Nguyễn Tuấn Khanh (2008), "Việc áp dụng pháp luật để giải quyết khiếu nại về đất đai", Thanh tra, (5).

15. Nguyễn Văn Kim (2004), Vai trò của các cơ quan thanh tra Nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

16. V.I. Lênin (19 8), Toàn tập, Tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

17. Phạm Văn Long (Chủ nhiệm đề tài) (2005), Việc thực hiện thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính, Đề tài khoa học cấp Bộ, Thanh tra Chính phủ, Hà Nội.

18. C.Mác - Ph.Ăngghen (19 9), Tuyển tập, tập 23, Nxb Sự thật, Hà Nội.

19. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

21. Quốc hội (1993), Luật đất đai, Hà Nội.

22. Quốc hội (1998), Luật khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.

23. Quốc hội (1998), Luật quốc tịch, Hà Nội.

24. Quốc hội (2003), Luật đất đai, Hà Nội.

25. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội.

26. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội.

27. Bùi Nguyên Súy (Chủ nhiệm đề tài), Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đề tài khoa học cấp Bộ, Thanh tra Chính phủ, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Thanh (Chủ nhiệm đề tài), Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính, Đề tài khoa học cấp Bộ, Thanh tra Chính phủ, Hà Nội.

29. Thanh tra Chính phủ (2010), Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo Luật Khiếu nại, Hà Nội.

30. Thanh tra Chính phủ (2012), Báo cáo tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2008 đến năm 2011 và giải pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

31. Thuật ngữ pháp lý phổ thông (1986), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

32. Ngô Mạnh Toan (Chủ nhiệm đề tài) (2005), Xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Thanh tra Chính phủ, Hà Nội.

33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

34. Tử điển Anh - Việt (1990), Nxb Đồng Nai, Đồng Nai.

35. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 04 năm (2008-2011), Hà Nội.

36. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai, Hà Nội.

37. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2006), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Hà Nội.

38. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022