Nguyễn Thị Ngọc Diệp 27 Nhật 3 - K42G - KTNT
Hình 1.4: Quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ mới
(Nguồn: Giáo trình Marketing ngân hàng [8])
Bước 2: Hình thành ý tưởng
Ý tưởng hình thành sản phẩm dịch vụ mới có thể xuất phát từ các nhân viên nghiệp vụ có kinh nghiệm trong quá trình giao dịch với khách hàng, hoặc từ kết quả của nghiên cứu thị trường và các thông tin thu thập từ khách hàng, có thể được hình thành từ các nguồn bên ngoài ngân hàng thông qua việc thu thập ý tưởng của các tổ chức phát triển sản phẩm mới, hoặc học tập từ kinh nghiệm của các ngân hàng, thậm chí có thể sao chép các ý tưởng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng trong và ngoài nước.
Bước 3: Lựa chọn ý tưởng
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng Khả Năng Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Trong Nền Kinh Tế Thị Tr Ường
- Môi Trường Marketing Trong Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Ngân Hàng
- Các Thành Phần Cơ Bản Của Marketing Hỗn Hợp Dịch Vụ Ngân Hàng
- Tiến Trình Xác Định Giá Của Ngân Hàng
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
- Thực Trạng Hoạt Động Nghiên Cứu Môi Trường Marketing Của Bidv
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Việc lựa chọn ý tưởng phát triển sản phẩm dịch vụ mới được các ngân hàng thực hiện một cách chặt chẽ thông qua việc đánh giá, xếp hạng các ý tưởng theo những tiêu chuẩn nhất định. Trên cơ sở đó, ngân hàng lựa chọn những ý tưởng
Nguyễn Thị Ngọc Diệp 28 Nhật 3 - K42G - KTNT
phù hợp với nhu cầu của cả khách hàng và khả năng thực tế của ngân hàng để đảm bảo tính khả thi của nó.
Bước 4: Triển khai và kiểm định
Để đảm bảo hiệu quả của sản phẩm dịch vụ mới, ngân hàng thường tiến hành thử nghiệm và kiểm định sản phẩm dịch vụ mới trên một nhóm khách hàng và thị trường. Từ đó, ngân hàng chủ động điều chỉnh cho phù hợp, trước khi tung sản phẩm dịch vụ mới vào các thị trường.
Bước 5: Tung sản phẩm dịch vụ mới vào thị trường
Khi tung một sản phẩm dịch vụ mới ra thị trường, các nhà Marketing ngân hàng thường tập trung giải quyết tốt một số vấn đề như xác định thời gian đưa sản phẩm dịch vụ mới vào thị trường, xác định địa điểm hay khu vực thị trường cần tập trung, thậm chí phải chỉ định chi nhánh, quầy giao dịch đầu tiên cung ứng sản phẩm dịch vụ mới. Đồng thời, ngân hàng cần sử dụng các biện pháp Marketing hỗ trợ như thực hiện chiến dịch quảng cáo rầm rộ, khuếch trương sản phẩm dịch vụ mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, họp báo giới thiệu sản phẩm dịch vụ, khuyến mãi…
1.3.3.2. Chiến lược giá cả (Price) [8] & [29]
Giá của sản phẩm dịch vụ ngân hàng là số tiền mà khách hàng hay ngân hàng phải trả để được quyền sử dụng một khoản tiền trong thời gian nhất định hoặc sử dụng các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp.
Trong thực tế, giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng được biểu hiện dưới ba hình thức phổ biến:
- Lãi là lượng tiền phải trả để được quyền sử dụng một khoản tiền nào đó trong một khoảng thời gian nhất định gồm lãi tiền gửi và tiền vay.
- Phí là khoản tiền khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Nguyễn Thị Ngọc Diệp 29 Nhật 3 - K42G - KTNT
- Hoa hồng là khoản tiền khách hàng trả cho ngân hàng khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ môi giới cho khách hàng như hoa hồng cho các dịch vụ môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán.
Quy trình định giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Tiến trình xác định giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng gồm 7 giai đoạn:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Chính sách giá sản phẩm dịch vụ phải góp phần vào việc thực hiện tốt các mục tiêu chung của Marketing ngân hàng, nhưng nó cũng có những mục tiêu riêng, đó là:
- Thu hút khách hàng mới và tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng.
- Tăng doanh số hoạt động.
- Tăng cường mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.
Bước 2: Đánh giá cầu
Ngân hàng thường dự báo nhu cầu của sản phẩm dịch vụ ngân hàng dựa trên một số tiêu chí sau:
- Số lượng khách hàng hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai
- Mức độ mong muốn của khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng
- Mức giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng dự kiến
- Độ co giãn về cầu của các mức giá khác nhau đối với từng nhóm khách hàng
Bước 3: Phân tích cơ cấu chi phí
Nhiệm vụ của phân tích chi phí trước hết là phải xác định được tổng chi phí, chi phí của ngân hàng và cơ cấu chi phí cho từng loại sản phẩm dịch vụ.
Bước 4: Phân tích giá của đối thủ cạnh tranh
Những thay đổi trong chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh sẽ tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngân hàng hoạt động trên thị trường. Do đó, trong chiến lược
Nguyễn Thị Ngọc Diệp 30 Nhật 3 - K42G - KTNT
giá, các ngân hàng thường quan tâm đến mức giá của các sản phẩm dịch vụ tương tự của các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó, các ngân hàng có thể duy trì một chiến lược giá cạnh tranh năng động hiệu quả.
Bước 5: Lựa chọn phương pháp định giá
Để có được chiến lược giá hợp lý, nhà quản trị Marketing ngân hàng phải lựa chọn được phương pháp xác định giá phù hợp. Các phương pháp xác định giá của ngân hàng bao gồm:
- Phương pháp xác định giá theo chi phí bình quân cộng lợi nhuận
- Phương pháp xác định giá trên cơ sở phân tích hòa vốn đảm bảo lợi nhuận
- Phương pháp xác định giá trên cơ sở biểu giá thị trường
- Phương pháp xác định giá trên cơ sở quan hệ với khách hàng
- Phương pháp định giá thấp để thâm nhập thị trường
- Phương pháp xác định giá trượt
Bước 6: Xác định giá
Trên cơ sở các phương pháp xác định giá đã có, ngân hàng tiến hành xác định giá các sản phẩm dịch vụ để có thể tối ưu hóa lợi nhuận cho từng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Bước 7: Các quyết định về giá
Việc định giá của ngân hàng hết sức linh hoạt, các ngân hàng thường điều chỉnh mức giá của mình thích ứng trong điều kiện cụ thể. Phương pháp thích ứng giá thường được sử dụng là phương pháp định giá địa lý, giảm giá (chiết khấu), trợ cấp, định giá phân biệt…
Nguyễn Thị Ngọc Diệp 31 Nhật 3 - K42G - KTNT