Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


NGUYỄN NGỌC HIỆP


ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Ngành: Luật hình sựtố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04


Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐỒNG ĐẠI LỘC

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Đồng Đại Lộc. Các thông tin, số liệu, trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ chính xác, có nguồn gốc rò ràng và kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự thu thập, phân tích một cách khách quan, trung thực, phù hợp với thực tế. Những kết luận khoa học trong luận văn là kết quả tôi đạt được trong quá trình nghiên cứu, chưa từng được công bố trong các công trình khoa học khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Học viện Khoa học xã hội, Khoa Luật, cùng Quý Thầy Cô giáo đã tham gia giảng dạy đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến PGS.TS Đồng Đại Lộc - người thầy đã tận tình hướng dẫn trực tiếp cho tôi hoàn thành luận văn khoa học này và cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành chương trình học của mình.

Nếu trong quá trình làm luận văn có những thiếu sót, tôi rất kính mong Quý Thầy Cô, các chuyên gia và những người quan tâm đến đề tài của tôi đóng góp ý kiến, giúp đỡ để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.

Chân thành cảm ơn! Trân trọng!

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN 9

1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản 9

1.2. Khách thể, chủ thể, nội dung của áp dụng pháp luật hình sự đối với tôi cướp giật tài sản 13

1.3. Các yếu tố tác động đến áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản 31

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TẠI HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI 36

2.1. Tổng quan về tình hình xét xử tội cướp giật tài sản tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 36

2.2. Thực tiễn định tội danh đối với tội cướp giật tài sản từ 2015 – 2020 tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 39

2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản từ 2015 – 2020 tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 48

2.4. Những vi phạm, sai lầm trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản và nguyên nhân 56

Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐÚNG ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI 65

3.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng pháp luật hình sự đúng đối với tội cướp giật tài sản 65

3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản 69

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Một trong những tư tưởng lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020” là tư tưởng xây dựng xã hội ta trở thành một xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;…”. Và để đạt được điều đó thì việc đấu tranh phòng, chống tội cướp giật tài sản ở nước ta hiện nay là một đòi hỏi cấp bách, có ý nghĩa cương lĩnh và chiến lược, đảm bảo cho một xã hội phát triển toàn diện.

Trong những năm gần đây, tình hình phạm tội hình sự trên cả nước ngày càng có những diễn biến vô cùng phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng, thay đổi theo hướng chuyển dịch sang các loại tội có tính chất nghiêm trọng, trong đó tội phạm cướp giật tài sản chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tội phạm nói chung và có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự (C02), trung bình mỗi năm trên toàn quốc xảy ra gần 3.000 vụ cướp giật tài sản, chiếm tỷ lệ dao động trên dưới 9% số vụ xâm phạm sở hữu và khoảng 5% tổng số vụ phạm pháp hình sự; theo Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, tội phạm cướp, cướp giật tài sản được xác định là một trong những tội phạm nguy hiểm, nghiêm trọng, gây tâm lý hoang mang lo sợ trong quần chúng nhân dân và ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự an toàn xã hội.

Ở các tỉnh, thành phố lớn vấn nạn cướp giật tài sản không chỉ gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của nạn nhân mà còn mang lại không ít những hệ lụy khác, nhất là của khách du lịch, của người nước ngoài tạo hình ảnh xấu cho con người, đất nước chúng ta, ảnh hưởng đến tâm lý bất an cho người dân trong nước và người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, làm việc và sinh sống. Chính bởi lẽ đó, Đảng và chính quyền các cấp tại tỉnh Đồng Nai nói chung và

huyện Thống Nhất nói riêng đã và đang tích cực đấu tranh phòng chống và quyết tâm truy bắt, hạn chế tội phạm cướp giật tài sản.

Huyện Thống Nhất có vị trí là cửa ngò Đông Bắc vào TP.Hồ Chí Minh. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để tội phạm ẩn náu chờ thời cơ hoạt động và tẩu thoát sau khi gây án. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng huyện Thống Nhất đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhờ đó, phần lớn các vụ án xảy ra trên địa bàn như: trộm cắp, cướp tài sản, cố ý gây thương tích... đều nhanh chóng được tìm ra thủ phạm.

Thực tế trong thời gian 6 năm vừa qua, trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cũng đã xảy ra nhiều vụ cướp giật tài sản, nhất là những khu vực gần các khu công nghiệp là những nơi có đông công nhân sinh sống. Phần lớn kẻ xấu lợi dụng sự sơ hở của nạn nhân hoặc đường vắng, trời tối để đe dọa, uy hiếp, ra tay cướp, cướp giật tài sản. Dù các cơ quan chức năng đã tích cực phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, triệt phá nhiều băng nhóm cướp giật tài sản song do tâm lý chủ quan, lơ là cảnh giác và việc người dân có xu hướng mang theo nhiều tài sản khiến các đối tượng cướp giật ngày càng manh động.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, từ đầu năm 2020 đến nay, số vụ cướp giật tài sản tuy có giảm nhưng vẫn diễn biến khá phức tạp, thủ đoạn không mới. Theo thống kê trên địa bàn toàn huyện xảy ra 10 vụ cướp giật tài sản, chủ yếu là cướp xe máy, điện thoại di động, giỏ xách, nữ trang…Và cũng đã triển khai nhiều giải pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản. Kết quả đã điều tra, truy bắt 08 vụ, bắt tổng cộng 10 đối tượng, thu hồi khoảng 100 triệu đồng tài sản trả lại cho người bị hại; trong đó tiến hành truy tố, xét xử 03 vụ.

Hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ, số vụ và số bị cáo phạm tội cướp giật tài

sản đã giảm theo từng năm, nhiều vụ cướp giật tài sản đã được phát hiện, ngăn chặn kịp thời; công tác điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện nghiêm túc, đúng người, đúng tội, đảm bảo tính răn đe của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Nhìn chung các bản án được tuyên đối với tội phạm cướp giật tài sản đã nhận được sự đồng tình từ dư luận xã hội. Tuy nhiên bên cạnh thành công thì trong quá trình giải quyết vụ án cướp giật tài sản vẫn xảy ra tình trạng thiếu thống nhất trong định tội danh, bỏ sót những trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc vận dụng không đúng, nhầm lẫn trong việc áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự dẫn đến kết quả là quyết định hình phạt không chính xác.

Những hạn chế, thiếu sót này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến như: việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hình tội cướp giật tài sản trong thời gian qua chưa thật sự đầy đủ và chính xác; chưa có sự nhận thức thống nhất, đúng đắn, toàn diện những vấn đề lý luận về tội cướp giật tài sản: nguyên nhân, điều kiện phát sinh, tồn tại, phát triển của tình hình tội phạm này; chưa có sự chính xác, thiếu tính đồng bộ trong điều chỉnh pháp luật hình sự cũng như các quy định của pháp luật hình sự còn cứng nhắc, rời rạc, chưa được cụ thể, rò ràng dưới góc nhìn từ phía các cơ quan, những người áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản.

Từ những vấn đề trên, học viên mong muốn thông qua việc nghiên cứu của mình về những vấn đề lý luận, thực trạng áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội cướp giật tài sản tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và qua đó đề xuất các giải pháp góp phần bảo đảm cho việc áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội trạng trên. Đây cũng chính là lý do mà học viên chọn đề tài "Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai”.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình hoàn thành luận văn, học viên đã nghiên cứu, tham khảo một số công trình khoa học về pháp luật hình sự nói chung và về tội cướp giật tài sản nói riêng. Có thể kể đến “Giáo trình lý luận chung về định tội danh” của GS.TS Vò Khánh Vinh do Nxb Khoa học Xã hội ấn hành năm 2013, cuốn sách "Ðịnh tội danh và quyết định hình phạt" của tác giả Dương Tuyết Miên do Nxb Công an nhân dân in ấn năm 2004; Luận án Tiến sĩ luật học của TS. Chu Thị Trang Vân, năm 2009 về “Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ luật học của TS. Nguyễn Ngọc Chí, năm 2000 về “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu”; các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung trong Cuốn sách: "Tội phạm học, luật hình sự, luật tố tụng hình sự” do tập thể tác giả của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật biên soạn dưới sự chủ biên của GS.TSKH Đào Trí Úc được Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành vào năm 1994; bài viết “Về các tội xâm phạm sở hữu” của tác giả Nguyễn Mai Bộ, Tạp chí TAND số 7, 8 và 9/2018 có nội dung phân tích các dấu hiệu pháp lý của 13 tội trong chương XVI Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tội xâm phạm sở hữu và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; bài viết “Tội cướp giật tài sản và vấn đề chuyển hóa tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam” của tác giả Phạm Minh Tuyên, Tạp chí TAND số 19 tháng 10/2007, phân tích tình tiết định khung trách nhiệm tăng nặng hình sự là “dùng thủ đoạn nguy hiểm” và “hành hung khi tẩu thoát” và vấn đề chuyển hóa tội phạm từ tội cướp giật tài sản thành cướp tài sản; bài viết “Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cướp giật tài sản qua một số tình huống thực tiễn” của Trịnh Tiến Việt trên tạp chí khoa học pháp lý số 4/2000.

Ngoài ra, tội cướp giật tài sản cũng được nghiên cứu khá cụ thể, chi tiết trong một số công trình nghiên cứu của các luận văn thạc sĩ đi trước như luận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022