Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 2

bộ. Chính vì lý do này, mà đến nay việc đăng ký hộ tịch muộn là do người dân còn chưa coi trọng công tác này thậm chí một số cán bộ tư pháp - hộ tịch có nhiệm vụ thực hiện việc đăng ký vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác này.

Với mong muốn tìm hiểu các quy định của pháp luật về hộ tịch ở cơ sở và áp dụng vào thực tiễn để hoàn thiện các quy định pháp luật hộ tịch trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội tôi chọn đề tài “Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu

Có thể khẳng định rằng quản lý hộ tịch là hoạt động khó khăn và phức tạp đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn và cần thiết hơn đó là sự thông thạo về đặc điểm dân cư, tập quán, truyền thống, văn hóa, trình độ phát triển của địa phương. Có như vậy nhà quản lý mới có thể áp dụng một cách linh hoạt pháp luật của nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, mang lại hiệu quả cao.

Vấn đề quản lý hộ tịch không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo mà còn là vấn đề quan tâm của cả những nhà khoa học và các nhà quản lý. Một số công trình khoa học tiêu biểu về quản lý hộ tịch đã được công bố trong thời gian qua như:

- Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp: Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật về quốc tịch và đăng ký hộ tịch ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 2000;

- Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp: Chuyên đề thông tin khoa học pháp lý về hộ tịch, 1995;

- Tổng cục Thống kê: Một số kết quả về dự án cải tiến đăng ký hộ tịch và thống kê dân số, Nxb Thống kê, 1989;

- Vũ Đình Tuấn Phương: Cơ quan nhà nước cần tôn trọng quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của công dân, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 6 năm 2005;

- Phạm Trọng Cường: Kỳ vọng về một nề nếp mới trong công tác hộ tịch, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 6 năm 2006;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

- Bộ Tư pháp: Số chuyên đề về Công chứng, hộ tịch và quốc tịch, phần 2 hộ tịch và quốc tịch, 2007;

- Đàm Thị Kim Hạnh: Tư pháp Hà Nội không vì khó khăn mà từ chối đăng ký khai sinh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 3 năm 2008;

Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 2

- Học viện Hành chính: Chuyên đề “Quản lý hành chính - tư pháp” trong chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính;

- Phạm Trọng Cường: Từ quản lý đinh đến quản lý hộ tịch, Nxb Tư pháp, 2007;

- Phạm Trọng Cường: Về quản lý hộ tịch, Nxb Chính trị quốc gia, 2004;

- Quy định mới về đăng ký và quản lý hộ tịch, Nxb Chính trị quốc gia, 2006.

Ngoài ra còn rất nhiều các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, các đề tài đã được nghiệm thu về vấn đề hộ tịch và đăng ký hộ tịch.

Các công trình khoa học kể trên đã nghiên cứu về nhiều khía cạnh: khái niệm, lịch sử quản lý hộ tịch, các sự kiện, phương thức quản lý và đăng ký hộ tịch…. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến việc áp dụng pháp luật về hộ tịch, đặc biệt là nghiên cứu tại một địa bàn cụ thể.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài là: thông qua việc nghiên cứu, làm rò các vấn đề lý luận có liên quan, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội từ năm 2005 đến năm 2013 để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

Để đạt được mục đích trên, phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan, pháp luật thực định của Việt Nam về hộ tịch và áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở; tìm hiểu pháp luật của nước ngoài về lĩnh vực này;

- Nghiên cứu, phân tích làm rò thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội từ năm 2005 đến năm 2013; đánh giá ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của công tác này;

- Nghiên cứu, làm rò yêu cầu và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Các quy định của pháp luật về hộ tịch và các văn bản của UBND huyện Thanh Trì về quản lý hộ tịch.

+ Thực tiễn hoạt động quản lý và đăng ký hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Thanh Trì.

- Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn xem xét nghiên cứu tình hình thực hiện đăng ký hộ tịch, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực này trên địa bàn huyện Thanh trì từ năm 2005 (khoảng thời gian Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định 158/2005/NĐ-CP có hiệu lực thay thế nghị định số 83CP/NĐ-CP) đến hết năm 2013.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý nhà nước, về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân…; đồng thời, luận văn sử dụng các

phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp hệ thống, logic và lịch sử, phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, điều tra xã hội học, phỏng vấn… trong đó chú trọng phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: quan sát, phỏng vấn, điều tra mẫu; phương pháp thu thập thông tin gián tiếp: phân tích và tổng hợp số liệu thông tin từ sách, báo, từ mạng Internet, từ báo cáo định kỳ của Uỷ ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

6. Đóng góp của luận văn

- Là một công trình có sự gắn kết giữa phân tích lý luận với tổng kết thực tiễn địa phương, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc hoạch định, thực hiện các chủ trương, chính sách về quản lý hộ tịch ở huyện Thanh Trì trong những năm tới;

- Với nội dung khoa học, phong phú, chuyên sâu, luận văn cũng có thể dùng làm tư liệu trong giảng dạy, học tập của sinh viên các trường khoa luật; đồng thời, là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu các đề tài liên quan đến hộ tịch.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Nhận thức chung áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở.

Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội từ năm 2005 đến năm 2013.

Chương 3. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

Chương 1

NHẬN THỨC CHUNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH Ở CƠ SỞ


1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Hộ tịch

“Hộ tịch” là một từ ngoại lai (gốc Hán) được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, được ghép bởi hai thành tố có nghĩa độc lập (hộ, tịch), trong đó “tịch” là thành tố chính. Các từ điển tiếng Việt hiện nay khá thống nhất trong cách hiểu về từng từ đơn này. Theo đó, từ “hộ” - khi sử dụng là danh từ có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng trong đó có một nghĩa trực tiếp là “dân sự” hoặc “nhà ở”, hiểu rộng ra là “đơn vị để quản lý dân số, gồm những người cùng ăn ở với nhau”. Tương tự, từ “tịch” có nghĩa là “sổ sách” hoặc là “sổ sách đăng ký quan hệ lệ thuộc”. Tuy nhiên, việc tổ hợp hai từ đơn này thành danh từ “hộ tịch” lại là một trường hợp rất đặc biệt về mặt ngôn ngữ, và được sử dụng với thuộc tính kết hợp hạn chế (hạn chế về việc sử dụng và khả năng tổ hợp của từ ngữ). Chính do tính chất đặc biệt ấy nên khảo cứu qua các từ điển tiếng Việt thì thấy có nhiều cách giải nghĩa từ “hộ tịch” rất khác nhau.

Các Từ điển Hán - Việt của nhiều tác giả khác nhau (Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Khôn, Hoàng Thúc Trâm, Nguyễn Lân, Bửu Kế) đều có sự tương đồng và những khía cạnh khác biệt trong cách giải nghĩa từ “hộ tịch”. Theo đó:

Hộ tịch: Quyển sổ của Chính phủ biên chép số người , chứ c vụ và tịch quán của từng người” [2]; “Hộ tịch: Sổ biên dân số có ghi rò họ, quê quán và chức vụ của từng người” [13]; “Hộ tịch: Quyển sổ ghi chép tên tuổi, quê quán nghề nghiệp của mọi người trong một địa phương [14].

Một số từ điển xuất bản gần đây lại giải nghĩa từ “hộ tịch” ở những khía cạnh khác; theo đó, “Hộ tic̣ h: Sổ của cơ quan dân chính đăng ký cư dân

trong đia

phương mình theo từ ng hô”

[40]; “Hộ tic̣ h: Các sự kiện trong đời

sống của môt

ngườ i thuôc

sự quản lý của phá p luâṭ ” [41].

Như vây , nghĩa của từ “hộ tịch” xét về góc độ ngôn ngữ còn nhiêù

cách hiểu khác nhau , thâm

chí có cuốn từ điển giải nghia

còn thể hiên sư

nhầm lân

cơ bản giữa hai khái niêm

“hô ̣tic̣ h” và “hô ̣khẩu” . Điều này phản

ánh một thực tế là sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này trong n hân

thứ c xa

hôi

là khá phổ biến .

Khái niệm “hộ tịch” cũng là một trường hợp đặc biệt trong hệ thống

khái niệm pháp lý tiếng Việt. Bản thân khái niệm này hoàn toàn không dễ định nghĩa một cách minh bạch, điều đó cũng có nghĩa là việc sử dụng nó không thuận tiện theo nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trên thực tế, đã từng có những cuộc thảo luận trong giới chuyên môn về việc thay thế khái niệm này bằng một khái niệm khác thông dụng hơn, dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, do khái niệm này, trải qua một quá trình lịch sử đã dần trở thành ngôn ngữ phổ thông, ăn sâu trong nhận thức nhân dân nên giải pháp đi tìm khái niệm Việt hoá thay thế không được lựa chọn, thay vào đó, các nhà xây dựng pháp luật đã dung hoà bằng giải pháp mà Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho phép, đó là sử dụng khái niệm này với tư cách là một thuật ngữ chuyên môn và định nghĩa trong văn bản. Theo đó, định nghĩa về “hộ tịch” quy định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10-10-1998 và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch thì: “Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết”[6]. Cách định nghĩa này, thực chất chỉ là một sự ước định. Về giá trị biểu đạt, với cách định nghĩa như vậy, sẽ chính xác hơn nếu coi đây là định nghĩa cho thuật ngữ “sự kiện hộ tịch” chứ không phải thuật ngữ “hộ tịch”. Bên cạnh đó, tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP cũng nêu khái niệm “đăng ký hộ tịch” bằng phương pháp mô tả như sau:

Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

- Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;

- Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi .

Trước khi có Nghi ̣điṇ h số 83/1998/NĐ-CP, Bô ̣luâṭ dân sự1995 cũng đã

đưa ra điṇ h nghia

về đăng ký hô ̣tic̣ h taị Điê5̀u4 như sau: “Đăng ký hộ tic̣ h là viêc

cơ quan nhà nướ c có thẩm quyền xá c nhân

sự kiên

sin,htử, kết hôn, ly hôn, giám

hô, nuôi con nuôi, thay đổi ho,̣ tên, quốc tic̣ h, xác định dân tộc, cải chính hộ tịch

và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịc[h20, Điều 54].

Khi định nghĩa hành vi đăng ký hộ tịch, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đồng thời đã phân biệt thành 2 nhóm hành vi với tính chất khác nhau rò ràng:

- Hành vi xác nhận các sự kiện sinh, kết hôn, tử, nuôi con nuôi, giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ tên, chữ đệm; cải chính họ tên, chữ đệm; ngày tháng năm sinh; xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc. Đối với các sự kiện hộ tịch trên, cơ quan đăng ký hộ tịch xác nhận bằng cách đăng ký vào sổ dành riêng cho từng loại việc đồng thời cấp giấy chứng nhận về việc đó cho đương sự (như Giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn). Hành vi xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký. Chỉ sau khi đăng ký, các sự kiện đó mới làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cá nhân;

- Hành vi ghi (ghi chú) vào sổ hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; huỷ việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi. Khác với hành vi xác nhận, đối với các loại việc hộ tịch này, cơ

quan đăng ký hộ tịch chỉ đơn thuần căn cứ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi chú việc đó vào sổ hộ tịch. Điểm phân biệt cơ bản giữa hành vi này với nhóm hành vi thứ nhất là nó không làm phát sinh hiệu lực pháp lý, bởi vì bản thân các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đem lại hiệu lực pháp lý cho các việc đó.

1.1.2. Phân biệt giữa hộ tịch và hộ khẩu


Việc làm rò các dấu hiệu phân biệt giữa quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu là rất quan trọng và cần thiết, có ý nghĩa thiết thực. Thực tế cho thấy, hiện nay có sự nhầm lẫn trong tư duy của nhiều người giữa khái niệm “hộ tịch” và hộ khẩu, cũng như sự nhầm lẫn về hoạt động quản lý hộ tịch và hoạt động quản lý hộ khẩu trong nhận thức xã hội còn khá phổ biến.

Điều này có căn nguyên từ chính mô hình quản lý hộ tịch, hộ khẩu của nước ta trong suốt một thời gian dài trước năm 1987, khi cả hoạt động quản lý hộ tịch và hộ khẩu đều do ngành Nội vụ (ngành Công an hiện nay) thực hiện. Chính vì vậy, cũng cần khẳng định sự phân biệt này chỉ có nghĩa tương đối và là sự phân biệt trên quan điểm lịch sử cụ thể theo mô hình quản lý của Nhà nước ta trong điều kiện pháp luật thực định hiện nay. Điều đó cũng có nghĩa là, có những điểm phân biệt giữa hai hoạt động này sẽ không được chấp nhận nếu đặt chúng trong bối cảnh pháp luật thực định của quốc gia khác hoặc của chính pháp luật về quản lý hộ tịch, hộ khẩu tại Việt Nam trong thời kỳ trước đây.

Theo quy định tại Nghị định 51/1997/NĐ-CP ngày 10/5/1997 của Chính phủ về quản lý hộ khẩu thì “Đăng ký và quản lý hộ khẩu là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân”. Như vậy, hoạt động quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu đều nằm trong phạm trù quản lý dân cư. Tuy nhiên, hai khái niệm này được phân biệt ở những điểm cơ bản sau:

Xét về chủ thể quản lý: theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, thì quản lý hộ tịch là hoạt động chuyên môn của ngành tư pháp, còn quản lý hộ khẩu là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022