nhân đó. Khi sử dụng với tính cách là chứng cứ, các thông tin thể hiện trên giấy khai sinh có thể giúp cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá nhiều vấn đề trong các vụ án hình sự, dân sự, lao động. Ví dụ: căn cứ vào Giấy khai sinh, khi xét xử vụ tranh chấp dân sự, cơ quan có thẩm quyền có thể đánh giá được các bên đương sự có năng lực hành vi dân sự hay không.
Bởi những vai trò quan trọng như vậy, nên trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vấn đề xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch và khai thác hiệu quả của nó phục vụ cho công tác quản lý nhà nước luôn được quan tâm.
1.2.3. Đăng ký, quản lý hộ tịch
1.2.3.1. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận các sự kiện
Một là, sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc.
Trong đó, thay đổi đổi hộ tịch là việc thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo yêu cầu của cá nhân đó khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Cải chính hộ tịch là việc cơ quan đăng ký hộ tịch cải chính (sửa chữa) những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót khi đăng ký hộ tịch.
Điều chỉnh hộ tịch là việc cơ quan đăng ký hộ tịch căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh để điều chỉnh các nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác (không phải là Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh) cho phù hợp với các nội dung tương ứng trong bản chính Giấy khai sinh.
Bổ sung hộ tịch là việc ghi bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ Khai sinh và Giấy khai sinh.
Xác định lại giới tính là việc cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền công nhận việc xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rò về giới tính theo quy định của Bộ Luật Dân sự
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 1
- Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 2
- Pháp Luật Về Hộ Tịch Và Một Số Vấn Đề Cơ Bản Áp Dụng Pháp Luật Về Hộ Tịch Tại Các Cơ Quan Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Cơ Sở
- Nội Dung, Trình Tự, Thẩm Quyền Áp Dụng Pháp Luật Về Quản Lý Hộ Tịch Ở Cấp Xã
- Thay Đổi, Cải Chính Hộ Tịch, Xác Định Lại Dân Tộc, Xác Định Lại Giới Tính, Bổ Sung Hộ Tịch, Điều Chỉnh Hộ Tịch
- Pháp Luật Về Hộ Tịch Ở Đài Loan
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Xác định lại dân tộc là việc cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định tại Điều 28 của Bộ luật Dân sự.
Hai là, căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.
Như vậy, đăng ký hộ tịch gồm hai nhóm hành vi: Nhóm hành vi xác nhận các sự kiện hộ tịch và nhóm hành vi căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi vào sổ hộ tịch những thay đổi về hộ tịch
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo nơi cư trú, thì thẩm quyền đăng ký hộ tịch được xác định như sau:
Đối với công dân Việt Nam ở trong nước, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật và đăng ký hộ khẩu.
Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú [6].
Việc đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10
tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, đăng ký hộ tịch là một hoạt động nằm trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch.
1.2.3.2. Nguyên tắc đăng ký , quản lý hộ tịch
- Mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác;
- Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền;
- Cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo đối với cơ quan quản lý hộ tịch cấp dưới; trường hợp phát hiện thấy sai phạm phải chấn chỉnh, xử lý kịp thời;
- Cơ quan đăng ký hộ tịch phải niêm yết công khai, chính xác các quy định về giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình hoặc nộp khi đăng ký hộ tịch, thời hạn giải quyết và lệ phí đăng ký hộ tịch.
Những nguyên tắc trên đảm bảo cho việc đăng ký, quản lý hộ tịch được chính xác, kịp thời, đầy đủ, góp phần bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Bởi vì, thực tế cho thấy, các giấy tờ về hộ tịch nếu trong quá trình thực hiện có sai sót mà không được phát hiện kịp thời sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như khắc phục, sửa chữa sai sót, và đặc biệt sẽ gây ra không ít những phiền hà cho công dân trong việc thống nhất giấy tờ quan trọng khác sau này: hồ sơ đi học, xin việc làm, xuất cảnh, thậm chí, còn liên quan đến việc xác định độ tuổi để đánh giá năng lực hành vi, năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của từng cá nhân con người...
1.2.3.3. Chủ thể thực hiện quản lý, đăng ký hộ tịch
Chủ thể thực hiện quản lý hộ tịch ở nước ta hiện nay gồm:
- Chính phủ;
- Bộ, cơ quang ngang Bộ (Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao).
- Ủy ban nhân dân (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) Chủ thể thực hiện đăng ký hộ tịch gồm:
- Ủy ban nhân dân (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ủy ban nhân dân về vấn đề này (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp);
- Công chức trực tiếp làm công tác hộ tịch.
Ở cấp xã, chủ thể thực hiện việc đăng ký hộ tịch có:
- Công chức Tư pháp- hộ tịch là công chức cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Đối với những xã, phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều, thì phải có công chức chuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác.
- Chủ tịch UBND cấp xã (hoặc Phó chủ tịch được phân công) cấp xã thực hiện việc ký các giấy tờ hộ tịch mà công chức hộ tịch đã tổ chức thực hiện.
1.2.3.4. Đối tượng quản lý hộ tịch
Là một hoạt động quản lý con người, hoạt động quản lý hộ tịch hướng đến các đối tượng quản lý là các đặc điểm nhân thân làm nên căn cước của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, các yếu tố thuộc về căn cước của mỗi người rất phong phú và là đối tượng quản lý của nhiều hoạt động khác nhau. Do vậy, để phân biệt đối tượng của quản lý hộ tịch với đối tượng quản lý của một số hoạt động quản lý thuộc phạm trù quản lý căn cước con người như: quản lý hộ khẩu, quản lý lý lịch tư pháp, quản lý chứng minh nhân dân cần phải xem xét, xác định phạm vi của quản lý hộ tịch.
Căn cước của mỗi cá nhân được hình thành từ rất nhiều đặc điểm nhân thân gắn liền cá nhân đó như: họ tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, quê quán, nơi sinh, nơi cư trú, các mối quan hệ gia đình, quan hệ hôn nhân, năng lực hành vi dân sự, tình trạng tiền án, tiền sự. Tất cả những dấu hiệu đặc trưng đó bảo đảm cho việc phân biệt chính xác một cá nhân này với một cá nhân khác. Nghiên cứu về vấn đề này, tác giả căn
cứ vào mức độ ổn định của các dấu hiệu nhân thân để phân loại chúng thành các nhóm cơ bản sau:
- Nhóm dấu hiệu nhân thân không bao giờ thay đổi gồm: ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; quan hệ gia đình (cha - mẹ - con, anh chị - em); ngày, tháng, năm chết;
- Nhóm dấu hiệu nhân thân có thể thay đổi nhưng chỉ hạn chế trong một số trường hợp nhất định và việc thay đổi phải được tiến hành theo thủ tục rất chặt chẽ gồm: họ tên, dân tộc, giới tính, quan hệ hôn nhân;
- Nhóm dấu hiệu dễ thay đổi bao gồm: nghề nghiệp, nơi cư trú, tình trạng tiền án….
Tuy nhiên, có thể nói rằng ngoài tiêu chí là mức độ ổn định của các dấu hiệu nhân thân, các đặc điểm nhân thân của mỗi cá nhân có thể phân loại theo tiêu chí mức độ công khai hoặc tiêu chí khả năng thu thập, công bố thông tin về các đặc điểm nhân thân. Theo các tiêu chí này, có thể thấy một số đặc điểm nhân thân như: tình trạng tiền án, tiền sự thuộc loại đặc điểm nhân thân có sự hạn chế tính công khai cũng như khả năng thu thập, công bố thông tin về các đặc điểm nhân thân này. Việc phân loại đặc điểm nhân thân theo các tiêu chí này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó liên quan đến vấn đề xác định giới hạn của những thông tin thuộc về bí mật đời tư của mỗi cá nhân, đồng thời, nó cũng quyết định tính chất, phương thức quản lý nhà nước đối với các nhóm thông tin về đặc điểm nhân thân khác nhau.
Tất cả các đặc điểm nhân thân của cá nhân nói trên đều là đối tượng quản lý của hoạt động quản lý nhà nước về căn cước của cá nhân. Trong đó, hoạt động quản lý hộ tịch giới hạn phạm vi quản lý trong các nhóm đặc điểm nhân thân có các thuộc tính sau: tính ổn định cao; tính công khai; có khả năng phổ biến thông tin.
1.2.3.5. Phạm vi quản lý về hộ tịch
Nhìn từ góc độ đối tượng quản lý thì phạm vi quản lý hộ tịch không chỉ giới hạn trong đối tượng công dân Việt Nam mà còn bao gồm cả người nước ngoài, người không quốc tịch. Phạm vi quản lý đó được thể hiện thông qua các nội dung quản lý đã được nêu trong điều 1, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, bao gồm:
Quản lý các sự kiện sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ, con, giám hộ;
Quản lý việc thay đổi hộ tịch; cải chính hộ tịch; bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;
Quản lý sự thay đổi các đặc điểm nhân thân do các sự kiện ly hôn; xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; chấm dứt nuôi con nuôi [6].
So sánh nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch của Nhà nước ta hiện nay (tính từ năm 1998, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 83/1998/NĐ-CP đến nay) với thời kỳ trước đây (thực hiện Điều lệ hộ tịch năm 1961) có thể thấy nội dung quản lý hộ tịch ngày càng mở rộng hơn (Điều lệ hộ tịch năm 1961 thì nội dung quản lý hộ tịch rất đơn giản, chỉ giới hạn trong các các loại việc cơ bản như sinh, tử, kết hôn, ghi chú các thay đổi về hộ tịch). Đây là một bước tiến quan trọng cho thấy hoạt động quản lý con người ngày càng được quan tâm một cách toàn diện. Tuy nhiên, sự mở rộng phạm vi và nội dung quản lý hộ tịch phải được nâng lên một trình độ cao hơn.
Nôi
dung quản lý nhà nước về hộ tịch tâp
trung chủ yếu vào các hoaṭ đ:ông
- Ban hành hoăc trình cơ quan có thẩm quyêǹ ban hành văn bản quy
phạm pháp luật về hộ tịch;
- Xây dưn
g và tổ chứ c thưc
hiên
chính sách , kế hoac̣ h, điṇ h hướng về
hoạt động hộ tịch;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch;
- Thực hiện đăng ký hộ tịch;
- Quản lý hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chứ c trong hoạt động hộ tịch;
- Đào taọ , bồi dưỡng, hướng dân
nghiêp
vu ̣về hộ tịch;
- Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi pham
, giải quyết khiếu nại ,
tố cáo trong hoaṭ đôn
g hộ tịch;
- Bảo đảm kinh phí, cơ sở vâṭ chất , phương tiên hộ tịch;
cho môt
số hoaṭ đông
- Hơp
tác quốc tế về hộ tịch;
- Thống kê nhà nước về hộ tịch;
- Tổng kết hoaṭ đôn hoạt động hộ tịch .
g hộ tịch ; báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên về
1.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý hộ tịch cấp xã
1.2.4.1. Uỷ ban nhân dân cấp xã
Là cấp hành chính cơ sở, nên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có những nhiệm vụ quyền hạn, được quy định tại Điều 79 của Nghị định số 158/2005/NĐ- CP như sau:
Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã;Tuyên truyền phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch; Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ sáu tháng và hàng năm;Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền [6].
1.2.4.2. Cán bộ hộ tịch cấp xã
Cán bộ Tư pháp hộ tịch là công chức cấp xã, giúp UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Đối với những xã, phường, thị trấn có đông dân cư số lượng công việc hộ tịch nhiều thì phải có cán bộ chuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác.
- Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã phường, thị trấn cụ thể như sau
Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu
Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.
Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
Chuyên môn nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Luật trở lên và phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã sau khi được tuyển dụng. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp luật trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi được tuyển dụng.
Để phù hợp với Quyết định số 04/2004/QĐ- BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì Nghị định số 158/NĐ- CP quy định cán bộ tư pháp hộ tịch phải có đủ tiêu chuẩn của cán bộ công chức cấp xã theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức và phải có thêm các tiêu chuẩn sau:
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp Luật trở lên;
+ Được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch
+ Chữ viết rò ràng