Những Ưu Điểm, Kết Quả Đạt Được Trong Adpl Của Tand Để Giải Quyết Án Hn&gđ Ở Tỉnh Thái Nguyên

dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ nhất là đối với TAND tỉnh, từ tổng số 143 cán bộ năm 2005 đến nay đã tăng lên 181 cán bộ, không những tăng về số lượng cán bộ mà chất lượng cán bộ đã được nâng lên như trình độ nghiệp vụ về chuyên môn, cũng như trình độ về lý luận chính trị.

Những thành tích và đóng góp quan trọng trên các mặt công tác từ sau khi chia tách đến nay của tập thể cán bộ công chức ngành TAND tỉnh Thái Nguyên đã được TAND tối cao cũng như Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên ghi nhận và đánh giá cao. Nhiều tập thể, cán bộ công chức của ngành đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tặng thưởng các danh hiệu cao quý.

Trong những năm qua, tuy điều kiện còn nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, kinh phí đào tạo, cũng như cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng cho hoạt động của ngành Tòa án, nhưng TAND ở tỉnh Thái Nguyên đã khắc phục mọi khó khăn, dần dần từng bước xây dựng được một đội ngũ Thẩm phán làm công tác giải quyết án HN&GĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong thời gian tới cần phải nâng cao hơn nữa về trình độ nghiệp vụ cho Thẩm phán và các cán bộ làm công tác giải quyết án HN&GĐ. Làm tốt công tác ADPL trong hoạt động giải quyết án HN&GĐ là góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, làm ổn định tình hình trật tự chính trị ở địa phương cũng như đem lại cuộc sống mới cho nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh.

2.2. Những ưu điểm, kết quả đạt được trong ADPL của TAND để giải quyết án HN&GĐ ở tỉnh Thái Nguyên

- Về ADPL trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

Trong giai đoạn này, các thẩm phán đã hướng dẫn đương sự thực hiện đúng những nghĩa vụ về cung cấp chứng cứ, tài liệu cho việc giải quyết vụ án; chủ động xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết hoặc theo quy định của pháp luật; quan tâm, làm tốt công tác hòa giải nên tỷ lệ các vụ việc được hòa giải để ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn đạt tỷ lệ

cao trên 92% tổng số vụ án đã giải quyết. Bên cạnh đó, các thẩm phán đã tích cực hòa giải đoàn tụ, đây là một nỗ lực rất lớn của các TAND ở tỉnh Thái Nguyên để đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án và qua đó góp phần hàn gắn, củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

- Về ADPL trong giải quyết án HN&GĐ cấp sơ thẩm.

Trong những năm qua (từ năm 2009 đến năm 2013), các TAND ở tỉnh Thái Nguyên đã thụ lý và giải quyết một số lượng lớn các vụ án về HN&GĐ, cụ thể bằng bảng thống kê sau:

Bảng 2.1. Kết quả thụ lý và giải quyết án hôn nhân gia đình sơ thẩm 5 năm (2009 – 2013)

Năm

Thụ lý

(Vụ)

Giải quyết

(Vụ)

Còn lại

(Vụ)

2009

1148

1010

138

2010

1381

1242

139

2011

1582

1464

118

2012

2089

1809

280

2013

2075

1870

205

Tổng

8275

7395

880

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết án hôn nhân và gia đình qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 7

Nguồn: [ 28, 29, 30, 31, 32]


Như vậy, tổng số các vụ án HN&GĐ mà TAND ở tỉnh Thái Nguyên giải quyết là rất lớn. Đây là kết quả của việc ADPL trong giai đoạn nhận đơn khởi kiện của các cán bộ Tòa án. Thực tiễn tại các TAND ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay đều đã niêm yết công khai mẫu đơn khởi kiện theo quy định của Nghị quyết số 02/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Đồng thời, các cán bộ Tòa án còn là những người hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho người dân về việc viết đơn khởi kiện và giao nộp chứng từ kèm theo đơn để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. Khi thấy đơn khởi kiện đủ điều kiện để thụ lý vụ án HN&GĐ thì tiến hành thủ tục thụ lý nhanh gọn và đúng trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật.

Giải quyết các vụ án HN&GĐ sơ thẩm ở cấp huyện và ở cấp tỉnh là hoạt động quan trọng, bởi vì ở hai cấp này ngay từ đầu đương sự chỉ có đơn khởi kiện. Tòa án trong quá trình ADPL để giải quyết vụ án, phải tuân thủ theo các bước của BLTTDS, xây dựng hồ sơ từ đầu, như thu thập chứng cứ, điều tra xác minh...

Để hoàn tất được một hồ sơ vụ án, nhất là vụ án phức tạp, những vụ án ở vùng sâu, vùng xa thì phải bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian thì mới có thể kết thúc vụ án đúng theo thời hạn quy định của BLTTDS, mà lượng án này chủ yếu là ở cấp huyện, án sơ thẩm cấp tỉnh tỷ lệ hàng năm so với án sơ thẩm cấp huyện thường rất thấp. Qua bảng thống kê, ta thấy:

Năm 2009: Thụ lý sơ thẩm cấp huyện 1128 vụ, giải quyết 994 vụ.

Thụ lý sơ thẩm cấp tỉnh 20 vụ; giải quyết 16 vụ[28, tr.2]. Năm 2010: Thụ lý sơ thẩm cấp huyện 1358 vụ; giải quyết 1223 vụ.

Thụ lý sơ thẩm tỉnh 23 vụ; giải quyết 19 vụ[29, tr.2].

Năm 2011: Thụ lý sơ thẩm cấp huyện 1562 vụ; giải quyết 1447 vụ. Thụ lý sơ thẩm cấp tỉnh 20 vụ; giải quyết 17 vụ[30, tr.2].

Năm 2012: Thụ lý sơ thẩm cấp huyện 2073 vụ; giải quyết 1793 vụ. Thụ lý sơ thẩm cấp tỉnh 16 vụ; giải quyết 16 vụ[31, tr.2].

Năm 2013: Thụ lý sơ thẩm cấp huyện 2041 vụ; giải quyết 1843 vụ. Thụ lý sơ thẩm cấp tỉnh 34 vụ; giải quyết 27 vụ[32, tr.2].

Qua đây ta thấy rằng, số lượng án sơ thẩm về HN&GĐ ở cấp huyện nhiều hơn so với số lượng án sơ thẩm cấp tỉnh. Để giải quyết khối lượng công việc như trên đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của cán bộ, Thẩm phán TAND cấp huyện, các vụ án cơ bản được thụ lý điều tra và giải quyết theo đúng thời hạn tố tụng. Tuy nhiên, có một số ít vụ còn bị quá hạn nhưng đây không phải do lỗi chủ quan của Thẩm phán, mà do tính chất vụ án phức tạp như: chờ kết quả ủy thác điều tra hoặc khi không thấy có lợi cho mình thì các đương sự thường

trì hoãn, gây khó khăn, định giá khi đương sự không muốn phân chia tài sản thì họ thường tìm mọi lý do xin hoãn nhiều lần, như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án theo thời hạn của tố tụng.

Theo thống kê, trong 5 năm gần đây, số lượng án HN&GĐ mà TAND ở tỉnh Thái Nguyên thụ lý có chiều hướng tăng nhanh. Cụ thể năm 2009 là 1148 vụ đến năm 2013 là 2075 vụ, tăng 927 vụ. Trong quá trình ADPL để xét xử, Tòa án đã thực sự coi trọng phương châm hòa giải tại phiên tòa, tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên đương sự, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên cũng như của những chủ thể liên quan. Do vậy, chất lượng giải quyết các vụ án HN&GĐ ngày càng được nâng cao, hạn chế số lượng án bị sửa, bị hủy trong quá trình giải quyết ở cấp phúc thẩm.

Từ thực tiễn cho thấy, hoạt động ADPL của TAND trong giải quyết án HN&GĐ cũng rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Các đương sự tham gia khởi kiện có tính cách, trình độ, nghề nghiệp, nhận thức xã hội rất khác nhau dẫn đến cách thức, phương pháp tiếp cận, làm việc đối với từng vụ án cũng cần phải có sự chuẩn bị khác nhau nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là làm sao ADPL trong toàn bộ quá trình giải quyết một vụ án HN&GĐ đạt được kết quả tốt nhất, chất lượng của vụ án làm hài lòng, thỏa mãn các đương sự cũng như các cá nhân liên quan khác.

Tuy số lượng các vụ án ngày càng tăng nhanh, nhưng việc ADPL trong giải quyết án HN&GĐ của TAND ở tỉnh Thái Nguyên cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ giải quyết các vụ án năm sau đều tăng so với năm trước. Đạt được kết quả này là do phần lớn các TAND ở tỉnh Thái Nguyên đã ADPL một cách chính xác, lựa chọn đúng QPPL và áp dụng đúng tinh thần của điều luật để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong tranh chấp. Do đó, nhiều bản án, quyết định của TAND ở tỉnh Thái Nguyên bác đơn xin ly hôn một cách đúng đắn và kịp thời đã tạo môi trường thuận lợi cho việc hàn

gắn những rạn nứt không đáng có trong tình cảm và cuộc sống chung của vợ chồng. Ngược lại, nhiều bản án và quyết định của Tòa án cho ly hôn kịp thời, đúng lúc khi đã có đầy đủ những căn cứ cho ly hôn như cuộc sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được đã giúp cho đôi bên vợ chồng có điều kiện tái lập cuộc sống và hạnh phúc mới.

- Về ADPL trong giải quyết án HN&GĐ cấp phúc thẩm.

Theo quy định tại Điều 242 BLTTDS năm 2004 “xét xử phúc thẩm là việc của Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị”. Như vậy, TAND tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vụ án mà tòa án cấp sơ thẩm (cấp huyện) đã ra quyết định hoặc ra bản án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. TAND tỉnh Thái Nguyên có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với Tòa án cấp huyện, thành thuộc tỉnh Thái Nguyên. Thời gian qua, trong phạm vi thẩm quyền của mình TAND tỉnh Thái Nguyên đã xem xét theo trình tự phúc thẩm với tổng số án thụ lý cấp sơ thẩm là 228 vụ bị kháng cáo, kháng nghị trong 5 năm gần đây. Cụ thể bằng bảng thống kê như sau:

Bảng 2.2. Kết quả thụ lý và giải quyết án hôn nhân gia đình phúc thẩm của toà án tỉnh 5 năm (2009 – 2013)


Năm

Số án sơ thẩm của TA huyện được giải quyết phúc

thẩm trong kỳ

Rút kháng cáo kháng nghị, y án sơ thẩm

(vụ)


Sửa án (vụ)


Huỷ án (vụ)

2009

55

28

24

3

2010

44

19

23

2

2011

45

15

30

0

2012

42

13

25

4

2013

35

17

15

3

Tổng

221

92

117

12

Nguồn: [ 28, 29, 30, 31, 32]

Hoạt động ADPL của TAND tỉnh để xét xử phúc thẩm là hoạt động xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị, nếu việc kháng cáo, kháng nghị có căn cứ thì Tòa cấp phúc thẩm ADPL chấp nhận nội dung kháng cáo, kháng nghị đó. Qua quá trình ADPL của cấp phúc thẩm thấy rằng, ở cấp sơ thẩm mỗi vụ án đã có những vi phạm khác nhau trong quá trình ADPL dẫn đến việc cấp phúc thẩm phải sửa án, hủy án.

Qua những bảng thống kê trên ta thấy rằng, Trong 5 năm (từ năm 2009 đến năm 2013) TAND tỉnh đã phát hiện những sai sót của án cấp huyện và đã sửa 117 vụ án của cấp sơ thẩm vì bản án quyết định, ADPL còn có thiếu sót nhưng ở cấp phúc thẩm bổ sung được. Hủy 12 vụ án vì việc chứng minh và thu thập chứng cứ của TAND cấp huyện không đúng quy định hoặc chưa thực hiện được đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể bổ sung được hoặc có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Từ kết quả xét xử phúc thẩm đã chỉ ra những sai sót trong việc ADPL của Tòa án cấp dưới, các tòa này đã thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ các thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ vụ án, cũng như việc lựa chọn QPPL và ADPL khi ra quyết định, ra bản án. Đối với những sai sót không lớn có thể khắc phục được, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ cần sửa để sớm ổn định những quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng và không thể khắc phục được thì mới ADPL, hủy bản án, yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm phải điều tra và giải quyết lại từ giai đoạn ban đầu. Qua hoạt động xét xử phúc thẩm không những sửa chữa kịp thời những sai sót trong ADPL của Tòa án cấp sơ thẩm, mà còn giúp các Tòa án cấp dưới nhận thức đúng đắn về quá trình thực hiện tố tụng ở các giai đoạn, rút kinh nghiệm trong việc nhận thức việc ADPL nói chung và tránh những sai lầm lặp lại, đồng thời kết quả xét xử phúc thẩm là căn cứ để tổng kết rút kinh nghiệm ADPL thống nhất trong toàn ngành Toà án ở tỉnh Thái Nguyên.

- Về ADPL trong hoạt động xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm.

ADPL xét xử giám đốc án HN&GĐ là một phần việc quan trọng của Tòa án, khác với trình tự xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Đó là việc của Tòa án cấp trên ADPL xem xét lại quyết định và bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.

Trong những năm qua, từ năm 2009 - 2014 không có kháng nghị của cấp có thẩm quyền theo trình tự tái thẩm. Đối với trình tự giám đốc thẩm TAND tỉnh đã ADPL xét xử 26 vụ án, qua đó đã phát hiện những sai sót của cấp sơ thẩm trong quá trình ADPL của TAND cấp huyện từ giai đoạn điều tra thu thập chứng cứ, đến việc xét xử tại phiên tòa. Đa số những kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm đều được Uỷ ban thẩm phán chấp nhận và chỉ ra những sai sót cụ thể, xử hủy án cấp sơ thẩm, yêu cầu Tòa cấp sơ thẩm phải ADPL giải quyết lại từ giai đoạn ban đầu.

Qua hoạt động ADPL xét xử giám đốc thẩm, Uỷ ban thẩm phán ngoài việc phát hiện những sai sót trong việc ADPL của Tòa án cấp dưới để khắc phục trong vụ án đó và để rút kinh nghiệm cho các Tòa án cấp huyện, thành khác. Đồng thời còn phát hiện những bất cập trong các văn bản pháp luật, những khó khăn của việc ADPL trong hoạt động giải quyết án HN&GĐ. Tòa án sẽ kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho ho ạt động ADPL của Toà án trong giải quyết án HN&GĐ, đồng thời đảm bảo tính thống nhất cho việc ADPL giải quyết án HN&GĐ ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

Để đạt được những kết quả như đã phân tích trên, trong thời gian qua, việc ADPL của TAND ở tỉnh Thái Nguyên trong giải quyết án HN&GĐ đã được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, phiên tòa đã thực sự được diễn ra dân chủ, trang nghiêm, khách quan để giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ, thực hiện đúng các nguyên tắc quy định trong

BLTTDS năm 2004 và hơn nữa đã luôn thực hiện tốt nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” được quy định trong Hiến pháp.

Bên cạnh đó, Ban cán sự Đảng TAND tỉnh, cấp ủy Đảng của các TAND cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên cũng luôn tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hoạt động ADPL trong quá trình giải quyết các vụ án nói chung và án HN&GĐ nói riêng nhằm đạt được kết quả cao nhất. Thực hiện tốt các các Nghị quyết của Đảng, của Quốc Hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác tư pháp, gắn liền việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của ngành với việc thực hiện các yêu cầu của cải cách tư pháp.

Theo số liệu thống kê chính thức đến hết năm 2012, ngành TAND tỉnh Thái Nguyên có 181 cán bộ trong đó có 23 thẩm phán trung cấp, 48 thẩm phán sơ cấp, 08 cán bộ có trình độ thạc sỹ, 154 cán bộ có trình độ đại học. Ngoài ra, ngành TAND Thái Nguyên còn có 286 HTND tham gia vào hoạt động xét xử theo quy định của pháp luật. Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất còn có nhiều khó khăn, chế độ đãi ngộ cán bộ ngành còn hạn chế nhưng toàn thể cán bộ, công chức luôn nỗ lực vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong đó có nhiệm vụ giải quyết các vụ án HN&GĐ. Các cán bộ luôn tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hoặc phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” với phương châm “Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”. Đồng thời, cán bộ, công chức trong toàn ngành cũng đã đổi mới lề lối làm việc, kiên quyết đấu tranh, xử lý sai phạm, khắc phục điểm yếu đặc biệt là yếu tố chủ quan trong công tác giải quyết án HN&GĐ.

Hàng năm, TAND tỉnh Thái Nguyên đều thực hiện tốt công tác giám đốc kiểm tra đối với công tác giải quyết án HN&GĐ của từng TAND ở cấp huyện, qua đó, tổ chức kết luận, tổng kết, rút kinh nghiệm và khắc phục kịp

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí