Những Nhược Điểm, Hạn Chế Trong Adpl Của Tand Để Giải Quyết Án Hn&gđ Ở Tỉnh Thái Nguyên

thời những vi phạm hoặc sai lầm đã xảy ra. Qua đó, nghiên cứu và đề xuất hướng dẫn cho từng trường hợp cụ thể là cơ sở cho việc ADPL thống nhất được thống nhất trong toàn ngành.

Như vậy, việc ADPL của TAND trong giải quyết án HN&GĐ đã góp phần rất quan trọng vào việc kế thừa và phát huy tính chất tốt đẹp của hôn nhân gia đình truyền thống, thực hiện tốt chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Đồng thời, hoạt động ADPL này còn luôn quan tâm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trên trên cơ sở bảo đảm tối đa cho sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần cho trẻ em.

2.3. Những nhược điểm, hạn chế trong ADPL của TAND để giải quyết án HN&GĐ ở tỉnh Thái Nguyên

- Những hạn chế về ADPL trong các trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ, công nhận hòa giải thành, công nhận thuận tình ly hôn.

Hoạt động ADPL của TAND ở tỉnh Thái Nguyên trong các trường hợp đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án đôi khi còn có những thiếu sót như có những vụ căn cứ tạm đình chỉ chưa chính xác, khi hết lý do tạm đình chỉ việc thụ lý lại giải quyết còn chậm trễ. Đối với trường hợp đình chỉ có vụ còn không có căn cứ như sau hai lần báo gọi nguyên đơn không thấy đương sự có mặt tại Tòa án, không tiến hành xác minh mà ra quyết định đình chỉ là không chính xác hay những vụ án đình chỉ xử lý án phí không theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong các trường hợp hòa giải thành và thuận tình ly hôn, các đương sự đều có thiện chí hướng đến giải quyết các tranh chấp với nhau, nhưng trong trường hợp này cũng ảnh hưởng một phần từ kết quả của hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ còn nhiều thiếu sót, kết quả điều tra đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu như nội dung, chất lượng, biên bản, lấy lời khai,

có những vụ án còn ghi sơ sài chưa phản ánh hết những tình tiết khách quan của nội dung vụ án cần điều tra. Việc thu thập chứng cứ tài liệu liên quan đến vụ án còn chưa đầy đủ, có những tình tiết cần làm rò nhưng chưa được xác minh. Về phần tài sản, có những vụ án còn chưa điều tra hết phần tài sản cũng như các khoản nợ chung và nợ riêng của vợ chồng. Với kết quả điều tra vụ án không đầy đủ ảnh hưởng đến quá trình hòa giải thành và thuận tình ly hôn,

Bên cạnh chất lượng điều tra vụ án còn hạn chế, thì việc hòa giải cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tế của từng vụ án. Hòa giải trong các vụ án dân sự đặc biệt là hòa giải đoàn tụ trong các vụ án HN&GĐ là một trong các thủ tục tố tụng quan trọng tại TAND. Tính chất của hòa giải là tác động đến hai hay nhiều đối tượng có tranh chấp để đạt được sự thống nhất cao. Việc hòa giải thực sự có hiệu quả khi thẩm phán nắm vững các quy định của pháp luật, có kỹ năng, phương pháp, có kinh nghiệm. Tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như trong quá trình hòa giải Thẩm phán chưa nắm chắc được nội dung hồ sơ vụ án, việc giải thích pháp luật còn sơ sài, khả năng động viên, hòa giải, thuyết phục các đương sự hướng đến giải quyết tranh chấp của một số Thẩm phán còn hạn chế. Do đó, kết quả hòa giải chưa đạt được kết quả cao. Đối với các vụ án thuận tình ly hôn về cơ bản đã giải quyết tốt, nhưng còn một số ít vụ do quá trình hòa giải thuận tình ly hôn sơ sài, không chú ý giải quyết triệt để từng mối quan hệ trong hôn nhân, khi quyết định không chính xác và đôi khi viện dẫn điều luật còn chưa đầy đủ, nội dung quyết định còn có sơ xuất về lỗi chính tả, câu văn chưa rò ràng, nên dẫn đến việc quyết định công nhận thuận tình ly hôn các đương sự vẫn có đơn khiếu kiện đề nghị Tòa án cấp trên xem xét lại và dẫn đến tình trạng quyết định thuận tình ly hôn vẫn bị hủy theo trình tự giám đốc án để điều tra giải quyết lại từ giai đoạn ban đầu.

- Những hạn chế trong ADPL đối với những trường hợp đưa vụ án ra xét xử bằng bản án.

+ Những hạn chế trong ADPL đối với những trường hợp đưa vụ án ra xét xử bằng bản án của TAND cấp huyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đối với vụ án HN&GĐ phải đưa xét xử thông thường là vụ án phức tạp hơn những vụ án ra quyết định công nhận sự hòa giải thành và quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn. Tại TAND cấp huyện số lượng án sơ thẩm rất nhiều, Thẩm phán cấp huyện thường không chuyên trách một loại án như Thẩm phán cấp tỉnh, mà thường xử tất cả các loại án, hoạt động ADPL đối với án HN&GĐ ở giai đoạn này có những hạn chế thường mắc phải như trong các trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ, công nhận hòa giải thành và công nhận thuận tình ly hôn đã nêu ở trên.

Ngoài ra, hoạt động ADPL của TAND cấp huyện ở tỉnh Thái nguyên trong giải quyết án HN&GĐ còn tồn tại một số hạn chế như:

Áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết án hôn nhân và gia đình qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 8

Thứ nhất, vi phạm các quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử

Theo quy định tại điều 179 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, đối với vụ án HN&GĐ, thời hạn chuẩn bị xét xử là bốn tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án Tòa án có thể quyến định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với án HN&GĐ. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp các vụ án được thụ lý quá thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng Tòa án vẫn chưa đưa ra để giải quyết như TAND Thị xã Sông Công, TAND huyện Phú Bình, TAND huyện Vò Nhai, TAND huyện Định Hóa. Nhiều trường hợp khác, vẫn có một số TAND cấp huyện không thông báo và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu để tham gia phiên tòa trong những trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011

làm cho quá trình giải quyết vụ án cũng bị kéo dài, vượt quá thời hạn do pháp luật quy định.

Thứ hai, hạn chế trong việc thu thập chứng cứ vụ án chưa đầy đủ, còn vi phạm thủ tục tố tụng trong hoạt động điều tra.

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự [24, tr.66].

Việc thu thập chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng và là cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án. Chỉ khi nào thu thập được đầy đủ chứng cứ thì Tòa án mới có đủ căn cứ để giải quyết vụ án. Trên thực thế, Tòa án cấp huyện hay mắc phải sai lầm trong qua trình định giá tài sản của các bên đương sự, thường là xác định giá trị tài sản quyền sử dụng đất mà không căn cứ vào mục đích sử dụng đất hoặc không chú ý đến vị trí đất khi định giá, điều này đã dẫn đến việc định giá không phù hợp với mặt bằng chung.

Thứ ba, hạn chế trong điều hành phiên tòa xét xử sơ thẩm, quá trình thẩm vấn tại phiên tòa, tranh tụng tại phiên tòa và nghị án.

Hoạt động ADPL tại phiên tòa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có những hạn chế của quá trình thu thập chứng cứ, có những thiếu sót như triệu tập người tham gia tố tụng chưa đầy đủ, hoãn phiên tòa không đúng quy định của pháp luật... điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xét xử tại phiên tòa. Bên cạnh đó, việc tổ chức, điều khiển một số phiên tòa xét xử các vụ án HN&GĐ còn chưa đảm bảo yêu cầu về tính dân chủ, tính trang nghiêm cần thiết. Có những phiên tòa diễn ra hầu như không có tranh luận, các ý kiến trình bày không được tiếp nhận đầy đủ, có nhiều

đương sự chưa được trình bày hết ý kiến của mình. Mặt khác có nhiều phiên tòa cuộc tranh luận lại căng thẳng đến mức những người tham gia tranh luận mạt sát, xúc phạm lẫn nhau và xúc phạm cả những người tiến hành tố tụng. Cá biệt hơn nữa còn có cả những phiên tòa để diễn ra tình trang lộn xộn, xô xát, đánh nhau, rượt đuổi và tấn công luật sư và cả những người đang thi hành công vụ khác.

Qúa trình nghị án nhiều lúc được diễn ra chóng vánh, nhanh gọn, hợp pháp hóa không tuân theo đúng trình tự mà pháp luật quy định.

Những hạn chế nêu trên được thể hiện qua số lượng các vụ án bị xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm, đối với án HN&GĐ, cụ thể như sau:

Năm 2009 thụ lý 55 vụ, sửa 24 vụ, hủy 3 vụ; năm 2010 thụ lý 44 vụ,

sửa 23 vụ, hủy 2 vụ; năm 2011 thụ lý 45 vụ, sửa 30 vụ, hủy 0 vụ; năm 2012

thụ lý 42 vụ, sửa 25 vụ, hủy 4 vụ; năm 2013 thụ lý 35 vụ, sửa 15, hủy 3 vụ. Trong những năm qua, từ năm 2009 - 2013 không có kháng nghị của cấp có thẩm quyền theo trình tự tái thẩm. Theo trình tự giám đốc thẩm đối với án HN&GĐ của cấp huyện, TAND tỉnh đã xét xử giám đốc thẩm, chấp nhận kháng nghị 26 vụ, xử hủy án sơ thẩm và yêu cầu điều tra giải quyết lại từ giai đoạn ban đầu. Qua công tác xét xử phúc thẩm và giám đốc án đã phát hiện và sửa chữa những sai sót trong quá trình ADPL của TAND cấp huyện từ thụ lý, điều tra, thu thập chứng cứ, đến giai đoạn xét xử.

+ Những hạn chế trong ADPL đối với những trường hợp đưa vụ án ra xét xử bằng bản án của TAND tỉnh Thái Nguyên.

Đối với hoạt động xét xử sơ thẩm ở cấp tỉnh, số lượng án HN&GĐ thường ít hơn số lượng ở cấp huyện rất nhiều. Cụ thể như: năm 2009 thụ lý 20 vụ, giải quyết 16 vụ; năm 2010 thụ lý 23 vụ, giải quyết 19 vụ; năm 2011 thụ lý 20 vụ, giải quyết 17 vụ; năm 2012 thụ lý 16 vụ, giải quyết 16 vụ; năm 2013 thụ lý 34 vụ, giải quyết 27 vụ. Với số lượng án ít, hơn nữa đội ngũ Thẩm phán

ở tòa án tỉnh thường là chuyên trách, có bề dày kinh nghiệm về chuyên môn và thực tiễn xét xử, do vậy những hạn chế về ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm ở cấp tỉnh là không đáng kể.

Trong 5 năm (2009 - 2014) Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 221 vụ án và xét xử y án 92 vụ, sửa 117 vụ và hủy 12 vụ. Riêng đối với án giám đốc thẩm từ năm 2009 - 2014 xem xét theo trình tự giám đốc thẩm TAND tỉnh đã thụ lý và xét xử 26 vụ, xử hủy án sơ thẩm yêu cầu cấp sơ thẩm điều tra giải quyết lại từ giai đoạn ban đầu. Đối với việc ADPL trong xét xử án phúc thẩm và án giám đốc thẩm có một số hạn chế như sau: nội dung vụ án thường sao gần giống của án sơ thẩm, phần nhận định thường nêu chung chung, chưa chỉ ra những thiếu sót cụ thể để Tòa án cấp huyện dễ dàng khắc phục, có những vụ án phúc thẩm tuy sửa án sơ thẩm nhưng sức thuyết phục chưa cao, kết quả phúc thẩm, giám đốc thẩm và những hồ sơ án hủy chuyển về cấp sơ thẩm còn chậm.

Ngoài những hạn chế nêu trên thì thực tiễn giải quyết các vụ án HN&GĐ của TAND ở tỉnh Thái Nguyên còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót khác như: không chú ý đến giải quyết triệt để từng mối quan hệ trong hôn nhân, khi quyết định không chính xác và đôi khi viện dẫn điều luật còn chưa đầy đủ, nội dung quyết định còn có câu văn chưa rò ràng; áp dụng không đầy đủ hoặc áp dụng sai các điều luật khi ban hành bản án, quyết định; tính án phí còn nhầm lẫn; trong bản án, quyết định còn không tuyên hoặc không ghi buộc các đương sự phải chịu lãi suất chậm thi hành án đối với khoản phải thi hành án, theo Thông tư liên tịch 01/TTLT ngày 19/06/1997 giữa TAND tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tài chính.

Như vậy, ADPL của TAND tỉnh Thái Nguyên trong giải quyết các vụ án HN&GĐ còn tồn tại những hạn chế nêu trên, cần khắc phục và rút kinh nghiệm để hoạt động ADPL trong giải quyết án HN&GĐ ngày càng đạt được kết quả tốt hơn, góp phần tạo những thành tích trong hoạt động của ngành tòa án nói chung và TAND ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Từ thực trạng hoạt động ADPL của TAND trong giải quyết án HNGĐ ở tỉnh Thái Nguyên vừa phân tích trên, có thể xác định những tồn tại, hạn chế là do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau:

- Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hệ thống pháp luật để giải quyết các vụ án HN&GĐ chưa đầy đủ, đồng bộ, các văn bản hướng dẫn ADPL còn chậm và thiếu.

Trong quá trình ADPL đã phát sinh nhiều bất cập, có những trường hợp lúng túng vì phải tìm văn bản pháp luật để áp dụng, có những quy định trong các văn bản pháp luật không phù hợp với thực tiễn, tính khả thi thấp, nên ít được áp dụng, có những quy định của pháp luật chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, chưa cụ thể, rò ràng dẫn đến việc nhận thức khác nhau của các tòa án.

Ví dụ: Các chi phí trong quá trình điều tra vụ án như tạm ứng chi phí định giá. Chi phí định giá tại Điều 139, BLTTDS năm 2004 quy định:

1. Tiền tạm ứng chi phí định giá là số tiền mà Hội đồng định giá tạm tính để tiến hành việc định giá theo quyết định của Tòa án.

2. Chi phí định giá là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc định giá và do Hội đồng định giá căn cứ vào Khoản 2, Điều 141 BLTTDS quy định:

Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá, nếu tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí định giá thực tế thì họ phải nộp thêm phần còn thiếu đó; nếu số tiền đã nộp cao hơn chi phí định giá thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa đó.[24]

Như vậy, căn cứ pháp lý nào để Tòa án ADPL ra quyết định cho đương sự nộp số lượng tiền cụ thể đáp ứng "cần thiết và hợp lý" và các chi phí cụ thể khác phục vụ cho việc định giá là rất khó xác định. Trong thực tiễn, việc định giá rất đa dạng về loại tài sản cần xác định giá, như nhà cửa, phương tiện giao thông, xe máy, ô tô, đất ở, vườn đồi, ruộng, ao, đầm, các loại cây cối, nhà

xưởng... nơi định giá có vụ ở rất xa, đi lại khó khăn, nên dẫn đến chi phí định giá khác nhau.

Hay theo quy định tại Khoản 1 Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 thì: “Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn”[22]. Vậy cần phải hiểu thế nào là “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài?

Xét trên cơ sở lý luận và thực tiễn thì thấy, khi tình trạng vợ chồng đã đến mức trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài là muốn nói đến tình yêu của vợ chồng không còn nữa, nó có thể đã phai nhạt hay bị một tình yêu khác lấn át, thay thế. Đồng thời vợ chồng có những mâu thuẫn sâu sắc đến mức không thể giải quyết được, tình cảm vợ chồng bị rạn nứt và tan vỡ mà không thể hàn gắn được. Nếu vợ chồng tiếp tục chung sống trong hoàn cảnh đó thì không những không đem lại niềm vui, hạnh phúc mà tình trạng đó còn ảnh hưởng tới đời sống của những thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là con cái.

Khi nói “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” là phải đặt thực trạng vợ chồng trong tổng thể các mối quan hệ. Nếu chỉ đơn thuần xem xét quan hệ giữa hai cá nhân vợ chồng cũng là chưa đầy đủ. Như vậy, nếu chỉ thấy rằng tình yêu giữa hai vợ chồng không còn nữa mà đánh giá rằng tình trạng trầm trọng để cho vợ chồng ly hôn là đã đứng trên quan điểm coi hạnh phúc cá nhân là mục đích của hôn nhân. C.Mác đã phê phán mạnh mẽ sự tùy tiện của những người chỉ nhìn thấy sự bất hạnh của những cặp vợ chồng phải gắn bó với nhau khi tình yêu giữa họ không còn. Ông cho rằng những người này:

Chỉ nghĩ đến cá nhân mà quên mất gia đình. Họ quên rằng hầu như mọi tan vỡ của hôn nhân đều là sự tan vỡ của gia đình, và quên

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí