Nguồn huy động khác | 6.759 | 9,07% | 8.142 | 8,56% | 16.173 | 12,25% | |
Tổng cộng | 74.540 | 100,00% | 95.168 | 100,00% | 132.035 | 100,00% |
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Phát Triển Sản Phẩm Dịch Vụ Mới
- Tiến Trình Xác Định Giá Của Ngân Hàng
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
- Thực Trạng Áp Dụng Marketing Dịch Vụ Hỗn Hợp Của Bidv
- Áp dụng marketing dịch vụ vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 12
- Một Số Chỉ Tiêu Chung Của Bidv
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV 04-06 [15])
Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần hiện nay của BIDV gồm tiền gửi dân cư, tiền gửi tổ chức kinh tế (TCKT) và nguồn huy động khác. Nguồn vốn huy động từ các TCKT đạt được những kết quả đáng khích lệ, tăng liên tục qua các năm, nâng tỷ trọng tiền gửi của các TCKT qua các năm lần lượt là: 42,79%, 45,28% và 39,21%. Điều này chứng tỏ BIDV đã ngày càng thu hút được sự quan tâm của các TCKT gửi tiền để thực hiện các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, nó còn cho thấy nguồn huy động từ các TCKT chiếm một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV. Hiện nay, các khách hàng chính của BIDV là Tổng công ty Dầu khí Việt nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm xã hội, Công ty Tái Bảo hiểm quốc gia… Năm 2006, tỷ trọng tiền gửi của các TCKT tuy có giảm nhưng về số lượng tuyệt đối vẫn tăng với con số đáng kể. Có sự sụt giảm trong tỷ trọng như vậy là do từ năm 2006, BIDV tập trung phát triển thị trường ngân hàng kinh doanh bán lẻ, đẩy doanh số tiền gửi của khách hàng cá nhân lên cao.
Nguồn vốn huy động dân cư vẫn chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV, đạt lần lượt qua các năm là 48,14%, 46,16% và 48,54%. Có thể nói đây là nguồn vốn huy động quan trọng của các ngân hàng nói chung và của BIDV nói riêng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguồn vốn huy động trong dân cư có xu hướng chuyển dịch từ các NHTMNN sang các NHTMCP. Điều này chủ yếu là do các NHTMNN thực hiện cam kết lãi suất trần của Hiệp hội ngân hàng đã làm giảm tính cạnh tranh về lãi suất trong khi các
Nguyễn Thị Ngọc Diệp 41 Nhật 3 - K42G - KTNT
NHTMCP liên tục mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao lãi suất huy động. Đây là một tín hiệu không tốt trong việc huy động vốn của BIDV.
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng về cơ bản bám sát mục tiêu: chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được phê duyệt. Dư nợ cho vay (không bao gồm cho vay ủy thác, ODA) của BIDV nhìn chung đều tăng qua các năm. Năm 2006, dư nợ cho vay đạt 93.453 tỷ đồng, tăng 29,02% so với năm 2004 và 9,39% so với năm 2005. Nguyên nhân là do BIDV đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tín dụng với khách hàng lớn như Tổng công ty lắp máy, Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty than Việt Nam… đồng thời xác lập, mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng, doanh nghiệp mới có chất lượng tín dụng tốt như Công ty viễn thông Điện lực, Công ty may Chiến Thắng, Công ty dệt kim Đông Xuân, Công ty liên doanh ô tô Hòa Bình, Công ty sữa Hà Nội…
Cơ cấu tín dụng của BIDV theo kỳ hạn được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu | 31/12/2004 | 31/12/2005 | 31/12/2006 | ||||
Giá trị | Tỷ lệ | Giá trị | Tỷ lệ | Giá trị | Tỷ lệ | ||
1 | Dư nợ ngắn hạn | 39.329 | 54,30% | 49.552 | 58,00% | 55.137 | 59,00% |
2 | Dư nợ trung – dài hạn | 33.101 | 45,70% | 35.882 | 42,00% | 38.316 | 41,00% |
Tổng cộng | 72.430 | 100,00% | 85.434 | 100,00% | 93.453 | 100,00% |
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV 04-06 [15])
Nguyễn Thị Ngọc Diệp 42 Nhật 3 - K42G - KTNT
Nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay, BIDV đã quan tâm tới việc mở rộng cho vay ngắn hạn thông qua việc đưa ra nhiều hình thức cho vay ngắn hạn như cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ tài sản lưu động… Kết quả là dư nợ cho vay ngắn hạn của BIDV liên tục tăng qua các năm, đến năm 2006, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 40,19% so với năm 2004 và 11,27% so với năm 2005. Như vậy, năm 2006 là năm đánh dấu sự tăng mạnh về cho vay ngắn hạn do đây là năm BIDV đã triển khai nhiều hình thức cho vay ngắn hạn mới đáp ứng dược nhu cầu của khách hàng.
Quy mô của dư nợ trung - dài hạn cũng tiếp tục tăng qua các năm, năm 2006 đạt 38.316 tỷ đồng, tăng 15,75% so với năm 2004 và 6,78% so với năm 2005. Tuy nhiên, tỷ trọng trong cơ cấu tín dụng giảm dần so với dư nợ ngắn hạn do chủ trương của Ngân hàng giảm bớt các khoản cho vay trung – dài hạn không hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng.
2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ
Doanh thu dịch vụ của BIDV qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Doanh thu dịch vụ của BIDV 04 - 06
Đơn vị: tỷ đồng
2004 | 2005 | 2006 | |
Thu dịch vụ ròng | 180.7 | 246.6 | 414.38 |
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV 04-06 [15])
Doanh thu dịch vụ của BIDV qua các năm tương đối ổn định. Đến năm 2006, thu dịch vụ ròng đã có sự tăng đột biến, tăng 167,78 tỷ đồng về số tuyệt đối và 68,04% về số tương đối so với năm 2005 (mục tiêu đặt ra từ đầu năm là tăng
trưởng 30%). Nguyên nhân là do BIDV đã thu hút được nhiều đơn vị mở tài khoản thanh toán ngân hàng, thực hiện trả lương qua tài khoản cho nhiều doanh
Nguyễn Thị Ngọc Diệp 43 Nhật 3 - K42G - KTNT
nghiệp, mở rộng mạng lưới máy ATM và máy POS nên thu hút được khách hàng sử dụng thẻ, và đặc biệt là do tăng thu từ hoạt động bảo lãnh và thanh toán. Tuy nhiên, thu dịch vụ chủ yếu tập trung vào hoạt động thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thu dịch vụ khác còn thấp và chưa có tính đột phá. Thu từ phí bảo lãnh chiếm tỷ trọng khoảng 40% và thu từ dịch vụ thanh toán (cả trong và ngoài nước) cũng chiếm tỷ trọng khoảng 42% trong tổng thu dịch vụ của BIDV.
2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MARKETING DỊCH VỤ CỦA BIDV
2.2.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu môi trường Marketing của BIDV
Trước đây, do tiềm năng phát triển thị trường tương đối lớn, mức độ cạnh tranh trên thị trường chưa cao, đặc biệt với vị thế là một trong bốn NHTMNN có qui mô lớn nên BIDV thực hiện chiến lược kinh doanh tương đối đơn giản là cung cấp những dịch vụ mà mình có, khai thác những nguồn lực hiện có mà chưa thực sự chú trọng đến nhu cầu của khách hàng cũng như chiến lược đầu tư lâu dài. Do đó, hoạt động nghiên cứu môi trường Marketing không được chú trọng. Gần đây, do mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày một cao, BIDV buộc phải vừa kinh doanh vừa nghe ngóng điều chỉnh dịch vụ ngân hàng của mình cho thích hợp hơn với những thay đổi trên thị trường. Một số hoạt động thuộc lĩnh vực nghiên cứu thị trường, nghiên cứu môi trường kinh doanh bắt đầu được tiến hành.
Về việc tổ chức nghiên cứu Marketing, việc nghiên cứu thị trường và môi trường được phân công cho phòng quan hệ khách hàng. Hiện nay mới chỉ có phòng quan hệ khách hàng ở Hội sở chính, còn các chi nhánh của Ngân hàng (kể cả chi nhánh cấp 1 như Chi nhánh Hà Thành hay Chi nhánh Đông Đô) hiện vẫn chưa có phòng chuyên trách đảm nhiệm công tác Marketing. Nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và môi trường kinh doanh cũng như tạo quan hệ với khách hàng được phân công như một nhiệm vụ kiêm nhiệm cho mỗi phòng.
Nguyễn Thị Ngọc Diệp 44 Nhật 3 - K42G - KTNT