Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam

Nguyễn Thị Ngọc Diệp 36 Nhật 3 - K42G - KTNT


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV được thành lập theo quyết định số 177 TTg ngày 26 04 1957 của Thủ tướng 1

BIDV được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm vụ cơ bản ban đầu là cung ứng quản lý nguồn vốn của Nhà nước cho công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước. Cho đến nay, BIDV đã trải qua 50 năm (1957 - 2007) hình thành và phát triển với các tên gọi:

• Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (từ ngày 26/4/1957)

• Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (từ ngày 24/6/1981)

• Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày (14/11/1990)

2.1.1.1. Ngân hàng Kiến thiết với hai nhiệm vụ chiến lược (1957- 1980)

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, tiền thân của BIDV, được thành lập trực thuộc Bộ Tài chính với qui mô ban đầu nhỏ bé, gồm 11 chi nhánh và 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.


Nguyễn Thị Ngọc Diệp 37 Nhật 3 - K42G - KTNT


Trong thời kỳ này, Ngân hàng đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho những công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân, trong đó có những công trình quan trọng như: Đường tàu Thống nhất Bắc Nam, Thủy điện Đa Nhim, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam, 3 tổ máy của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Cầu Chương Dương

2.1.1.2. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981- 1989)

Ngày 24/6/1981, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 259-CP về việc chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước.

Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng thời kỳ này là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch Nhà nước.

Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình vốn cấp phát xây dựng cơ bản 1980-1989

Đơn vị: Triệu đồng


Năm 1980

Năm 1981

Năm 1982

Năm 1983

Năm 1984

3.713

3.039

14.409

20.339

28.366

Năm 1985

Năm 1986

Năm 1987

Năm 1988

Năm 1989

37.259

56.400

248.000

1.056.500

1.594.205

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.


(Nguồn: Kỷ yếu “Nửa thế kỷ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” [17])

Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công trình lớn của đất nước như: công trình Thủy điện Sông Đà, cầu Thăng Long, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long



Nguyễn Thị Ngọc Diệp 38 Nhật 3 - K42G - KTNT

2.1.1.3. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 đến nay)

Từ năm 1990, hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có sự thay đổi về chất, đánh dấu bước ngoặt mới trong quá trình phát triển. Ngân hàng đã đột phá xóa bao cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản, thử nghiệm thực hiện cơ chế tín dụng đầu tư trung và dài hạn các công trình, dự án sản xuất kinh doanh bằng việc huy động vốn phục vụ cho đầu tư phát triển và chuyển sang hoạt động ngân hàng thương mại theo cơ chế thị trường. Trong 10 năm (1990-1999), doanh số cho vay của Ngân hàng đạt đến 60.000 tỷ cho các chương trình phát triển kinh tế của đất nước (chương trình phát triển điện lực, năng lượng, xi măng, dầu khí, bưu chính viễn thông)

Từ năm 2001, cùng với toàn ngành ngân hàng Việt Nam, BIDV bước vào giai đoạn cơ cấu lại toàn diện với những kết quả lớn: Ngân hàng tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng, tính đến 31/3/2007 đạt quy mô tổng tài sản 184.780 tỷ đồng (tương đương 11,5 tỷ USD), gấp 3 lần so với năm 2000, tăng 10,2% so với đầu năm và tăng 47,7% so với cùng kỳ năm 2006. Huy động vốn đạt 142.844 tỷ đồng, tăng 17,4% so với đầu năm và tăng 59,3% so với cùng kỳ năm 2006. Dư nợ tín dụng đạt 92.867 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu (theo Điều 7/QĐ 493) ở mức 6,44% giảm 2,6% so với đầu năm, và số tuyệt đối giảm gần 2.500 tỷ đồng, đã thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra trong quý I/2007. Vốn tự có đến 31/3/2007 (nếu tính 3.400 tỷ đồng đã được Chính phủ chấp thuận cấp bổ sung) ước đạt gần 13.700 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ đạt gần 7.500 tỷ đồng.

Theo ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc BIDV, kế hoạch 5 năm sau cổ phần hóa (giai đoạn 2008-2012), BIDV sẽ trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, lấy hoạt động ngân hàng làm cốt lòi. Phấn đấu đến năm 2012, BIDV đạt được tổng tài sản 560.000 tỷ đồng (tương đương 35 tỷ USD). [36] (ngày 09/05/2007)



Nguyễn Thị Ngọc Diệp 39 Nhật 3 - K42G - KTNT


2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh trong ba năm gần đây

Một đánh giá chung khi nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV qua ba năm liên tục 2004, 2005 và 2006 mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là kết quả năm sau cao hơn so với năm trước. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV được thể hiện qua ba mảng hoạt động chính của Ngân hàng, đó là hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ.

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua, thị trường huy động vốn luôn diễn biến phức tạp do sự thay đổi liên tục của giá vàng, giá dầu và việc tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Mặt khác, các tổ chức tín dụng cũng đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng với lãi suất hấp dẫn, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ. Trước tình hình đó, BIDV đã cố gắng giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động. Đặc biệt trong năm 2006, tình hình cạnh tranh lãi suất trên thị trường rất quyết liệt và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng BIDV vẫn huy động được 132.035 tỷ đồng, tăng 36.867 tỷ đồng (38,74%) so với năm 2005 và 57.495 tỷ đồng (77,13%) so với năm 2004.

Tình hình biến động nguồn vốn huy động của BIDV được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn

Đơn vị: Tỷ đồng


STT

Chỉ tiêu

2004


2005


2006

Giá trị

Tỷ lệ

Giá trị


Tỷ lệ

Giá trị

51.775

Tỷ lệ

1

Tiền gửi

TCKT

31.899

42,79%

43.095

45,28%

39,21%

2

Tiền gửi

dân cư

35.882

48,14%

43.931

46,16%

64.087

48,54%


Nguyễn Thị Ngọc Diệp 40 Nhật 3 - K42G - KTNT

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí