ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN TIẾN TÀI
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HỘ TỊCH Ở CƠ SỞ - THÔNG QUA THỰC TIỄN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 2
- Pháp Luật Về Hộ Tịch Và Một Số Vấn Đề Cơ Bản Áp Dụng Pháp Luật Về Hộ Tịch Tại Các Cơ Quan Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Cơ Sở
- Đăng Ký Hộ Tịch Là Việc Cơ Quan Nhà Nước Có Thẩm Quyền Xác Nhận Các Sự Kiện
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN TOẢN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Tiến Tài
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ
TỊCH Ở CƠ SỞ 7
1.1. Một số khái niệm 7
1.1.1. Hộ tịch 7
1.1.2. Phân biệt giữa hộ tịch và hộ khẩu 10
1.1.3. Áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở 12
1.2. Pháp luật về hộ tịch và một số vấn đề cơ bản áp dụng pháp luật
về hộ tịch tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cơ sở 14
1.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch 14
1.2.2. Vị trí, vai trò của quản lý hô ̣tic̣ h 16
1.2.3. Đăng ký, quản lý hộ tịch 19
1.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý hộ tịch cấp xã 25
1.2.5. Nội dung, trình tự, thẩm quyền áp dụng pháp luật về quản lý hộ
tịch ở cấp xã 27
1.3. Pháp luật về hộ tịch của một số nước trên thế giới 42
1.3.1. Pháp luật về hộ tịch ở Pháp 42
1.3.2. Pháp luật về hộ tịch ở Đức 43
1.3.3. Pháp luật về hộ tịch ở Nhật 45
1.3.4. Pháp luật về hộ tịch ở Đài Loan 47
1.3.5. Pháp luật về hộ tịch ở Hàn Quốc 48
1.3.6. Pháp luật về hộ tịch ở Lào 49
1.3.7. Nhận xét, đánh giá chung về pháp luật hộ tịch của các nước và so
sánh với pháp luật Việt Nam 51
Kết luận Chương 1 54
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH Ở CƠ SỞ, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ
NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2013 55
2.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến việc áp dụng pháp luật
về hộ tịch ở huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội 55
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Trì 55
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Thanh Trì 56
2.1.3. Vị trí, vai trò của huyện Thanh Trì trong sự phát triển của Thủ
đô Hà Nội 60
2.2. Kết quả áp dụng pháp luật về hộ tịch trên địa bàn cấp xã huyện Thanh Trì từ năm 2005 đến năm 2013 62
2.2.1. Đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã 63
2.2.2. Hoạt động ban hành văn bản quản lý nhà nước về hộ tịch và phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch trên địa bàn cấp xã 64
2.2.3. Hoạt động đăng ký hộ tịch trên địa bàn cấp xã huyện Thanh Trì 67
2.2.4. Đánh giá việc áp dụng pháp luật về hộ tịch tại địa bàn cấp xã 87
Kết luận Chương 2 99
Chương 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH Ở CƠ SỞ, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY 100
3.1. Yêu cầu đối với hoạt động quản lý hộ tịch trong giai đoạn mới 100
3.1.1. Yêu cầu về tính kịp thời 100
3.1.2. Yêu cầu về tính đầy đủ 100
3.1.3. Yêu cầu về tính chính xác, khách quan 101
3.1.4. Yêu cầu về tính chủ động của cơ quan quản lý và đăng kí hộ tịch 101
3.1.5. Yêu cầu về tính pháp chế 102
3.1.6. Yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính 102
3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội thời
gian tới 104
3.2.1. Kiện toàn, nâng cao tính chuyên nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch
chuyên trách ở xã 104
3.2.2. Phát huy vai trò của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tư pháp trong việc kiểm tra, giám sát việc quản lý hộ tịch ở cấp xã
và hướng dẫn nghiệp vụ đối với cán bộ tư pháp hộ tịch ở xã 105
3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
hộ tịch trong nhân dân 106
3.2.4. Cải tiến phương thức quản lý hộ tịch 109
3.2.5. Tổ chức đăng kí lại, đăng kí quá hạn các sự kiện hộ tịch, nhằm
bảo đảm quản lý hộ tịch đầy đủ của mọi công dân 110
3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hộ tịch và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu thông tin hộ tịch 110
3.2.7. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng kí và
quản lý hộ tịch 111
3.2.8. Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật về hộ tịch
ở cơ sở 111
Kết luận Chương 3 117
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADPL: Áp dụng pháp luật CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân QLNN: Quản lý nhà nước
TAND: Toà án nhân dân
UBND: Uỷ ban nhân dân
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính mà mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng đều quan tâm. Một Chính phủ hoạt động hiệu quả không thể không nắm chắc và cập nhật thường xuyên các thông tin, dữ liệu về dân cư có được từ hoạt động quản lý hộ tịch. Hộ tịch là một trong những vấn đề trung tâm của hoạt động quản lý nhà nước về dân cư. Những sự kiện hộ tịch là những vấn đề nóng, va đập, cọ xát hàng ngày hàng giờ, gắn liền với đời sống của người dân. Từ thời phong kiến cho đến nay, quản lý hộ tịch luôn được coi trọng như một công cụ của nhà nước để bảo vệ quyền nhân thân và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội. Quản lý hộ tịch là những dữ liệu cần có trong mọi bài toán hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; mặt khác, nó là hoạt động thể hiện tập trung, sinh động mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
Để quản lý dân cư, mỗi quốc gia có những phương thức quản lý khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích quản lý một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác các dữ liệu về đặc điểm nhân thân cơ bản của từng công dân. Ở Việt Nam, quản lý hộ tịch được xác định là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư. Với những giá trị tiềm tàng như vậy, công tác quản lý hộ tịch đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của nó trong tiến trình phát triển của xã hội.
Đăng ký và quản lý hộ tịch là hoạt động luôn được Nhà nước ta quan tâm thực hiện. Thông qua hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch, giúp cho công dân thực hiện các quyền, lợi ích của mình, tạo cơ sở để Nhà nước quản lý dân cư một cách chính xác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các sự kiện hộ tịch của công dân từ khi sinh ra đến khi chết (như sinh, kết hôn, tử…) đều được cơ
quan nhà nước đăng ký, quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, việc dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, như:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch chủ yếu gồm Nghị định, Thông tư hướng dẫn, chưa có văn bản ở tầm luật, nên hiệu lực thi hành còn hạn chế;
- Phương thức đăng ký hộ tịch ở nhiều địa phương vẫn chủ yếu là thủ công, ghi chép bằng tay; người dân phải xuất trình, nộp nhiều loại giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, gây khó khăn, phiền hà;
- Thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch còn phức tạp, chưa thực sự tạo thuận lợi cho người dân;
- Việc phân cấp thẩm quyền trong đăng ký hộ tịch còn chưa triệt để, chưa bảo đảm tiện lợi cho người dân khi đăng ký hộ tịch;
- Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, sổ sách, thống kê hộ tịch còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu tra cứu, sử dụng của người dân; chưa đóng góp nhiều cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Những bất cập, hạn chế trên đây vừa ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, vừa ảnh hưởng đến chất lượng đăng ký và quản lý hộ tịch, làm giảm hiệu quả công tác quản lý dân cư, quản lý nhà nước và xã hội. Do đó, để giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý hộ tịch trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
Thanh Trì là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, ở đây đời sống kinh tế cũng như trình độ nhận thức của nhân dân còn chưa cao, chưa đồng